Bờ kè ĐH Quốc gia TP HCM mới sử dụng đã sạt lở
Hơn 200 m bờ kè trên con đường vừa hoàn thành vài tháng trong khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM đã sạt lở, bêtông sụp xuống, vỉa hè vỡ vụn, đá lởm chởm.
Con đường ĐH Quốc tế đến Ký túc xá khu B (Đại học Quốc gia TP HCM) dài khoảng 600 m mới được đưa vào sử dụng giữa năm. Khi đưa vào hoạt động được vài tháng, tuyến bờ kè xuất hiện vết nứt, sụt lún. “Sau vài trận mưa, các đoạn bêtông cứ vỡ ra, sụp xuống cùng đất cát”, chị Liên, người bán nước mía, cho biết.
Có hơn 200 m phần bờ kè bị trôi tuột xuống vực sâu khoảng 3 m.
Buổi chiều, nhiều sinh viên vẫn vô tư đi dạo mát, hóng gió trên nhiều đoạn bị hư hỏng, có nguy cơ sụt lún tiếp.
Những đoạn bêtông vỉa hè không bị vỡ thì tạo thành hàm ếch nguy hiểm cho người qua lại.
Bất chấp nguy hiểm, nhiều người vẫn vô tư chạy xe trên đoạn vỉa hè đã hư hỏng.
Video đang HOT
Những đoạn chưa bị sạt lở thì cũng xuất hiện nhiều vết nứt.
Gần 2 tháng sau sự cố, đơn vị thi công chưa sửa chữa mà chỉ rào đường lại.
Theo đại diện Ban quản lý dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP HCM, do chưa khảo sát để tìm nguyên nhân gây sạt lở nên chưa thể quy trách nhiệm, ước tính thiệt hại. Dự tính trong tháng 12 đơn vị sẽ cho sửa chữa đoạn đường cùng bờ kè hư hỏng.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Đê sông Nhuệ vừa hoàn thành đã nứt vỡ
Mặt đê sông Nhuệ (Hà Nội) vừa hoàn thiện thời gian ngắn đã bị cày xới, rạn nứt, đá hộc lổn nhổn, có đoạn sâu hơn 50 cm, kè bên sông đứt đoạn.
Tuyến đường đê sông Nhuệ thuộc dự án gia cố bờ kè tả sông Nhuệ tại thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội được khởi công năm 2011, hoàn thành cuối năm 2014.
Việc xây dựng bờ kè không thực hiện xuyên suốt mà chỉ kè theo điểm nên đường đê có đoạn kè có đoạn không. Tổng chiều dài gia cố bê tông bờ tả sông Nhuệ kết hợp làm đường giao thông dài hơn 3,3 km, chi phí xây lắp dự án gần 56 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, do UBND huyện Thanh Trì làm chủ đầu tư.
Dự án gia cố đê được người dân thôn Thượng Phúc rất mong đợi, bởi đây là trục đường chính. Trước kia đê là đường đất, mỗi khi mưa bùn lầy không đi nổi, nắng thì bụi mù mịt.
Nhưng dự án vừa hoàn thành được vài tháng thì đã bị lún nứt nhiều đoạn. Đoạn sụt lún sâu nhất kéo dài gần 100 mét, nằm trên địa bàn đội 9 thôn Thượng Phúc.
Đất nền bị xói lở, hở khe rộng nằm chông chênh, có nguy cơ sạt lở. Lớp bê tông dày chờ trôi xuống dòng sông Nhuệ.
Có những điểm vệt nứt rộng 10 cm, gây nguy hiểm cho người qua lại nếu xe bị lọt bánh.
Dù mục tiêu là làm đường giao thông nhưng đường xấu nên người dân qua lại thưa thớt, phương tiện chủ yếu là xe máy, xe đạp. Nếu có xe đi ngược chiều thì một bên phải dừng lại nhường đường.
"Đoạn đường này bị cày nát cách đây hơn 2 tháng. Ban đêm khoảng 23h đến 1h lác đác xe tải chở vật liệu chạy qua. Cách đây không lâu một chiếc xe chở vật liệu xây dựng đi qua bị lún nghiêng suýt lật", chị Lý (đội 9, thôn Thượng Phúc) cho biết.
"Đợt mưa lụt vừa qua, nhiều xe ôtô đổ gạch đất vào đoạn hố sâu để tôn nền khiến hiện trạng đường càng biến dạng", chị này nói thêm.
Trên đê, nhiều tảng bê tông lớn dính nguyên lớp ni lông bị xới tung được người dân kéo sang vệ đường.
Ông Lưu Đình Hùng, phó chủ tịch xã Tả Thanh Oai cho biết: "Trước đây, con đường không có xe ôtô. Hơn một năm sau khi đường hoàn thành, dự án khu đô thị Thanh Hà khởi công xây dựng nên một số xe vật liệu chạy qua. Cùng với đó, xã đang làm tuyến đường nông thôn mới, các phương tiện chọn đoạn đê này làm đường tránh khiến mặt đê xuống cấp, vỡ ở nhiều điểm".
Theo ông Hùng, chiều 28/10 cán bộ xã sẽ đến xác định vị trí sụt lún để cắm biển hạn chế trọng tải, sau đó kết hợp với các bên liên quan tiến hành sửa chữa. Thời gian tu sửa dự kiến trong vòng nửa tháng.
Ngọc Thành
Theo VNE
Hè, đường sụt vỡ toang hoác ở Vinh: Không phải lần đầu Báo cáo của đơn vị tư vấn cho thấy, trong vòng 100m tại khu vực xảy ra sụt lún đã có nhiều lần bị hở ống cống và sụt lún cục bộ. Trong 2 lần xuất hiện các hố sụt lún vào tháng 1 và tháng 8/2016, người dân đã tự lấp bịt và hoàn trả các hố sụt này. Hè, lòng đường...