Bỏ lọt Vinalines, không thanh tra, kiểm toán nào chịu trách nhiệm?
UB Tư pháp của Quốc hội đặt vấn đề, nhiều cuộc thanh tra kiểm toán đã tiến hành ở Vinalines nhưng không phát hiện tiêu cực, tham nhũng. Mặc dù vậy, các đoàn thanh tra, kiểm toán, thanh tra viên, kiểm toán viên… không bị xem xét, chịu trách nhiệm khi việc vỡ lở.
UB Tư pháp vừa hoàn tất báo cáo kết quả giám sát “Chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ” trình Quốc hội kỳ họp này. Cụ thể, trong tháng 7/2013, UB Tư pháp đã thành lập 3 đoàn công tác tiến hành giám sát tại Hà Nội, TPHCM, các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương, Quảng Bình và Quân khu 3 (thời gian lấy số liệu báo cáo từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/4/2013).
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trao đổi với Bộ trưởng GTVT và Bộ trưởng Công an trong phiên báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng.
Kết luận sau giám sát, UB Tư pháp cho biết, công tác thanh tra phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng ở nhiều địa phương còn rất hạn chế; nhiều tỉnh, thành phố hàng năm tiến hành rất nhiều cuộc thanh tra, phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý Nhà nước với thất thoát nhiều tỷ đồng, nhiều héc ta đất, nhưng lại không phát hiện được tham nhũng hoặc có phát hiện được thì rất ít, phần lớn là các vụ nhỏ lẻ ở cấp xã, thôn.
Việc đánh giá tình hình tham nhũng tại các địa phương mà đoàn tiến hành giám sát cũng như trên phạm vi cả nước theo tiêu chí mà Thanh tra Chính phủ ban hành còn rất lúng túng, ít được quan tâm thực hiện.
Cụ thể, công tác theo dõi xử lý việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra còn hạn chế, nhất là việc xử lý về tài sản sai phạm được kiến nghị thu hồi, khắc phục đạt tỷ lệ thấp; việc khắc phục sai phạm qua công tác thanh tra, kiểm toán chuyển biến chậm; có trường hợp kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Video đang HOT
Việc chuyển các vụ có dấu hiệu tham nhũng từ cơ quan thanh tra sang cơ quan điều tra vẫn bị kéo dài, nhất là các vụ phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Tình trạng kéo dài trên đã gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm tham nhũng.
Việc kiến nghị xử lý hoặc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, việc xử lý người đứng đầu chủ yếu trong các trường hợp họ có hành vi liên quan tới vụ việc tham nhũng; rất ít trường hợp người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm về lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý cán bộ khi để xảy ra tham nhũng.
Đánh giá về nguyên nhân, cơ quan giám sát cho rằng, tình trạng này có phần trách nhiệm, kỷ luật công vụ của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, đoàn thanh tra, kiểm toán và thanh tra viên, kiểm toán viên chưa rõ ràng. UB Tư pháp chỉ rõ, hoạt động thanh kiểm tra còn bị buông lỏng trong tổ chức thực hiện.
Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề nội chính Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Viện trưởng VKSDN tối cao Nguyễn Hòa Bình tại hành lang Quốc hội.
Theo đó, tại một số bộ, ngành, địa phương tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp công ích, tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhưng lại không phát hiện được tiêu cực, tham nhũng; tuy nhiên, sau đó báo chí, cơ quan điều tra lại phát hiện ra. UB Tư pháp dẫn chứng 2 vụ sai phạm lớn xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines.
Nghịch lý theo cơ quan giám sát là mặc dù vậy, các đoàn thanh tra, kiểm toán, thanh tra viên, kiểm toán viên, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán lại không bị xem xét trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm về việc thanh tra, kiểm toán nhiều mà không phát hiện ra tham nhũng.
Bên cạnh đó, UB Tư pháp cho rằng, cũng có nguyên nhân xuất phát từ mô hình tổ chức thanh tra ở địa phương, nhất là về tính độc lập tương đối của các cơ quan này.
Đánh giá về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến tham nhũng, UB Tư pháp cho rằng, vẫn còn tình trạng kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn vòng vo, né tránh việc giải quyết, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt thẩm quyền, một số vụ việc người bị tố cáo lại là người giải quyết trực tiếp vụ việc, nên thiếu khách quan trong việc giải quyết … gây bức xúc trong nhân dân. Tỷ lệ số vụ việc tham nhũng phát hiện thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp; thực tế cho thấy, việc người dân đi tố cáo tham nhũng là rất ít. Số các vụ án tham nhũng phát hiện được qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo lại chủ yếu là ở xã, phường, thôn, bản với những vụ việc nhỏ lẻ, việc phát hiện và xử lý các hành vi sai phạm có liên quan tới tham nhũng của lãnh đạo từ cấp tỉnh trở lên là rất ít; các trường hợp tố cáo đích danh phần lớn liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo, gia đình người tố cáo.
Bài: P.Thảo
Ảnh: Việt Hưng
Theo Dantri
Việt Nam chốt mức 50.000 đồng, tham nhũng sẽ biến mất
Mới đây, dư luận cả nước đã vô cùng xôn xao về quy định của Sở GTVT TP.HCM, nhận hối lộ 50.000 đồng sẽ bị buộc thôi việc
Theo đó, tờ Tuổi trẻ đưa tin, ngày 17/10, trong buổi giám sát của Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tại Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2013, ông Lê Vĩnh Phát - chánh Thanh tra Sở GTVT TP đã đưa ra thông tin này.
Ông Phát cho biết để, sàng lọc đội ngũ thanh tra viên, từ tháng 6 năm nay đơn vị đã yêu cầu mỗi thanh tra viên cam kết nếu họ nhận hối lộ từ 50.000 đồng trở lên sẽ bị buộc thôi việc. Bên cạnh đó, đơn vị cũng lập tổ chuyên giám sát đội ngũ thanh tra viên làm nhiệm vụ trên đường và phối hợp với các đơn vị khác tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra lẫn nhau nhằm hạn chế tiêu cực.
Thông tin này ngay khi đưa ra đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía công chúng. Trên thực tế, ở nước ta hiện nay, tham nhũng, nhận hối lộ đang được xem là quốc nạn, là vấn đề đau đầu của các cấp lãnh đạo. Chính vì vậy, việc Sở GTVT TP HCM có những biện pháp quyết liệt để chống nạn tham nhũng là rất phù hợp.
Rõ ràng, với truyền thống nặng tình nghĩa biếu xén như ở Việt Nam, việc cấm hoàn toàn hình thức này sẽ dẫn đến những biến thể trá hình, mà lần tìm ra nó còn khó hơn "bắc thang lên uống rượu với ông trời". Vì thế chốt mức hối lộ tối đa ở 50.000 đồng, chỉ bằng 1,5 bát phở có thể nói là rất sáng tạo. Chắc chắn 100% là người dân nào cũng có điều kiện hối lộ chừng đó tiền, như vậy công bằng sẽ được đảm bảo. Mức hối lộ đó gần như là phần góp thêm cho những nỗ lực của những người thi hành công vụ.
Nhiều người còn hy vọng biện pháp yêu cầu công chức ký cam kết nhận hối lộ từ 50.000 đồng trở lên sẽ bị buộc thôi việc được áp dụng rộng rãi ở khắp các ngành, các lĩnh vực trong cả nước(Ảnh minh họa)
Chính vì vậy rất nhiều người còn hy vọng biện pháp yêu cầu công chức ký cam kết nhận hối lộ từ 50.000 đồng trở lên sẽ bị buộc thôi việc được áp dụng rộng rãi ở khắp các ngành, các lĩnh vực trong cả nước. Đặc biệt là với lĩnh vực được nhiều người cho rằng có liên quan mật thiết với phong bì đó là y tế và CSGT.
Nếu như vấn nạn tham nhũng, phong bì, nhận hối lộ được giải quyết bằng biện pháp ký cam kết này, người dân sẽ không còn phải lo ngại vì những chi phí phát sinh, không còn đau đầu vì việc tiền đâu mà đi cửa sau, cửa trước... và điều này quả thật là không có niềm vui nào bằng. Người Việt mình vẫn hay có câu, 'đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn', mất một chút tiền để đổi lấy nụ cười của CSGT, các các y bác sĩ mà được an tâm, thuận lợi thì có đáng gì, nhất là chỉ mất có 50.000 đồng.
Đối với người dân là vậy? Còn đối với cơ quan quản lý, sẽ chẳng cần phải đau đầu tìm hổ, báo, cá mập tham nhũng nữa. Các công bộc của nhân dân chỉ nhận hối lộ ở mức bao được bạn bè một bát phở thì hẳn nhiên sẽ không có chuyện Dương Chí Dũng tham nhũng lấy tiền mua hai căn biệt hộ sang nhất đất Hà Nội cho bồ nhí. Thế cho nên, chẳng dại gì mà phản đối biện pháp chống tham nhũng mới ấy. Người dân nhiệt liệt ủng hộ Việt Nam chốt mức tham nhũng là 50.000 đồng.
Theo Phunutoday
Cử tri đề nghị xử lý 10 vụ án tham nhũng Đó là các vụ án tại Ngân hàng ACB liên quan đến "bầu" Kiên; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tập đoàn Vinashin... Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân (Ảnh: Tri thức trực tuyến) Sáng 21/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, QH khóa 13,...