Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất giải thể, hợp nhất những đơn vị nào?
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất giải thể, tổ chức lại, hợp nhất nhiều cơ quan, đơn vị thuộc Bộ này.
Theo dự thảo Tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) đang được Bộ Tư pháp thẩm định, nhiệm kỳ 2016-2021 Bộ này đã giảm 1 Vụ (sáp nhập Vụ Kế hoạch – Tổng hợp với Vụ Tài chính) và giảm 4 phòng trong Vụ; giảm 4 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc rà soát, sắp xếp cơ cấu bên trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ KH-CN cũng đã giảm 13 phòng thuộc các Cục; tổ chức hành chính thuộc Vụ, Văn phòng, Thanh tra đã giảm 4 phòng…
Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trên cơ sở các nội dung hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Bộ KH-CN đã tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, làm rõ việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định tại Nghị định số 101/2020 và Nghị định số 120/2020 của Chính phủ.
Trong dự thảo tờ trình đang được Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ KH-CN đã đề xuất về cơ cấu tổ chức cụ thể như sau:
- Giải thể Vụ Thi đua – Khen thưởng: Theo đó, chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý về thi đua, khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ hoặc một đơn vị quản lý trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức lại Cục Năng lượng nguyên tử thành Vụ Năng lượng nguyên tử. Cục Năng lượng nguyên tử được thành lập ngày 5/2/2010 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ KH-CN, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử trên phạm vi cả nước và thực hiện các hoạt động sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Cục.
Video đang HOT
Thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn, sắp xếp các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc các bộ, ngành, đồng thời triển khai thực hiện Nghị định số 101/2020 và Nghị định số 120/2020, Bộ KH-CN đề nghị kiện toàn, tổ chức lại Cục Năng lượng nguyên tử thành Vụ Năng lượng nguyên tử.
Việc kiện toàn Cục để hình thành Vụ bảo đảm thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ KH-CN trong công tác quản lý nhà nước về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Mặt khác việc kiện toàn, sắp xếp này bảo đảm thực hiện phương án sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Chính phủ, các văn bản pháp luật có liên quan.
- Bỏ Phòng trong Vụ (17 Phòng).
- Hợp nhất 3 cơ quan Báo, Tạp chí gồm: Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam, Báo Khoa học và Phát triển và Tạp chí Tia sáng để hình thành một cơ quan Báo Vnexpress (giảm 2 đơn vị sự nghiệp báo chí trực thuộc Bộ). Báo VnExpress trực thuộc Bộ KH-CN, hoạt động theo hai loại hình in và điện tử, bảo đảm theo đúng quy hoạch báo chí và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Công tác kiện toàn, sắp xếp các cơ quan báo trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, phát triển hệ thống báo chí theo hướng tăng cường hơn nữa chất lượng, đáp ứng yêu cầu thông tin truyền thông đa dạng theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo dự thảo nghị định, cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN sẽ gồm: 1.Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; 2.Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật; 3.Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ; 4.Vụ Công nghệ cao; 5.Vụ Năng lượng nguyên tử; 6.Vụ Kế hoạch – Tài chính; 7.Vụ Pháp chế; 8.Vụ Tổ chức cán bộ; 9.Vụ Hợp tác quốc tế; 10.Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương; 11.Văn phòng Bộ; 12.Thanh tra Bộ; 13. Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ; 14.Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia; 15.Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 16.Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; 17.Cục Sở hữu trí tuệ; 18.Cục Công tác phía Nam; 19.Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 20.Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; 21.Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; 22. Báo VnExpress (được hình thành từ việc hợp nhất Báo Khoa học và Phát triển với Báo điện tử tin nhanh Việt Nam); 23.Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 24.Trung tâm Công nghệ thông tin.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và danh sách các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc bộ.
Ứng dụng năng lượng nguyên tử tại Việt Nam - Bài cuối: Hướng đi nhiều tiềm năng
Nhiều địa phương và doanh nghiệp đã tích cực triển khai và đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Một góc lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh tư liệu: Đặng Tuấn/TTXVN
Triển vọng nhân rộng trên cả nước
Theo Thạc sỹ Đỗ Ngọc Điệp, Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ), Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên xây dựng chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 tập trung vào các lĩnh vực: Y tế; nông nghiệp; tài nguyên - môi trường; công nghiệp và xây dựng. Các chương trình được xây dựng dựa vào điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế địa phương với kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và giải quyết các vấn đề của tỉnh.
Cụ thể, với lĩnh vực y tế, tỉnh Thái Nguyên tăng cường năng lực chẩn đoán, điều trị ở các bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt là Bệnh viện C Thái Nguyên và một số bệnh viện khác của tỉnh; tăng cường, chuyển giao các thiết bị trong y học hạt nhân như: máy chụp Xạ hình cắt lớp bằng tia Gamma (SPECT); hệ thống máy chụp Xạ hình kết hợp SPECT/CT tiên tiến nhất hiện nay; tiếp cận và định hướng ứng dụng các kỹ thuật xạ trị tiên tiến trong điều trị bệnh nhân ung thư...
Thái Nguyên là tỉnh nổi tiếng với các sản phẩm từ chè. Do vậy, đơn vị xây dựng chương trình đã đưa vào giải pháp để giảm chi phí về phân bón, tăng chất lượng cây chè thông qua các chế phẩm từ công nghệ chiếu xạ. Ngoài ra, nội dung chương trình cũng đề cập đến việc sử dụng các chế phẩm khác dành cho các cây ăn quả của tỉnh như: bưởi, na... nhằm mục đích giảm chi phí liên quan đến việc sử dụng các chất bảo quản hóa học, thuốc hóa học tăng trưởng cây ăn quả mà thay vào đó là các sản phẩm ít độc hại hơn từ công nghệ chiếu xạ.
Với lĩnh vực tài nguyên - môi trường, tỉnh Thái Nguyên triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ công tác quản lý ô nhiễm nguồn nước tại các khu công nghiệp, khu sản xuất; ứng dụng kỹ thuật thủy văn đồng vị đánh giá ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước ngầm cấp nước cho các khu vực trên địa bàn tỉnh; ứng dụng kỹ thuật đồng vị trong quản lý tài nguyên đất dốc, xói mòn.
Ngoài ra, do địa bàn có nhiều khu công nghiệp nên có nguy cơ xảy ra sự cố bức xạ bởi việc thu mua sắt thép phế liệu có lẫn nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro từ các sự cố này, tỉnh đã xây dựng chương trình kiểm soát, quan trắc phóng xạ từ các khu công nghiệp lớn để có những biện pháp ứng phó kịp thời giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.
"Chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử của Thái Nguyên có thể là một chương trình mẫu để áp dụng với các tỉnh, thành trên cả nước, các địa phương phối hợp với Cục Năng lượng nguyên tử xây dựng chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử phù hợp với thực tiễn tại các địa phương" , Thạc sỹ Đỗ Ngọc Điệp nhấn mạnh.
Nói đến ứng dụng năng lượng hạt nhân, không thể không nhắc đến Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) - nơi duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.
Theo Tiến sĩ Phan Sơn Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, những năm qua, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã đạt nhiều thành tựu vượt bậc trong nghiên cứu, sản xuất chất đồng vị và dược chất phóng xạ phục vụ các cơ sở y tế hạt nhân trong việc khám, điều trị bệnh ung thư.
Trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19, hằng năm Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cung cấp tới 40% chất đồng vị phóng xạ cho các cơ sở y tế hạt nhân trong nước, phần còn lại nhập khẩu từ nước ngoài. Thậm chí, có thời điểm, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cung cấp 100% dược chất phóng xạ cho các cơ sở y tế. Giá đồng vị phóng xạ do Viện cung cấp cũng chỉ bằng một nửa so với nhập khẩu. Trong thời gian dịch, Viện vẫn thực hiện cung cấp để các cơ sở y tế Việt Nam có thể chủ động về nguồn thuốc và dễ dàng xây dựng được kế hoạch khám và chữa bệnh.
Phát triển những hướng đi tiềm năng
Theo Thạc sỹ Đỗ Ngọc Điệp, một trong những hướng đi tiềm năng là ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nông nghiệp xanh. Hiện việc sử dụng vi lượng đất hiếm cho thấy cây trồng, vật nuôi có sức khỏe tốt và vi lượng đất hiếm giống như dạng thực phẩm chức năng để bồi dưỡng cho cây trồng vật nuôi thông qua đường tiêu hóa để cho các loại cây trồng, vật nuôi này phát triển tốt hơn.
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã hợp tác với các doanh nghiệp để triển khai giải pháp công nghệ vi lượng đất hiếm trong nông nghiệp, từ đó phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ và bền vững. Viện đã hợp tác với Công ty Cổ phần Atom Feed - doanh nghiệp tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp nhờ ứng dụng khoa học công nghệ cao để triển khai các dự án ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm trong chăn nuôi: thủy hải sản; gia cầm, lợn và cây trồng.
Ông Nguyễn Trọng Tín, Giám đốc Công ty Cổ phần Atom Feed chia sẻ: "Với dự án nuôi tôm thẻ chân trắng tại cửa sông Cổ Chiên, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, đầu năm 20214, nhóm nghiên cứu đã thả 140 kg tôm vào bể, sau đó trộn vi lượng đất hiếm vào thức ăn cho tôm. Trong quá trình nuôi tôm, tiêu hóa và đường ruột của tôm rất tốt, dẫn đến giảm thiểu sử dụng kháng sinh vì tôm ít bị bệnh; thời gian tôm lột vỏ thấp hơn (chỉ 3 ngày thay vì 5 ngày). Đáng chú ý, sau 98 ngày, tỷ lệ tôm rớt của ao sử dụng đất hiếm là 5 con/kg, trong khi tỷ lệ ở 3 ao đối chứng lần lượt là 30, 45 và 52 con/kg. Tôm thu hoạch trong ao sử dụng đất hiếm đạt khối lượng 24,8 con/kg, vào thời điểm thuận lợi có thể lên tới 15-22 con/kg".
Một hướng đi tiềm năng khác có thể kể đến các kỹ thuật đồng vị (C-13 và O-18) trong nghiên cứu: các quá trình môi trường; nguồn gốc nguồn nước khoáng nóng; truy xuất nguồn gốc nông sản... Theo Thạc sỹ Hà Lan Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam), ứng dụng đồng vị bền để truy xuất nguồn gốc nông sản là một hướng mới trên thế giới, "bắt đầu từ những năm 1980 nhưng phát triển mạnh nhất trong khoảng 10 năm gần đây".
Dựa trên tính chất của tỷ số đồng vị bền (đồng vị bền là những đồng vị không phân rã phóng xạ), tỷ số giữa đồng vị nhẹ và đồng vị nặng của nguyên tố tồn tại trong các loại nông sản có thể phản ánh giá trị đồng vị ở khu vực địa lý mà nông sản đó sinh trưởng. Vì vậy, trong nghiên cứu giám định thực phẩm, thế giới đã nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật phân tích đồng vị nặng phân biệt giữa các vật liệu giống hệt nhau về hóa học.
Ở Việt Nam, nhằm chứng minh tính khả thi trong truy xuất nguồn gốc nông sản, lĩnh vực dường như còn "bỏ ngỏ" tại Việt Nam bằng kỹ thuật đồng vị bền, Thạc sỹ Hà Lan Anh và cộng sự Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân đã thực hiện thành công đề tài "Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đồng vị (C-13 và O-18) hỗ trợ phát triển nguồn gốc nông sản (táo)" (2018-2020). Đây cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong xác thực nguồn gốc địa lý.
Có thể thấy, triển khai Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nhiều khía cạnh của đời sống. Tuy nhiên, Tiến sỹ Trần Bích Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử cho rằng, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần xác định một số lĩnh vực tiềm năng để tập trung phát triển mạnh hơn, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tập trung vào những ứng dụng giải quyết các vấn đề nóng và mới nổi trên thế giới như: Kiểm soát và ngăn chặn bệnh truyền nhiễm từ động vật, bảo vệ môi trường, xu hướng chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc.
Ứng dụng năng lượng nguyên tử tại Việt Nam - Bài 1: Dấu ấn trên nhiều lĩnh vực Tại Việt Nam, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã đạt được dấu ấn trên nhiều lĩnh vực như: Điều trị y học hạt nhân, xạ trị hiện đại, đột biến gen tạo ra các giống mới, chiếu xạ bảo quản thực phẩm, trái cây... mang lại giá trị kinh tế xã hội. Ngày 22/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định...