Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon

Theo dõi VGT trên

Tại vùng hẻo lánh của Amazon thuộc địa phận Brazil có một bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài.

Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon - Hình 1

Một người Kanamari bản địa đi qua nơi ở gần làng Massape.

Họ tự gánh trách nhiệm bảo vệ vùng đất và tài nguyên của mình.

Cấm người bên ngoài

Sông Javari chia cắt Brazil và Peru khi chảy sâu vào rừng Amazon. Trên bờ Brazil, các biển báo của chính phủ thông báo đây là vùng đất của người bản địathung lũng Javari.

Khoảng 6 nghìn người được cho là sống trong khu bảo tồn vốn là một khu rừng gần như nguyên sơ có diện tích khoảng 92 nghìn km vuông. Tuy nhiên, số người này chỉ tính đến các thành viên của 7 bộ tộc đã thiết lập liên lạc với thế giới bên ngoài.

Người bên ngoài bị cấm vào đây. Nhưng sự hấp dẫn của nguồn khoáng sản dồi dào, gỗ và động vật hoang dã khiến nhiều người không thể cưỡng lại được.

Biên tập viên Rachel Hartigan của tạp chí National Geographic đã đến đây để chứng kiến cuộc sống của người bản địa. Họ sống ở vùng biên giới đầy xung đột, đang phải đối mặt với việc khai thác gỗ, đánh cá và khai thác trái phép tàn phá quê hương của tổ tiên họ.

Làng Sao Luis nằm cách thị trấn Atalaia do Norte khoảng 320km về phía sông Javari. Đây là nhà của khoảng 200 người Kanamari, họ đã cho phép Hartigan và đoàn làm phim đến thăm.

Trong 8 ngày, đoàn của bà Hartigan sống trong khu định cư gồm những ngôi nhà sàn bằng gỗ và thức dậy khi tộc trưởng Mauro Kanamari (người Kanamari lấy tên bộ tộc làm họ) thổi tù và. Đoàn cùng phụ nữ thu hoạch sắn, và theo những người đàn ông đi săn và đánh cá.

Video đang HOT

Những gì đoàn của bà Hartigan liên tục chứng kiến là sự lo lắng của người bản địa về những cuộc xâm nhập bạo lực vào rừng của họ. Mỗi ngày, họ lại tìm ra những cách thức mới để bảo vệ đất đai và lối sống.

Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon - Hình 2

Phụ nữ Kanamari bản địa mang sắn từ mảnh đất của họ gần làng Massape, nơi có khoảng 200 người Kanamari sống gần sông Itacoai. Ảnh: Bruno Kelly/Amazon Real

Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon - Hình 3

Các thành viên của ‘Chiến binh của rừng’, một nhóm an ninh Kanamari, tập trung tại làng Sao Luis ở Brazil. Ảnh: Hervé BAR/AFP

Nỗ lực đương đầu

Tộc trưởng Mauro cho biết: “Trước đây chỉ có một số ít kẻ xâm nhập, ngư dân và những kẻ khai thác gỗ bất hợp pháp lấy gỗ từ lãnh thổ của chúng tôi. Bây giờ lực lượng này ngày càng đông hơn”.

Đối với người Kanamari, rừng là nguồn cung cấp mọi thứ. Khai thác gỗ và khai thác tài nguyên thiên nhiên là đe dọa sức khỏe của cha mẹ và sinh kế của chính họ. Tuy nhiên, thật nguy hiểm khi chống lại những hoạt động khai thác như vậy.

Năm 2022, người ủng hộ người bản địa Brazil Bruno Pereira và nhà báo người Anh Dom Phillips đã bị sát hại dã man trên một con sông khác trong khu vực. Vụ việc này được cho là theo lệnh của người đứng đầu một mạng lưới đánh cá bất hợp pháp.

“Cá nhân tôi đã nhận được nhiều lời đe dọa”, tộc trưởng Mauro nói.

Tuy nhiên, người Kanamari từ chối cho phép những hành vi xâm lấn này diễn ra mà không bị phản đối. Họ đã hợp tác với FUNAI (Cơ quan phụ trách các vấn đề Bản địa của Brazil) và UNIVAJA (một liên minh của các nhóm Bản địa ở thung lũng Javari) để tổ chức các cuộc tuần tra cảnh giác và đẩy lùi những kẻ khai thác gỗ ngoài vòng pháp luật.

FUNAI cung cấp radio và nhiên liệu cho một chiếc thuyền có động cơ. Tuy nhiên, vũ khí của người Kanamari là cung tên và súng cỡ nòng nhỏ, không thể sánh được với vũ khí của những kẻ xâm nhập. Do đó, triết lý của họ là không đối đầu mà phải báo cáo những gì họ tìm thấy.

Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon - Hình 4

Các thành viên của ‘Chiến binh của rừng’ đi tuần tra. Ảnh: Siegfried/AFP

Bộ lạc nằm sâu trong rừng Amazon - Hình 5

Một người Kanamari bản địa mang chuối từ trang trại gần làng Massape. Ảnh: Bruno Kelly/Amazon Real

“Trước đây, chúng tôi thường tịch thu số gỗ này, nhưng bây giờ, vì những kẻ đó đến với số lượng lớn hơn nên chúng tôi e ngại”, tộc trưởng Mauro cho biết, “Khi bạn vào thành phố, bạn sẽ bị đánh dấu cho mục đích ám sát”.

Tự gọi mình là “Chiến binh của rừng”, với cung tên và giáo, những chàng trai trẻ của làng Sao Luis tuần tra trên sông Javari bằng thuyền máy. “Chúng tôi phải luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn bạo lực”, một người tên là Lucinho Kanamari nói, mặt sơn đỏ, khẳng định vũ khí truyền thống chỉ là “phòng ngừa”.

Anh cho biết, khi phát hiện những kẻ đột nhập, một người trong số họ sẽ ra nói chuyện. Trong khi đó những người khác ở lại, sẵn sàng phản ứng nếu có sự cố xảy ra.

João Kanamari, cháu trai 20 tuổi của tộc trưởng Mauro, ghi lại các cuộc tuần tra trên điện thoại di động và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Ở tuổi thiếu niên, cậu được gửi đến Atalaia do Norte để học tiếng Bồ Đào Nha và đóng vai trò là người đối thoại giữa người dân của anh và phần còn lại của thế giới.

“Chúng tôi muốn thế giới nhìn thấy để họ có thể giúp đỡ” – João nói – “Chúng tôi đang ở đây trên vùng biển nguy hiểm này để tuần tra lãnh thổ của mình, không chỉ vì chúng tôi mà còn vì các bạn. Chúng tôi không thể tồn tại nếu không có Amazon và theo những gì chúng tôi hiểu, bạn cũng vậy”.

Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX

Sau hành trình kéo dài 5 tháng ròng rã, nhiếp ảnh gia người Đức Albert Frisch đã thành công ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Amazon nguyên sơ và cuộc sống của các bộ lạc tại khu rừng được ví như lá phổi xanh của Trái đất.

Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX - Hình 1

Gần 100 bức ảnh dưới góc máy của nhiếp ảnh gia người Đức từ năm 1867 đến 1868 được trưng bày tại nhà đấu giá Sotheby ở New York (Mỹ). Bộ sưu tập quý hiếm về những hình ảnh đầu tiên của rừng Amazon có giá từ 70.000-100.000 USD.

Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX - Hình 2

Để hoàn thành bộ ảnh về Amazon đầy hoang sơ, Albert Frisch phải trải qua hành trình đi bộ và chèo thuyền suốt quãng đường gần 1.600km. Với nhiệm vụ khảo sát khu rừng nhiệt đới, ông đã ghi lại nhiều bức ảnh quý giá về hệ động vật, thực vật, cùng những hình ảnh hiếm về người bản địa Miranha và Ticuna.

Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX - Hình 3

Trong hành trình 5 tháng, Albert Frisch sử dụng phương pháp "collodion" - một trong những kỹ thuật phổ biến của nhiếp ảnh giai đoạn đầu. Để lưu lại những bức ảnh chân dung, ông phải chụp riêng nhân vật và bối cảnh nền, trước khi ghép thành tấm ảnh hoàn chỉnh.

Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX - Hình 4

Dù với mục đích khảo sát khoa học, những bức ảnh của Albert Frisch vẫn được đánh giá đầy tính nghệ thuật dựa trên bố cục, góc độ và vẻ đẹp của môi trường tự nhiên và những công trình của các bộ tộc bản địa.

Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX - Hình 5

Bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức phần nào cho thấy sự khác biệt của rừng Amazon xưa và nay, đặc biệt sau thảm họa cháy nghiêm trọng tại Brazil hồi tháng 8-2019.

Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX - Hình 6

Hình ảnh về chiếc thuyền độc mộc Albert Frisch sử dụng trong suốt quá trình khám phá Amazon. Sau 150 năm lưu giữ, bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức lần đầu tiên được công bố rộng rãi tại Mỹ trong tháng 10-2019.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang
21:23:34 14/11/2024
Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương
19:57:33 14/11/2024

Tin đang nóng

An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?
23:07:21 14/11/2024
Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ
23:42:29 14/11/2024
Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt
23:00:00 14/11/2024
Có con với bạn trai, người phụ nữ ở Cần Thơ bị nghi không chung thủy, 53 năm sau bất ngờ được minh oan
22:14:15 14/11/2024
Trước khi có con với tình trẻ kém 37 tuổi, Quang Minh nói gì về vợ cũ Hồng Đào?
23:03:04 14/11/2024
Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười
22:34:25 14/11/2024
Chuyện tình của cặp đôi 'cô - trò' khiến Nguyễn Phi Hùng tin vào hôn nhân
22:02:58 14/11/2024
"Cô tiên từ thiện" Trúc Phương giàu có cỡ nào trước khi bị bắt?
22:26:22 14/11/2024

Tin mới nhất

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid

14:29:38 20/10/2024
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

10:25:01 19/10/2024
Nhà làm phim người Anh nhận định BLC-1 được xem là đối tượng đáng hứa hẹn nhất vì có vẻ như xuất phát từ một nguồn đơn lẻ.

Có thể bạn quan tâm

Chiêm ngưỡng biệt điện Bảo Đại ở hồ Lắk

Du lịch

08:04:30 15/11/2024
Trong thời gian tại vị, vua Bảo Đại đã xây dựng nhiều biệt điện trên mảnh đất Tây nguyên để nghỉ ngơi, săn bắn. Trong đó, biệt điện nằm trên ngọn đồi cao hướng về hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, H.Lắk, Đắk Lắk) có vẻ đẹp lạ mắt.

Cách làm dịu cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích

Sức khỏe

08:01:35 15/11/2024
Khi xuất hiện cơn đau bụng, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng... Đây chính là điều khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do đó, khi bị đau bụng do IBS, người bệnh nên thực hiện các bài tập thư giãn để phá vỡ chu kỳ lo lắng và đau đớn.

Đây là cách kết hợp để nấu ức gà ngon nhất: Nước dùng vị chua ngọt thơm ngon, thịt mềm đậm đà, ai cũng thích

Ẩm thực

07:45:25 15/11/2024
Món ăn này kết hợp hoàn hảo giữa vị chua thanh của cà chua và độ mềm mịn của thịt ức gà, tạo nên một bữa ăn hấp dẫn cho cả gia đình.

Mỗi ngày chồng đi về đưa cho vợ cả cọc tiền, tôi ném xuống đất không nhận chỉ vì một điều này

Góc tâm tình

07:37:55 15/11/2024
Tôi đã không còn cảm thấy vui mừng khi chồng mang về số tiền lớn. Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn được 8 năm. Trước khi cưới, tôi và anh ấy đã có khoảng thời gian yêu nhau 2 năm thật đẹp.

Cái giá của những kẻ "rút ruột" công ty

Pháp luật

07:35:05 15/11/2024
Các bị can trong vụ án bị truy tố về tội Tham ô tài sản . Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 7/11 và dự kiến nghị án sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?

Thế giới

07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.

Dàn người mẫu quái vật Labubu gây sốt trên sàn diễn thời trang

Thời trang

06:46:10 15/11/2024
Khán giả bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của Labubu. Món đồ chơi nghệ thuật hình quái vật thỏ đã được diễn giải bằng sự tài hoa và khéo léo của thời trang.

Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc

Sao việt

06:41:29 15/11/2024
Gây chú ý trong buổi tiệc sinh nhật của Kim Lý còn có sự xuất hiện của Subeo. Cậu cả nhà Hồ Ngọc Hà diện bộ trang phục giản dị với quần short và áo thun trắng.

Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp

Sao châu á

06:37:02 15/11/2024
Sau khi tuyên bố ly hôn vào tháng 12 năm ngoái thì vào đầu năm nay, ngôi sao Đài Loan (Trung Quốc) Từ Nhược Tuyên được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp.

Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có

Hậu trường phim

06:03:07 15/11/2024
Mới đây, một phân đoạn trong Rèm Ngọc Châu Sa đã vô tình bóc mẽ đặc quyền độc nhất chỉ Triệu Lộ Tư mới có, khiến MXH râm ran không ngớt.

Quân Già bị vợ cả phản bội ở Độc Đạo, khán giả hả hê tưng bừng khắp MXH

Phim việt

06:02:14 15/11/2024
Trong tập 33 Độc đạo lên sóng VTV3 tối 13/11, khán giả vô cùng hả hê với tình tiết Quân Già bị vợ cả phản bội. Và mọi chuyện đều nằm trong kế hoạch của Hồng.