Bộ lạc trong danh sách nguy cấp có thể bị xóa sổ vì cháy rừng Amazon
Hỏa hoạn hoành hành ở khu vực Amazon đang đe dọa tới sự sống của Awá, bộ lạc được liệt vào danh sách nguy cấp nhất hiện nay.
Khoảng 80 thành viên của Awá nhiều năm qua sống ẩn dật trong khu bảo tồn bản địa Araribóia tại bang Maranhão ở rìa phía đông của những cánh rừng nhiệt đới Amazon. Tuy nhiên, cuộc sống của họ bị đe dọa nghiêm trọng khi Araribóia đang bị tàn phá nặng nề bởi đợt cháy rừng chưa từng có.
Lính cứu hỏa cố gắng dập tắt đám cháy ở bang Mato Grosso. (Ảnh: Reuters)
Tainaky Tenetehar, 34 tuổi, điều phối viên của Guardians of the Forest, lực lượng bản địa tình nguyện tuần tra khu bảo tồn nói rằng những kẻ khai thác gỗ đang cố tình châm lửa đốt cháy rừng và ngang ngược ngăn lính cứu hỏa tới dập lửa.
“Giới chức đang tìm cách kiểm soát các vụ cháy để không khiến người Awá ở trong rừng phải gặp nguy hiểm. Họ cần rừng để sống”, anh Tenetehar cho hay.
Antenor Vaz, cựu nhân viên Cơ quan quản lý người bản địa thuộc chính quyền Brazil – Funai cho biết theo các hình ảnh vệ tinh của NASA, các vụ hỏa hoạn đang tàn phá 131 khu bảo tồn bản địa từ ngày 15-20/8. 15 trong số đó là nơi sinh sống của các bộ lạc bị cô lập hoặc đang trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu với thế giới bên ngoài.
“Hầu hết các bộ lạc liên tục phải chạy trốn. Họ liên tục bị đe dọa. Những người này sống phụ thuộc vào rừng và khi lửa thiêu chết động vật, họ hoàn toàn tuyệt vọng với tình cảnh hiện tại”, ông Vaz cho hay.
Ở phía bên kia của Amazon, các đám cháy bùng lên bên trong và xung quanh khu bảo tồn Uru-Eu-Wau-Wau ở bang Rondônia, nơi sinh sống của 3 bộ lạc cô lập với thế giới bên ngoài.
Ivaneide Bandeira, điều phối viên tại Kanindé, một tổ chức phi chính phủ ở bang này cho biết, điều mà cô và nhiều người lo lắng nhất hiện nay là tương lai của các bộ lạc này.
Bandeira cho biết tổ chức của cô đã lên án sự xâm phạm của những kẻ chiếm đất và phá rừng từ đầu năm, nhưng chừng đó không đủ để ngăn cản họ.
Theo bà Fiona Watson, giám đốc vận động của tổ chức nhân quyền Survival International, những kẻ chiếm đất đang nhắm vào các khu bảo tồn bản địa vì chúng ở xa, không được bảo tồn và bảo vệ tốt.
“Rõ ràng các vụ cháy đều do có người phóng hỏa gây ra”, Watson cho hay.
Giovani Tapuri, 38 tuổi, thành viên của bộ tộc Manoki ở rìa phía tây nam Amazon thuộc bang Mato Grosso, cho biết các đám cháy bắt đầu xuất hiện trong khu bảo tồn của anh vào tháng 6 và tháng 7.
“Vài tháng trở lại đây, nhiều lô đất bắt đầu được phân định ranh giới và gia súc cũng bắt đầu xuất hiện trong đất của chúng tôi”, Tapuri noi.
Cuối tuần trước, Tapuri và các thành viên khác trong bộ lạc phát hiện một đám cháy lớn trong khu bảo tồn của họ trước khi bị một nhóm người lạ mặt đe dọa.
“Họ bảo chúng tôi rời đi. Chúng tôi cảm thấy bị đe dọa”, anh cho biết.
Theo các nhà vận động môi trường, bên cạnh các đối tượng khai thác gỗ, vùng đất nơi các bộ lạc sinh sống còn là mục tiêu của các nông dân thiếu đất canh tác và những người định cư muốn tìm kiếm các vùng đất mới hoặc khai thác các loại gỗ có giá trị.
Chính phủ Brazil mới đây ban hành lệnh cấm đốt rừng trên cả nước trong hai tháng nhằm đối phó với nạn cháy rừng nguy cấp hiện nay. Tuy nhiên, các nhà vận động môi trường cho rằng động thái này chỉ mang tính biểu tượng.
Nhiều người quay lại chỉ trích chính Tổng thống Bolsonaro đã gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay khi khuyến khích hoạt động xâm phạm các khu bảo tồn, kêu gọi tận dụng Amazon để phát triển kinh tế mà không quan tâm sự sinh tồn của các bộ lạc./.
Song Hy/VTC News
Theo The Guardian
Lâm tặc lũ lượt đưa tiền rồi chở gỗ qua trạm bảo vệ rừng
Chỉ cần đưa tiền cho cán bộ bảo vệ rừng, lâm tặc được thoải mái chở gỗ qua trạm.
Mỗi tuần kiểm tra 2 lần, vẫn không biết rừng bị phá?
Những ngày cuối tháng 8, trong vai ngươi đi lây lan, chúng tôi có mặt tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, Gia Lai do Ban quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba quản lý.
Đoan xe chơ gô lâu chuân bi ra khoi rưng.
Ngay sau khi tiếp cận vùng rừng này, chúng tôi phát hiện hàng chục cây gô co đường kính từ 40 - 60cm đa bi cưa ha nằm ngôn ngang, bia gô va mun cưa vương vãi khắp nơi. Hang chuc khôi gô xe hôp vuông văn đa đươc đăt săn trên nhưng chiêc xe máy đô chê. Sô khac năm rai rac doc đương ra khoi rưng.
Tiêp cân nhom lâm tăc, PV biêt đươc trong sô 11 người, có 4 người hạ cây, 2 người xẻ thanh nhưng hộp gô, 5 ngươi còn lại dùng xe máy độ chế thay nhau vận chuyển từ dưới suối ra bìa rừng để tập kết. Khó có thể tin đươc một "công trường" khai thác gỗ trái phép như vậy, mà lực lượng chức năng không hê hay biết.
Ngay ca nhưng cây đươc găn biên bao vê rưng cung bi đôn ha.
Theo ông Ksor Run - Chủ tịch UBND xã Ia Rmok, mỗi năm, xã được giao hơn 300 triệu đồng từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Cứ 2 lân/tuần, các nhóm hộ được giao phối hợp với chính quyền địa phương va kiểm lâm địa bàn đi vào khu vực này để kiểm tra, nhưng đều không phát hiện tình trạng khai thác gỗ trái phép như PV đa phan anh...
Khu rưng tan hoang bơi nhưng chiêc may cưa.
Trong khi đó, khu vực rừng giao khoán thuộc buôn Hnga và buôn Kniê (xa Ia Rmok) có rất nhiều vết chặt mới, cu, nhưng đều không có dấu hiệu kiểm tra của lực lượng bảo vệ rừng (không đánh dấu kiểm tra). Ngay ca nhưng cây đươc găn bang câm chăt ha cung bi đôn ha.
"Công trương" khai thac gô cua nhom "lâm tăc".
Liêu co sư tiêp tay cua lưc lương chưc năng cho nhom lâm tăc hay không? PV đa mật phục nhiều ngày trước Trạm Quan ly bao vê rưng Ia Dreh thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba để tìm câu trả lời.
Chỉ cần đưa tiền là vô tư qua trạm
Khoảng 15h chiều, nhom lâm tăc nay băt đâu ngưng khai thac, chât gô lên xe đô chê rôi vận chuyển ra gần Trạm quản lý, bảo vệ rừng Ia Dreh. Mỗi xe thường chở tư 2 - 3 hộp gỗ có chiều dài dưới 3m và đường kính 30cm.
Sau khi nôi đuôi nhau băng qua nhưng đoạn đương rưng hiêm trơ, đoan xe tập trung tại đập thủy lợi Ia Dreh (cách trạm Quan ly bao vê rưng Ia Dreh khoảng 300m). Luc nay, một thanh niên đi bộ vào trạm để "nói chuyện" với các cán bộ trực tại trạm này. 10 phút sau, thanh niên này đi ra khỏi trạm và ra hiệu cho đoàn xe chở gỗ chạy qua trạm một cách ngang nhiên như chốn không người.
Đoan xe chơ "noi chuyên" đê đươc qua tram.
Theo quan sat cua PV, vơi hinh thưc trên, cư khoang 16h30 - 18h hàng ngay, cac đoàn xe chở gỗ lậu lai nôi đuôi nhau qua trạm, không có trường hợp nào bị kiểm tra.
Gô xe hôp năm ngôn ngang trong rưng.
Đê lam ro vân đê nay, PV đa liên hê vơi ông Nguyễn Văn Dương - Phó trưởng ban Quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba.
Ông Dương cho hay: "Trạm này có 3 cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao gồm: Nay Rên, Nay Hương va Rô Thức. Sau khi phóng viên cung cấp tư liêu, chúng tôi đã gọi các cán bộ tại trạm lên để hỏi thông tin trên. Qua đó, các cán bộ cũng nhận lỗi đúng như thông tin phóng viên cung cấp. Khi cho xe đi qua, có người thì cho đồ ăn, người thì cho 50.000 - 100.000 đông...".
Cũng theo ông Dương, những cán bộ này là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng làm như vậy là đi ngược lại với nhiệm vụ Nhà nước giao.
Hinh anh rưng bi pha tan hoang, nhưng xa lai không hay biêt du vân đi tuân tra 2 lân/tuân.
Ông Tạ Chí Khanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết: "Các cán bộ thuộc Ban quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba đều thuộc quản lý của Sở Nông nghiêp và Phat triên nông thôn, nhưng huyện có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn và các vấn đề liên quan. Dựa vào những thông tin báo chí cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành xác minh, đồng thời xử lý theo quy định".
Theo Danviet
Bi kịch với vùng đất xa xôi nước Nga trước cơn 'khát gỗ' của Trung Quốc Người dân Siberia bức xúc trước việc các nhà sản xuất gỗ Trung Quốc ào ào kéo tới, đưa gỗ ra khỏi những cánh rừng trước khi mang về nước gia công, chế biến. Khi cái nắng oi ả ngày hè bao trùm Siberia, những chiếc xe tải chất đầy thông Siberia, thông Scotland và bạch dương ùn ùn lăn bánh khỏi các...