Bỏ lúa, ngô, nông dân Xuân Giang vui phơi phới với dược liệu sạch
Thay thế những diện tích đất cho thu nhập thấp với những cây trồng truyền thống như lúa, lạc, ngô, nông dân xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang phát triển cây dược liệu sạch theo hướng hữu cơ.
Những mảnh đất trũng thấp, manh mún vốn dĩ là nơi canh tác lúa truyền thống của nhiều hộ dân thôn Yên Sào, xã Xuân Giang. Bao nhiêu năm nay, bà con chỉ trồng lúa một vụ, một vụ trồng thêm cây màu nhưng năng suất và thu nhập chẳng được bao nhiêu.
Từ khi xã liên kết với doanh nghiệp đưa cây dược liệu về trồng theo hướng hữu cơ, thu nhập của bà con tăng rõ rệt. “Muốn có chỗ đất bằng phẳng này để trồng dược liệu, phải cải tạo nhiều lắm, múc đất từ những chỗ cao xuống chỗ thấp, san gạt ra xung quanh, đập bỏ những be bờ ngày xưa để phân chia ruộng của từng hộ. Trước khi bỏ lúa trồng dược liệu chúng tôi cũng lăn tăn nhiều lắm, vì đã ai biết trồng cây dược liệu là cây gì đâu. Không phải như cây lúa, cây ngô, bán ra không được còn đem về nhà dùng dần. Nhưng cây dược liệu mà ế thì biết làm gì?” – chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn Yên Sao cho hay.
Thành viên tổ trồng dược liệu chăm sóc cây khôi tía. ảnh: San Nguyễn
Khi thấy người dân ngại thay đổi, cán bộ xã đã vào cuộc quyết liệt. Ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Giang chia sẻ: Để bà con thay đổi nhận thức, cán bộ xã như chúng tôi cũng phải bắt tay vào cuộc với bà con, rồi đưa bà con về Hải Hậu (Nam Định), nơi đã có một vùng chuyên canh sản xuất dược liệu thành công để họ học hỏi. Thấy người ta làm có thu nhập khá, người dân mới ủng hộ làm theo.
Hiện, xã đã có 5ha trồng cây thìa canh, kim ngân. Sau 2 năm triển khai, vườn thìa canh, kim ngân, khôi tía phát triển tốt, mang lại niềm vui cho bà con. Chị Nguyễn Thị Hoa cho hay: “So với trồng lạc, ngô, trồng dược liệu vừa nhàn, vừa thu nhập cao hơn, nhất là đầu ra ổn định vì đã liên kết được với đơn vị thu mua. Cứ 3 tháng lại được thu một lần nên người trồng liên tục có lãi”.
Theo ông Hoà, từ thành công của mô hình này, xã sẽ tiếp tục tìm các doanh nghiệp để liên kết mở rộng quy mô trồng. Huyện Sóc Sơn cũng đang quy hoạch vùng trồng cây dược liệu, để biến cây trồng này thành sản phẩm chủ lực của địa phương, mang lại thu nhập ổn định cho bà con.
Video đang HOT
Theo Danviet
Chỉ trồng 2 loài cây thuốc bổ, "soái ca" miệt vườn thu ngót 1 tỷ/năm
Anh nông dân trẻ Vũ Công Định, ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) được nhiều người khu vực đồng bằng sông Cửu Long biết tới như là 1 người đi tiên phong trong trồng cây dược liệu...
Đinh lăng là 1 trong 2 cây thuốc bổ được chàng kỹ sư trẻ Vũ Công Định trồng. Anh cũng tư vấn, hướng dẫn, cung cấp cây giống và thu mua, bao tiêu các sản phẩm từ loại cây này cho nông dân nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NVCC.
Vũ Công Định vốn tốt nghiệp đại học và có bằng kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Cái duyên đưa anh đến với nghiệp nhà nông và nghề trồng cây dược liệu hết sức tình cờ. "Nhà tôi vốn trồng mấy khóm sâm bố chính để làm cảnh. Về sau có 1 thầy thuốc cho biết, sâm bố chính là loại dược liệu quý. Từ đó, tôi ấp ủ chuyện nhân giống và trồng đại trà loài cây dược liệu này để kinh doanh...", Vũ Công Định kể.
Cùng với cây đinh lăng, trang trại trồng dược liệu của anh Vũ Công Định còn trồng cây sâm bố chính mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bắt đầu từ năm 2008, từ mảnh vườn của gia đình, Vũ Công Định tiến hành nhân giống sâm bố chính. Cứ dần dần, qua năm này tới năm khác, chàng trai trẻ và gia đình mua thêm đất ruộng để trồng sâm bố chính, cây đinh lăng. "Nhớ hồi đầu, mình đã tìm tòi và trồng thử 3 công sâm bố chính. Sau gần 1 năm, mình thu hoạch được 4,5 tấn, bán với giá 300 ngàn/kg...Thấy hiệu quả nên cứ thế mở rộng và làm tiếp...", Vũ Công Định chia sẻ.
Cùng với sâm bố chính, anh Vũ Công Định trồng thêm cây đinh lăng. Đinh lăng trồng bán được cả lá, thân, nếu trồng ngoài 3 năm, bán củ sẽ có giá 200.000 đồng/kg.
Thấy hiệu quả của cây sâm bố chính, anh Vũ Công Định tiếp tục đầu tư thêm 1,5ha, phân nửa trồng đinh lăng, phân nửa trồng sâm bố chính, đồng thời cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ở các tỉnh, thành như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang với 60.000 cây giống mỗi tháng.
Để trồng sâm bố chính, anh Vũ Công Định đã lên liếp cao, đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm tự động. Ảnh: NVCC.
Mỗi lần anh Định thu gom trên 3 tấn các loại dược liệu, trong đó chủ yếu là sâm bố chính, đinh lăng, sau đó bán lại cho các công ty ký kết trong nước và Hàn Quốc, Mỹ, mỗi năm anh thu nhập cả tỷ đồng.
Sâm bố chính tươi thu hoạch từ trang trại của gia đình anh Vũ Công Định. Ảnh: NVCC.
Sâm bố chính đã được anh Vũ Công Định sấy khô, xuất bán cho các công ty, doanh nghiệp dược. Ảnh: NVCC.
Anh Định cho biết, cây đinh lăng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít. Khi trồng chỉ cần bón một ít phân chuồng đã hoai mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt. Hiện đinh lăng được thu mua với giá 45 ngàn đồng/kg gồm thân, lá. Riêng phần củ từ 3 năm trở lên là 200 ngàn đồng/kg. Sâm bố chính có giá 120 ngàn đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu.
Hom đinh lăng giống được anh Định ươm trồng và cung cấp cho nông dân nhiều tỉnh, thành phố phía Nam. Ảnh: NVCC.
Hiện anh đã giao ước cùng UBND xã Phú Thuận A sẽ cung cấp cây giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho gần 10 hộ dân trong ấp Phú Hòa B với diện tích 2ha trồng đinh lăng và sâm bố chính, đồng thời trực tiếp hướng dẫn bà con cách gieo trồng và chăm sóc.
Bạn đọc Nhà nông/Danviet quan tâm, tới mô hình trồng đinh lăng, sâm bố chính của anh Vũ Công Định có thể liên lạc qua số điện thoại: 0972 737 949 hoặc 0939 6868 94 để được tư vấn kinh nghiệm, kỹ thuật trồng 2 loài cây này.
Theo Danviet
Ở lưng chừng trời, mỗi ha dược liệu cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng Huyện vùng cao Si Ma Cai được ví nhưng vùng đất ở lưng chừng trời của tỉnh Lào Cai. Bà con dân tộc ở 2 xã Mản Thẩn và Nàn Sán vừa thu hoạt xong vụ tam thất và cho doanh thu tới hơn 1 tỷ đồng/ha. Trồng tam thất có tiền tỷ để cất Tháng 11.2014, huyện Si Ma Cai có 10...