Bộ KH-ĐT: Chỉ nên giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cho biết, đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải vẫn còn có ý kiến trái chiều.
Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu liệu có giảm?
Tại Dự thảo Tờ trình và Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ KH-ĐT cho biết, kiến nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của ngành vận tải, các Bộ, ngành hiện chưa thống nhất ý kiến.
Cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng Luật Bảo vệ môi trường không quy định việc miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường, do đó đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết.
Trong khi đó, theo quan điểm của Bộ KH-ĐT, nội dung kiến nghị này nên giữ lại. “Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với nhiên liệu bay để hỗ trợ cho ngành hàng không, là ngành vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch, không áp dụng đại trà do giá xăng, dầu đang có xu hướng giảm mạnh”- Tờ trình nêu rõ.
Video đang HOT
Theo dự thảo Nghị quyết, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Chính phủ quyết nghị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như: Miễn 100% lệ phí môn bài năm 2020 cho các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch. Đối với các hộ kinh doanh đã nộp, số tiền đã nộp được khấu trừ vào nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài phải nộp các năm sau;
Giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước; Giảm 30% tiền thuê đất trong thời gian 06 tháng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh bị ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020.
Ngoài ra, theo dự thảo này, Chính phủ cũng sẽ miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không; Áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra. Đồng thời, giảm lãi suất cho doanh nghiệp, gia hạn nộp thuế đối với một số loại thuế… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân;
Cắt giảm 30% kinh phí hội họp, đi công tác trong nước; 50% kinh phí đi công tác nước ngoài của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, Chính phủ quyết nghị trình ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, họp tác xã trong năm 2020; Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết tháng 09 năm 2020.
Trước đó, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, trình phương án giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở mức phù hợp do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh. Theo Bộ Công Thương, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện ở mức cao (khoảng 55% – 60% đối với mặt hàng xăng, 35% – 40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó, thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11% – 20% đối với mặt hàng dầu.
Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế, để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học.
Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế môi trường với xăng dầu
Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu do tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện đang ở mức cao.
Bộ Công Thương kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu. Ảnh: TTXVN.
Trong văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất xem xét điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu.
Theo Bộ Công Thương, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện ở mức cao, khoảng 55% - 60% đối với mặt hàng xăng, 35% - 40% đối với mặt hàng dầu. Trong đó, thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11% - 20% đối với mặt hàng dầu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng bị đẩy lên cao.
Hiện một lít xăng phải chịu nhiều loại thuế, gồm nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng. Ngoài ra, còn có một số khoản như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, trích Quỹ bình ổn giá.
Đặc biệt, Bộ Công Thương kiến nghị xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học.
Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 RON 92 đang ở mức 3.800 đồng/lít, việc tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 bằng 95% mức thuế bảo vệ môi trường của xăng khoáng RON92 như hiện nay là chưa phù hợp bởi xăng E5 RON 92 có 95% là xăng RON 92 và 5% là ethanol.
Theo Bộ Công Thương, không nên lấy mức 95% một cách cơ học và chỉ khác nhau 5%, mà phải đánh giá dựa vào mức độ khí phát thải khi sử dụng xăng E5. Theo kết quả các nghiên cứu đã được thực hiện, việc sử dụng xăng E5 RON 92 giảm đáng kể các khí thải gây ô nhiễm môi trường như khí CO (giảm 27,76%), HC (giảm 16,23%),... so với các loại xăng khoáng thông thường.
"Vì vậy, cần cân nhắc đưa ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5 RON92 dựa theo mức độ phát thải (75 - 80%) mức thuế đối với xăng khoáng", Bộ Công Thương kiến nghị trong văn bản.
Thu Trang
Bộ GTVT đề xuất đề nghị miễn giảm, hoãn thuế giúp hàng không ứng phó đại dịch Covid-19 Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách, Bộ GTVT kiến nghị. Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị...