Bố mất, mẹ đi lấy chồng, 3 anh em dìu nhau sống lay lắt qua ngày
Bố qua đời do bạo bệnh. Mới đây, mẹ đi lấy chồng mới rồi theo chồng vào Nam. Ba anh em Đức – Na.- Nhật trở thành những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa.
Nước mắt lăn dài trên gò má, em Nguyễn Thị Hoài Na (SN 2005, học sinh lớp 11D9, Trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh) nghẹn ngào: “Từ ngày mẹ đi lấy chồng, bọn em có gì ăn nấy. Có những hôm chỉ cơm trắng với xúp (bột canh) cho qua bữa. Ngày 30/4 vừa qua, chiếc bánh chưng ăn cùng với rau muống chấm nước mắm là bận ngon nhất của 3 anh em kể từ khi mẹ đi lấy chồng”.
Trong câu chuyện thường xuyên bị đứt quãng, Na cho biết, bố em (anh Nguyễn Đình Thế) mất năm 2010 sau một cơn đau tim. Từ ngày bố mất, 3 mẹ con em sống chung với bà nội. Mới đây, mẹ các em đột ngột lấy chồng rồi theo chồng vào Nam sinh sống. Chú em cũng đưa bà vào Đồng Nai sống cùng để tiện bề chăm sóc. Ba đứa trẻ non nớt chính thức lâm vào cảnh bơ vơ.
Có một hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng Na luôn phấn đấu học giỏi
“Trước đây gia đình em còn dựa vào người bác ruột bên cạnh, nhưng bác đã qua đời cách 1 năm do tai nạn lao động”, Na buồn rầu.
Anh trai Na, em Nguyễn Trung Đức (SN 2000) học xong lớp 12 thì ra Hà Nội làm thuê để phụ giúp mẹ lo cho hai em, đồng thời nuôi hy vọng góp được ít tiền tìm đường đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Mẹ bỗng lấy chồng mới, dự định của em đành tạm thời gác lại.
Chiếc bánh chưng ăn cùng với rau muống là bữa ăn ngon nhất của 3 anh em kể từ ngày mẹ đi lấy chồng
Ngày 30/4 vừa qua, tranh thủ được nghỉ lễ, Đức về nhà thăm em. Không còn mẹ bên cạnh, ba anh em cứ quấn quýt với nhau. Nghe đứa em út Nguyễn Anh Nhật (11 tuổi) nói thèm bánh chưng, Đức vội vã đánh xe lên thị trấn Phố Châu mua về.
Đức cho biết, hiện em đang làm thợ sửa chữa điện lạnh với mức lương tháng dao động từ 6-8 triệu đồng. Do phải thuê nhà trọ và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, em không tích trữ được bao nhiêu.
“Giờ em không nghĩ đến việc đi xuất khẩu lao động nữa, em sẽ tập trung vào làm việc để góp tiền nuôi các em ăn học”, Đức bộc bạch.
Liên hệ với chị Chương, mẹ các em, chị cũng xác nhận hoàn cảnh gia đình mình như vậy. “Giờ tôi đã lấy chồng và cũng sắp sinh con. Vợ chồng tôi đều làm công nhân trong Nam, cuộc sống cũng rất khó khăn”, chị cho biết.
Hoàn cảnh của ba anh em Na rất đáng thương
Chị Lê Thị Bằng Giang, trưởng thôn Trung Hoa cho biết, hoàn cảnh gia đình cháu Na rất đáng thương. Trong 3 anh em thì mỗi cháu Đức có thể tự lập, còn Na và Nhật phụ thuộc hoàn toàn. Cuộc sống của các cháu cần lắm sự tương trợ của mọi người.
“Na là một học sinh giỏi nhưng hoàn cảnh của em hết sức éo le. Rất mong mọi người giúp đỡ để em có thêm nghị lực”, cô Hồ Thị Giang, Chủ nhiệm lớp 11D9, Trường THPT Hương Sơn mong mỏi.
Ông Nguyễn Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hoa xác nhận, ba anh em Đức, Na, Nhật có hoàn cảnh khó khăn. Kể từ ngày mẹ đi lấy chồng, các em lại càng tội nghiệp. Mong sao các em sớm nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng để có thể vượt qua nghịch cảnh, tiếp tục đeo đuổi việc học.
Video đang HOT
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Nguyễn Thị Hoài Na, thôn Trung Hoa, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh: SĐT: 0943901603
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.176 (Em Hoài Na)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Những phụ nữ 'thề không lấy chồng' giữa Sài Gòn xưa
Trải qua nghi thức đặc biệt, những người phụ nữ búi tóc lên, trở thành tự sơ nữ với lời thề cả đời sống độc thân, không bao giờ lấy chồng.
Tự sơ nữ
Màn khói của lò nướng cùng màu ngói thâm nâu khiến căn nhà được xây bằng tường gạch đặc và vữa thạch cao tại số 150 Trần Quý (phường 6, Quận 11, TP.HCM) thêm tối tăm, ẩm thấp.
Bên trong, nhà treo nhiều tranh, liễn, thư pháp chữ Hán viết bằng mực tàu trên nền giấy, vải đỏ. Nơi đây chỉ có vài cụ bà trò chuyện với nhau bằng tiếng Trung.
Nếu không cất công tìm hiểu, không mấy ai biết căn nhà trên có tên là Tụ Quần Cư, nơi ẩn chứa những dấu tích về nhóm phụ nữ "thề không bao giờ lấy chồng" từng sinh sống, làm việc tại TP.HCM.
Kỷ lục gia Dương Rạch Sanh, người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 nhiều nhất từng dành nhiều thời gian tìm hiểu nhóm phụ nữ này và có những phát hiện thú vị.
Theo anh, nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng có tên gọi chung là "tự sơ nữ", "chị má" hoặc "bà cô". Họ là nhóm phụ nữ "quyết tâm sống độc thân" của vùng tam giác sông Châu Giang (Quảng Đông, Trung Quốc).
Thông tin về nhóm tự sơ nữ tại Sài Gòn-Chợ Lớn xưa được anh Dương Rạch Sanh sưu tầm, trưng bày tại Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn.
"Trong khoảng thời gian từ năm 1900 - 1942, hàng ngàn tự sơ nữ đã đến các nước Đông Nam Á làm nghề giúp việc. Trong đó, một phần lớn những người này đã đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn của Việt Nam", anh Sanh nói.
Tự sơ nữ là những người phụ nữ không phục tư tưởng Nho giáo, không đồng tình với việc phụ nữ phải lệ thuộc vào đàn ông. Họ cho rằng không cần đàn ông, họ vẫn có thể làm việc để nuôi sống bản thân, gia đình.
Những phụ nữ cùng tư tưởng như trên tạo thành một cộng đồng, một nhóm người riêng biệt. Tuy nhiên, để được công nhận là một tự sơ nữ thực thụ, những người phụ nữ này phải trải qua nghi thức đặc biệt được tổ chức tại "nhà bà cô", nơi tập trung sinh sống của các tự sơ nữ.
Các cô gái sẽ được những tự sơ nữ kỳ cựu hướng dẫn, giúp đỡ thực hiện nghi thức. Sau khi hành lễ, đọc lời thề, các cô gái được búi tóc lên và chính thức trở thành tự sơ nữ.
Một khi đã đọc lời thề, họ sẽ phải sống độc thân, không bao giờ được nghĩ đến tình yêu nam nữ. Nếu phản bội lời thề, tự sơ nữ chịu hình phạt bị bỏ vào lồng thả trôi sông cho đến chết. Lúc tuổi già hoặc mắc bệnh nặng, tự sơ nữ phải dọn đến "nhà bà cô" ở, tuyệt đối không được mất tại nhà mẹ đẻ.
Những hình ảnh hiếm hoi về nhóm tự sơ nữ tại Sài Gòn xưa.
Anh Sanh chia sẻ: "Các tự sơ nữ đều là những người phụ nữ rất thông minh và giỏi giang. Ở Trung Quốc, họ rất giỏi trong nghề dệt tơ tằm. Khi thế chiến thứ hai nổ ra, Trung Quốc bị Nhật chiếm đóng, tự sơ nữ không còn việc để làm".
"Nhóm người này đa số xuất ngoại đến các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc như: Malaysia, Singapore, Philippines, Việt Nam... làm nghề giúp việc nhà, quản gia, giữ trẻ...", anh nói thêm.
Dấu tích cuối cùng
Trong thời đại của mình, các tự sơ nữ tạo được cho mình một vị thế, uy tín rất lớn trong công việc giúp việc nhà, giữ trẻ, đầu bếp... Họ thường được các gia đình, dòng tộc giàu có lựa chọn thuê về làm người giúp việc, thậm chí là quản gia.
Nhiều tự sơ nữ uy tín đến nỗi được gia chủ thương yêu, tín nhiệm và xem như người trong gia đình. Những người như vậy thường sẽ được chủ cho ở luôn trong nhà. Thậm chí, khi già, chết đi, họ được chủ nhà lo hậu sự, chôn cất chu đáo.
Một số mặt hàng mà các phụ nữ thề không bao giờ lấy chồng thường buôn bán khi còn sinh sống, làm việc tại Sài Gòn xưa.
Những người kém may mắn hơn khi già, hết tuổi làm việc, họ tụ tập lại, góp tiền mua những căn nhà để về ở chung. Từ đó hình thành những căn nhà dành riêng cho nhóm phụ nữ thề không bao giờ lấy chồng.
"Sài Gòn xưa có Phổ Thắng Đường, Nhất Đắc Đường, Hợp Thành Đường, Tái Trân Đường, Thủ Trân Đường, Tụ Quần Cư...là những ngôi nhà chung của tự sơ nữ. Điều này chứng minh, trước đây, tại Sài Gòn có rất nhiều tự sơ nữ đến sinh sống", anh Sanh cho biết.
Tại vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn xưa, các tự sơ nữ ngoài được thuê vào làm việc nhà, quản gia trong các gia đình giàu có còn mưu sinh bằng công việc sản xuất bào hoa, kim chỉ, làm bà mai... Theo anh Sanh, sản xuất bào hoa là nghề truyền thống, rất đặc trưng của người Hoa nhưng chỉ có những phụ nữ trong nhóm thề không lấy chồng này làm và bày bán.
Thậm chí, những tự sơ nữ giỏi hơn có thể đứng ra kinh doanh, làm dịch vụ. Có học thức, các "bà cô", "chị má" này từ Cảng Sài Gòn đi đường thủy sang Hồng Kông rồi vào Trung Quốc đại lục để nhập những mặt hàng thiết yếu dành cho cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn.
Anh Dương Rạch Sanh giới thiệu tấm chăn được ghép từ nhiều mảnh vải vụn mà các tự sơ nữ thường dùng.
Đa số hàng hóa họ mua về Sài Gòn bán là hàng kim chỉ, vật dụng phục vụ lễ cưới truyền thống của người Hoa gốc Quảng Đông. Ngoài ra, tự sơ nữ còn bày bán các vật phẩm dành cho việc cúng kiếng, trang điểm...
Trong những chuyến di chuyển qua lại như vậy, họ phát triển thêm dịch vụ nhận, chuyển thư tín, tiền bạc... Anh Sanh cho biết, theo thời gian, nhóm người phụ nữ thề không lấy chồng tại TP.HCM dần dần biến mất.
Tại TP.HCM, nhóm phụ nữ thề không lấy chồng biến mất hoàn toàn sau khi cụ Văn Mai (còn có tên là Văn Ngọc Phương) mất vào năm 2012. Cụ Mai sinh năm 1922 và được xem là tự sơ nữ cuối cùng của TP.HCM.
Hiện nay, dấu tích của nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng chỉ còn được lưu giữ tại Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn của kỷ lục gia Dương Rạch Sanh. Đại đa số đồ vật trưng bày tại đây đều là vật dụng sinh thời của những người phụ nữ độc thân sống ở Tụ Quần Cư.
Theo Hà Nguyễn
Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất ông và bố, con trai ngã quỵ khi mẹ bị lũ cuốn trôi Bố em Dương Minh Đ. mất từ sớm, ông ngoại thì vừa mất được 2 tháng, bà ngoại em đau ốm liên miên phải nằm viện. Nay lũ lại cuốn mẹ em đi rồi, Đ. biết nương tựa vào ai? Những ngày vừa qua, "khúc ruột" miền Trung đã đón trận mưa lũ dị thường đầu mùa, gây ngập nặng nhiều vùng, nhất...