Bộ máy đối ngoại của Biden lật ngược khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ của Trump
Thay vì khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump, nhóm đối ngoại của Biden hướng tới các đồng minh để nỗ lực giải quyết các thách thức cấp bách của thế giới.
“Chúng ta không thể giải quyết tất cả các vấn đề thế giới một mình. Chúng ta cần làm việc với các quốc gia khác. Chúng ta cần sự hợp tác của họ”, Antony Blinken – người được ông Biden đề cử là Ngoại trưởng Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, ông Blinken nhấn mạnh người Mỹ vẫn nên tự tin bởi không ai có thể vượt Mỹ về khả năng lãnh đạo đưa các quốc gia khác cùng vượt qua thách thức của thời đại.
Tuyên bố này của ông Blinken được nhiều các thành viên khác trong nhóm của Biden nhắc lại. Họ khẳng định niềm tin vào sự vĩ đại của nước Mỹ nhưng nhấn mạnh là sai lầm nếu Washington cứ “một mình một ngựa”.
Antony Blinken – người được ông Biden đề cử là Ngoại trưởng Mỹ. (Ảnh: SCMP)
“Chủ nghĩa đa phương đã trở lại”, Linda Thomas-Greenfield – người được đề cử vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc nói.
Hôm 23/11, ông Biden được Cơ quan dịch vụ Tổng hợp Mỹ (GSA) thông báo chính quyền Trump sẵn sàng khởi động quá trình chuyển giao quyền lực sau một thời gian dài trì hoãn.
Video đang HOT
Nhiều nhà quan sát nhận định, sự chậm trễ này có thể khiến tân Tổng thống và các cố vấn của ông lỡ mất thời gian chuẩn bị quý giá trước khi nhậm chức.
CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết chính quyền Trump sẽ bắt đầu cho phép ông Biden tiếp cận với các báo cáo tóm tắt hằng ngày dành cho tổng thống.
Khi Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới, ông và nhóm của mình sẽ phải đối mặt với một danh sách dài những thách thức nan giải.
Đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng ở Mỹ. Hơn 10.000 người Mỹ chết vì dịch bệnh chỉ trong tuần trước.
“Tổng thống đắc cử Biden và tôi từ lâu đã biết rằng khi chúng tôi đắc cử, chúng tôi sẽ “thừa hưởng” một loạt thách thức chưa từng có. Chúng tôi sẽ giải quyết những thách thức này bắt đầu bằng việc kiểm soát đại dịch này” , Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris cho hay.
Hôm 24/11, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden cho biết cựu Ngoại trưởng John Kerry sẽ được bổ nhiệm làm đặc phái viên để lãnh đạo các nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Dự kiến trên cương vị mới, ông Kerry sẽ đóng vai trò điều phối các chương trình của nhiều cơ quan nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của quốc hội Mỹ để thúc đẩy các ưu tiên chính sách về khí hậu.
“Lần đầu tiên Mỹ sẽ có một nhà lãnh đạo chuyên trách về khí hậu tham gia các cuộc họp cấp Bộ trưởng “, ông Biden cho hay.
Biến đổi khí hậu là điều ông Biden đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tranh cử, ông từng tuyên bố sẽ đưa Mỹ trở hiệp Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày đầu tiên chính thức nhậm chức, đảo ngược lại quyết định của chính quyền tiền nhiệm năm 2017.
Ngoài COVID-19 và biến đổi khí hậu, nhóm của Biden sẽ phải tính toán sách lược đối phó với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ.
Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia tương lai tiết lộ đã được ông Biden giao trọng trách “tái định hình” an ninh quốc gia Mỹ. Các vấn đề cốt lõi sẽ bao gồm vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố cùng với ” đại dịch, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng khí hậu, gián đoạn công nghệ, các mối đe dọa đối với dân chủ, bất công chủng tộc và bất bình đẳng dưới mọi hình thức “.
Biden cho biết trong các cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới kể từ khi giành chiến thắng bầu cử, ông bị ấn tượng bởi việc họ mong chờ Mỹ tái khẳng định vai trò lịch sử của mình như một nhà lãnh đạo toàn cầu ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, và toàn thế giới.
“Nước Mỹ đã trở lại, sẵn sàng dẫn đầu thế giới, không thoái thác điều đó nữa. Một lần nữa ở vị trí lãnh đạo, sẵn sàng đối đầu với đối thủ và không từ chối đồng mình”, ông Biden nhấn mạnh.
Miyeon Oh, chuyên gia tới từ Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington nhận định, nhiệm vụ của chính quyền mới hiện nay là cho thấy họ sẽ hợp tác với đồng mình như thế nào, đặc biệt là trong việc đối phó với Trung Quốc.
“Điều quan trọng là nhóm an ninh quốc gia Biden phải trình bày mục tiêu và chiến lược rõ ràng về chính sách Trung Quốc của họ càng sớm càng tốt. Các đồng minh và đối tác của Mỹ muốn biết chính sách Trung Quốc của Biden sẽ khác như thế nào với chính sách của Trump và chính quyền Obama “, bà Oh nói.
2 lý do Trump phải rời Nhà Trắng trước 12 giờ trưa ngày 20/1 tới là không thể tránh khỏi
Ở nước Mỹ, bất chấp mọi nỗ lực biến thất cử thành thắng cử mỗi lúc trở nên thêm vô vọng, tổng thống đương nhiệm Donald Trump vẫn kiên định chủ ý không công nhận phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ thuộc về ứng cử viên tổng thống của phía Đảng Dân chủ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump chưa thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử.
Chứng cứ xác thực cho cáo buộc phe Đảng Dân chủ đã gian lận bầu cử không có và cuộc chiến pháp lý mà ông Trump và cộng sự đang theo đuổi không hứa hẹn giúp người này xoay chuyển được tình thế nhưng ông Trump vẫn quả quyết đầy tự tin là mình đã tái đắc cử. Người này bại trận rồi nhưng vẫn không buông bỏ cuộc chơi vương quyền.
Ngay từ khi cử tri ở nước Mỹ chưa đi bỏ phiếu bầu tổng thống năm nay, ông Trump đã chuẩn bị dư luận cho kịch bản bị thất cử. Ông Trump tuyên bố chỉ thất cử khi phía bên kia gian lận bầu cử và vì phía bên kia gian lận bầu cử. Vào thời điểm kết quả kiểm phiếu có lợi cho mình nhưng quá trình kiểm phiếu chưa kết thúc, ông Trump đã tuyên bố thắng cử và đòi ngừng kiểm phiếu. Khi kết quả kiểm phiếu chuyển sang hướng có lợi cho ông Biden, ông Trump đã khởi động ngay chiến dịch khiếu kiện nhằm lật ngược kết quả bầu cử của ông Biden.
Điều có thể chắc chắn được là gian lận bầu cử rất khó có thể xảy ra, nếu như không muốn nói là không thể xảy ra, ở cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ. Bởi 2 lý do chính. Thứ nhất, sau những đồn thổi ồn ào về việc Nga can dự vào bầu cử tổng thống ở nước Mỹ cách đây 4 năm để giúp ông Trump thắng cử trước bà Hillary Clinton, nước Mỹ đã bị báo động về nguy cơ gian lận bầu cử nên đã có chuẩn bị phòng ngừa.
Thứ hai, cuộc bầu cử chưa diễn ra mà ông Trump đã công khai cho rằng có gian lận bầu cử nên tất cả những bên liên quan đến bầu cử năm nay ở nước Mỹ lại càng phải rất thận trọng. Kết quả là có đến gần 90% dân Mỹ cho rằng vừa rồi không hề có chuyện gian lận bầu cử. Ông Trump không chịu thú nhận đã bị thất cử thôi chứ trong thâm tâm chắc đến giờ đã nhận thức được rằng việc cùng gia đình và cộng sự phải rời khỏi Nhà Trắng vào lúc 12 giờ trưa ngày 20.1. năm tới là không còn có thể tránh được nữa.
Ông Trump tỏ ra vẫn không chịu buông bỏ trước hết vì tính cách cá nhân luôn thích công khai thể hiện bản thân là người luôn thành công và chiến thắng trong khi không khi nào chịu công khai công nhận đã bị thua hay thất bại. Ông Trump ứng xử như vậy vì muốn gây dựng hình ảnh mình là nạn nhân của hành động phi pháp của đối thủ chính trị. Ông Trump thể hiện quyết tâm không chịu thua bởi cho rằng hiện vẫn còn thời gian để gắng gượng xoay chuyển tình thế. Chậm nhất cho đến ngày 6.12 tới, chính quyền tất cả các bang ở Mỹ phải thông báo về danh tính những đại cử tri ở các bang để hội nghị đại cử tri bầu tổng thống có thể tiến hành vào ngày 14.12 tới.
Ông Trump hiện còn có thời gian đến ngày 6.12 tới để đòi kiểm phiếu lại. Từ sau ngày 6.12 tới, ông Trump còn có thể hy vọng vào việc các bang do phía Đảng Cộng hoà nắm quyền không thống nhất được trong nội bộ chính quyền về danh sách đại cử tri để hội nghị đại cử tri không thể tiến hành được vào ngày 14.12 tới. Cho dù kịch bản này gần như không có khả năng xảy ra, nhưng cũng không thể bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, ông Trump mới còn nước còn tát. Khi không còn gì để mất nữa thì mọi le lói hy vọng thôi cũng đều được tận dụng triệt để.
Nhưng lý do quyết định hơn cả là ông Trump tìm cách tận lợi triệt để từ thảm cảnh hiện tại. Cái lợi này ẩn hiện trên ba phương diện. Thứ nhất là gây khó dễ như có thể được cho ông Biden khi chuẩn bị lên nắm quyền (thời kỳ quá độ chuyển giao quyền lực) cũng như khi cầm quyền. Cho nên ông Trump không hợp tác với ông Biden sau khi giới truyền thông ở Mỹ công nhận ông Biden đắc cử tổng thống Mỹ theo truyền thống văn hoá chính trị có từ năm 1868 đến nay ở Mỹ để chuyển giao quyền lực. Cho nên ông Trump có những quyết sách gấp gáp về đối nội cũng như đối ngoại khiến ông Biden sau này lậy ngược, sửa đổi hay tiếp tục đều rất khó. Thứ hai là nhằm vào tâm lý bộ phận dân Mỹ ủng hộ mình, thể hiện vẫn đại diện cho họ và vẫn lãnh đạo họ trong cuộc đấu với ông Biden khi người này cầm quyền và vẫn là đối thủ chính trị chính của ông Biden. Thứ ba là duy trì sự chế ngự và kiểm soát Đảng Cộng hoà. Thực chất mưu tính của ông Trump là duy trì và củng cố vai trò cũng như ảnh hưởng của tác nhân quyền lực chính trị nổi bật trong thời gian tới và nhằm đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 cho chính mình hoặc cho con mình hay cho ai đấy khác thuộc hội thuyền của mình.
Ông Biden đã đánh bại ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi, nhưng xem ra cuộc chiến giữa hai người này vẫn còn cách rất xa hồi kết.
Ông Obama: Kết quả bầu cử cho thấy nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc Theo cựu Tổng thống Barack Obama, kết quả bầu cử, trong đó mỗi ứng viên tổng thống nhận được hơn 70 triệu phiếu bầu cho thấy, nước Mỹ vẫn bị chia rẽ sâu sắc. "Những gì có thể rút ra là chúng ta vẫn còn chia rẽ sâu sắc. Sức mạnh của thế giới quan đối lập được thể hiện trên các phương...