Bố mẹ chồng cho đất nhưng không cho con dâu đứng tên, hành động sau đó của chồng khiến vợ ngỡ ngàng
Quả thực, tôi không xúi giục chồng làm điều đó, vậy mà lại bị bố mẹ chồng hiểu lầm, khiến mâu thuẫn ngày càng gia tăng.
3 năm trước, tôi kết hôn với mối tình đầu. Anh là người xã bên, gia đình thuộc diện khá giả trong vùng. Tôi là con cả trong gia đình có 3 chị em gái, bố mẹ làm nông, kinh tế chỉ ở mức bình thường.
Vì vậy, ngay từ lúc về ra mắt, mẹ chồng đã tỏ thái độ không thích tôi. Bà liên tục gây sức ép khiến con trai bỏ người yêu nhưng không thành. Cuối cùng, bà đành thỏa hiệp, gật đầu đồng ý cho chúng tôi cưới nhau nhưng tất nhiên chỉ là miễn cưỡng.
Biết mẹ chồng không thích mình, từ ngày về nhà chồng, tôi lúc nào cũng cố gắng làm tròn bổn phận dâu con trong nhà. Nhưng dường như mọi cố gắng của tôi đều không làm hài lòng bố mẹ chồng, nhất là mẹ chồng tôi.
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi muộn con 2 năm, dù đã đi khám nhưng chưa rõ nguyên nhân. Vậy mà mẹ chồng đi đâu cũng nói lý do là do tôi với những ngôn từ mang tính sát thương cao như “cau điếc” hay “gái độc không con”.
Thậm chí bà còn khuyên tôi tự nguyện rút lui, giải thoát để chồng đi lấy vợ khác. Tôi thấy điều đó quá vô lý khi hai vợ chồng tôi vẫn rất yêu nhau nên không thỏa hiệp với mẹ chồng.
Hết khuyên nhủ không được, mẹ chồng quay sang soi mói, đặt điều vu oan cho tôi để gây chia rẽ tình cảm hai vợ chồng. Lần chồng tôi đi công tác vài hôm, mẹ chồng cố tình dựng chuyện rằng tôi ở nhà đi chơi khuya với người đàn ông khác, còn mang cả hoa người đó tặng về. Trong khi đó là hoa của công ty tôi hôm có sự kiện, không ai lấy nên tôi tiếc cầm về cắm cho đẹp phòng.
Video đang HOT
Một lần khác mẹ chồng bỗng dưng kêu mất cái nhẫn vàng để trong ngăn bàn. Bà nói đông, nói tây xong quay ra nói chỉ có trộm trong nhà lấy nhẫn của bà. Cách nói ám chỉ của mẹ chồng khiến tôi vô cùng khó chịu nhưng tôi vẫn cố nhịn. Thấy vậy, mẹ chồng càng được đà nói tôi làm điều mờ ám nên không dám lên tiếng. Rồi mẹ chồng vin vào sự việc đó để liên tục kiếm cớ gây khó dễ với tôi, càng ngày càng quá quắt.
Không thể chịu được nữa, cách đây không lâu, tôi đã bàn với chồng xin ra ở riêng và chồng đồng ý vì anh cũng hiểu tôi phải chịu ấm ức như thế nào. Khi biết ý định đó của chúng tôi, ban đầu, bố mẹ chồng nhất quyết không cho nhưng sau đó vài ngày lại bất ngờ đổi ý.
Thậm chí ông bà còn tuyên bố cho chúng tôi mảnh đất mặt đường để xây nhà. Tuy nhiên, lúc làm giấy tờ sang tên, bố mẹ chồng cố ý chỉ ghi tặng con trai, không hề nhắc gì đến con dâu là tôi trong đó.
Tôi tìm hiểu được biết, như thế có nghĩa tôi không có quyền gì ở mảnh đất ấy, nó là tài sản riêng của chồng tôi. Tôi biết mục đích của bố mẹ chồng là để tôi không chịu được mà cãi nhau với ông bà. Như thế, ông bà sẽ có lý do chính đáng để “hất cẳng” tôi ta khỏi nhà và cưới vợ mới cho con trai.
Trong khi tôi đang uất ức với hành động của bố mẹ chồng, chồng đã làm một việc khiến tôi vô cùng ngỡ ngàng. Khi các thủ tục sang tên đất cho chồng xong xuôi, anh bất ngờ quyết định bán một nửa mảnh đất đi.
Anh nói, bản thân cũng không hài lòng với việc làm của bố mẹ đẻ và luôn mong hai chúng tôi sớm có con để giải tỏa được những mâu thuẫn nảy sinh. Và việc anh làm để thực hiện điều đó là lấy tiền bán đất để hai vợ chồng tôi đi làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Tuy nhiên, khi biết con trai bán đất, bố mẹ chồng tôi liền quy chụp là do tôi xúi giục anh làm như thế để lấy tiền đi chữa “tịt” đẻ. Tôi quả thực chưa bao giờ nghĩ đến điều đó mà giờ lại bị bố mẹ chồng hiểu lầm, khiến mâu thuẫn ngày càng gia tăng. Chồng tôi đã cố gắng giải thích, bảo vệ tôi trước mặt bố mẹ nhưng mọi chuyện vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Giờ tôi đang rất khó nghĩ. Tôi cảm động với suy nghĩ và việc làm của chồng nhưng nó cũng vô hình chung đẩy tôi vào cảnh bị hiểu lầm khiến bố mẹ chồng ngày càng ghét tôi. Tôi nên làm thế nào để mọi việc trở nên tốt hơn?
Lấy chồng 10 năm chưa một lần được về ngoại ăn Tết, cô vợ quyết 'vùng lên' vào năm thứ 11
Con gái đi lấy chồng rồi, phải chăng bố mẹ mình sẽ luôn ở sau bố mẹ chồng trong danh sách ưu tiên?
Chẳng phải tự nhiên mà người ta lại bảo con gái lấy chồng rồi sẽ trở thành "khách" về thăm nhà, thăm bố mẹ - những người đã sinh thành, dưỡng dục mình nên người. Câu nói "dâu là con, rể là khách" cũng có hàm nghĩa đó.
Dù có đang sống chung với bố mẹ chồng hay không, gần như mọi người luôn mặc định vợ chồng sẽ phải đón Tết ở bên nội, còn bên ngoại chỉ về thăm 1-2 ngày mà thôi.
Đã kết hôn được 10 năm, Diệp An - Người phụ nữ 35 tuổi vẫn chưa thể gạt bỏ cảm giác áy náy, dằn vặt vì Tết năm nào cũng để bố mẹ già lủi thủi với nhau, đón giao thừa một mình.
Ảnh minh họa
"Đêm trước khi tôi lên xe hoa, bố mẹ tôi có dặn rằng kết hôn rồi, nhớ phụng dưỡng bố mẹ chồng, làm người con dâu hiếu thảo. Lúc đó, tôi mới 25 tuổi, còn trẻ người non dạ nên cũng chẳng nghĩ gì nhiều về lời căn dặn ấy. Mãi cho tới sau này, khi đã trưởng thành hơn vì chẳng thể nũng nịu bố mẹ, được bố mẹ cưng chiều nữa, tôi mới hiểu ra lời dặn dò ấy thật cay đắng làm sao.
10 năm tôi đi lấy chồng cũng là 10 năm bố mẹ tôi phải đón Tết một mình. Tôi là con một, lại lấy chồng xa, Tết năm nào vợ chồng tôi cũng về quê chồng. 10 giao thừa đã qua, không có đêm nào là tôi không khóc khi nghĩ về bố mẹ mình.
Đã rất nhiều lần tôi ngỏ ý với chồng về việc sẽ về quê ngoại đón Tết nhưng trăm lần như một, chồng tôi đều gạt phăng đi. Đương nhiên, bố mẹ chồng cũng vậy. Chồng tôi cũng là con một, đời nào ông bà chịu để chúng tôi về ngoại đón Tết cơ chứ" - Diệp An trải lòng trên Weibo.
Diệp An cho biết hiện tại, bố cô đã bước sang tuổi 82, còn mẹ cô cũng đã tròn 76. Ở tuổi xế chiều ấy, chỉ có hai ông bà sống với nhau hàng ngày đã là quá cô đơn. Tới những dịp lễ Tết, thấy hàng xóm có con cháu về thăm, sum vầy sung túc, làm sao không chạnh lòng, không buồn tủi cho được.
Ảnh minh họa
"Tết năm nào bố mẹ cũng gọi điện, nói với tôi rằng không sao, không cần lo gì cho bố mẹ cả, cứ ở bên đấy - ý là bên nhà chồng đó, lo mọi việc cho tươm tất rồi về thăm bố mẹ cũng được, không sao cả. Và năm nào cũng thế, vợ chồng con cái chúng tôi cũng chỉ về nhà ngoại được 2 ngày, rồi lại khăn gói lên thành phố, tiếp tục làm việc.
Tôi biết bố mẹ thương con gái, chẳng muốn tôi nặng lòng suy nghĩ nên tỏ ra ổn vậy thôi. Chứ có mỗi một mụn con, làm sao mà không buồn cho được khi lễ Tết chỉ có hai ông bà với nhau" - Diệp An chia sẻ.
Sau 10 năm làm nàng dâu ngoan, chưa một lần làm trái ý bố mẹ chồng, năm nay, Diệp An quyết tâm không thể tiếp tục chiều lòng bố mẹ chồng mà để những người dứt ruột sinh ra mình phải lủi thủi ngày tết được nữa.
"Cách đây 3 ngày, tôi đã về quê thăm bố mẹ chồng và thông báo với ông bà, năm nay, tôi và con sẽ về ngoại đón Tết. Đương nhiên, bố mẹ chồng tôi không đồng ý, bực bội ra mặt. Nhưng tôi quyết tâm rồi. Tôi nói rằng suốt 10 năm qua, cái tết nào nhà nội cũng sum vầy. Bố mẹ chồng có một người con thì bố mẹ tôi cũng vậy. Ông bà nội biết cô đơn tủi hờn nếu con cháu không về, thì ông bà ngoại cũng thế.
Năm nay, mẹ con tôi nhất quyết về quê ngoại. Còn chồng tôi chắc sẽ vẫn về nhà nội thôi. Làm vậy, hàng xóm có thể dị nghị, nói ra nói vào nhưng tôi mặc kệ, bố mẹ tôi vẫn quan trọng hơn! Ông bà cũng đã già cả rồi, chẳng biết còn đón được bao nhiêu cái Tết nữa. Nếu không về, tôi sợ mình sẽ hối hận, day dứt cả đời mất" - Diệp An khẳng định.
Cuối bài tâm sự của mình, Diệp An không quên nhắn nhủ với các cô gái còn son rỗi, chưa kết hôn một bài học thấm thía: "Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta chỉ muốn theo đuổi tình yêu thôi, mọi lời khuyên của bố mẹ đều chẳng có ý nghĩa gì. Ngày xưa, bố mẹ tôi cũng từng phản đối vì nhà chồng tôi xa quá nhưng tôi đâu có chịu nghe, càng không thể nghĩ xa tới việc vì nhà chồng ở xa nên Tết chẳng thể về nhà mình.
Thế nên nếu bạn là con gái và là con một, khi chọn chồng hãy nghĩ tới bố mẹ mình một chút nhé!" .
Chỉ 1 câu nói của chồng phá nát không khí bữa cơm sum họp gia đình Tôi vừa lên tiếng cảnh cáo con về thái độ đối với bà nội thì chồng tôi gắt gỏng quát ngược lại vợ. Giận quá, tôi nói luôn một tràng khiến anh nín bặt. Mẹ chồng tôi vốn chẳng phải là mẹ ruột của chồng. Mẹ ruột anh đã mất từ khi anh còn bé rồi. Nhưng chẳng hiểu sao, mẹ kế hiền...