Bộ KH-CN lên phương án sản xuất vắc xin phòng Covid-19
Nhiều doanh nghiệp sản xuất vắc xin và thuốc sinh học đã được triệu tập để bàn cách giúp Việt Nam sản xuất vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức buổi họp về việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp này có hầu hết các nhà sản xuất vắc xin và thuốc sinh học tại Việt Nam.
Danh sách này bao gồm các đơn vị nhiều kinh nghiệm như Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 ( Vabiotech), Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac), Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen và các chuyên gia, các viện nghiên cứu, trường đại học…
Tại buổi làm việc, các đại biểu đều khẳng định, vắc xin phòng Covid-19 là một vắc xin mới, rất khó điều chế. Đặc biệt, vấn đề đáp ứng miễn dịch của Covid-19 còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.
Trên thế giới hiện có khoảng 100 đơn vị nghiên cứu vắc xin phòng ngừa Covid-19. Mỗi nhóm nghiên cứu vắc xin lại sử dụng những công nghệ khác nhau. Trong đó, có tổng cộng 8 loại vắc xin đã và đang thử nghiệm lâm sàng trên người.
Video đang HOT
Các nhà khoa học Việt Nam đang tích cực chung tay vào việc tìm ra biện pháp đẩy lùi dịch Covid-19.
Việc nghiên cứu sản xuất vắc xin phải tuân thủ theo quy trình rất nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi chi phí rất tốn kém, thời gian kéo dài nhiều năm. Trong trường hợp đại dịch, có thể tiến hành song song một số giai đoạn nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn cho người.
Việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin nói chung, đặc biệt là vắc xin phòng Covid-19 đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ chức, đơn vị. Do vậy, Việt Nam cần nhiều nhà sản xuất cùng phát triển vắc xin phòng Covid-19 để có thể có được công nghệ tối ưu.
Trong trường hợp vắc xin Covid-19 được sản xuất thành công, Việt Nam sẽ có thể chủ động trong công tác phòng chống dịch. Khi có trong tay công nghệ vắc xin, Việt Nam cũng sẽ có khả năng ứng phó với cả các biến thể khác của virus Corona chủng mới.
Do rất ít nước sản xuất được vắc xin phòng Covid-19, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội rất lớn để thương mại hóa sản phẩm này.
Để một vắc xin có thể thương mại hóa, sau khi nghiên cứu thành công sẽ còn nhiều bước cần thực hiện. Thí nghiệm trên động vật, trên người và đánh giá an toàn… là điều bắt buộc phải làm. Việc điều chế vắc xin phòng Covid-19 vì thế sẽ không thể làm xong chỉ trong một sớm một chiều.
Tuy vậy, các nhà khoa học Việt Nam đang rất quyết tâm trong việc nghiên cứu để tìm ra cách điều chế vắc xin phòng Covid-19. Hiện Việt Nam cũng đã có những thành quả nghiên cứu bước đầu như: phân lập được virus, sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm…
Bill Gates: 'Vắc xin COVID-19 có thể có trong 9 tháng tới, chỉ cần hiệu quả 70% là đủ'
Theo Bill Gates, vắc xin là một trong những cách duy nhất để cuộc sống có thể trở lại bình thường sau đại dịch.
Bill Gates cùng tổ chức của mình đang tập trung toàn bộ nguồn lực để chống lại virus corona chủng mới. Người đồng sáng lập Microsoft cho biết cuộc sống sẽ không thể trở lại bình thường cho đến khi có một vắc xin hiệu quả để kiềm chế sự lây lan của nó. Tin tốt lành là có thể chúng ta có thể sẽ có vắc xin sớm hơn dự kiến, theo Bloomberg.
"Bác sĩ Anthony Fauci cho biết ông nghĩ sẽ cần 18 tháng để phát triển vắc xin virus corona," Bill Gates chia sẻ trong một bài blog. "Tôi đồng ý với ông nhưng quá trình này có thể sẽ dao động trong khoảng từ 9 tháng đến 2 năm."
Ngay cả khi quá trình phát triển vắc xin kéo dài tới 18 tháng, đây vẫn sẽ là vắc xin được phát triển nhanh nhất trong lịch sử loài người. Bill Gates cho biết khoảng từ 8 đến 10 trong tổng số 115 ứng viên vắc xin COVID-19 có vẻ rất tiềm năng.
"Tôi đặc biệt hào hứng với hai cách tiếp cận của một số ứng viên vắc xin: vắc xin RNA và DNA," Bill Gates cho biết. "Mọi thứ có thể mù mờ ở thời điểm hiện tại nhưng sẽ có ánh sáng nơi cuối đường hầm."
Cũng theo Bill Gates, ông kì vọng một vắc xin có độ hiệu quả 70% là đủ để chặn đứng đại dịch. Một vắc xin có độ hiệu quả 60% cũng thuộc hàng sử dụng được song chúng ta vẫn có thể sẽ thấy một số đợt bùng phát mang tính chất địa phương hoá.
Bên trong startup tí hon ở Ý đang chạy đua phát triển vắc xin COVID-19 Takis Biotech kì vọng có thể thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 trên người vào mùa thu năm nay. Bốn ngày trước khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận ở Ý hôm 31/1, một công ty công nghệ sinh học nhỏ ở ngoại ô Rome cho biết đang chuyển hướng kinh doanh. Các nhà nghiên cứu tại Takis Biotech, trước...