Bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh là hoàn toàn đúng đắn
Hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dã man, nhất thiết phải loại trừ người phạm tội khỏi đời sống. Điều này thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước ta”. Đó là quan điểm của Tiến sỹ Đỗ Đức Hồng Hà Phó Giám đốc phụ trách Học viện Tư pháp về việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi.
Cũng theo TS. Đỗ Đức Hồng Hà, tử hình là hình phạt đặc biệt, có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất nhằm tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Nhà nước đã loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của cả xã hội.
Tử hình không đặt ra mục đích cải tạo và giáo dục người bị kết án song vẫn có mục đích phòng ngừa riêng, loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án. Đối với xã hội nói chung, án tử hình có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa tội phạm.
Từ thực tiễn xét xử cho thấy, tử hình chỉ được áp dụng trong trường hợp người phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội…, có ảnh hưởng rất xấu và bị dư luận xã hội kịch liệt lên án.
Trên thế giới đã có gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các loại tội phạm. Những năm gần đây, ở nước ta đã có sự phân hóa thành 2 luồng quan điểm – quan điểm ủng hộ và phản đối việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình.
Những quan điểm ủng hộ cho rằng, việc giữ lại hình phạt tử hình còn cần thiết do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước.
Hình phạt tử hình vẫn cần áp dụng cho những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dã man, tàn bạo (Trong ảnh: Tòa tuyên án tử hình bị cáo Huỳnh Văn Tấn (Bến Tre) – kẻ nhẫn tâm giết vợ, mẹ vợ, anh vợ tháng 3-2015)
Trái với quan điểm này, không ít người lại cho rằng, tử hình là hình phạt trái với nội dung của nguyên tắc nhân đạo trong BLHS, quyền được sống của con người là một quyền tự nhiên có tính phổ biến, không ai có quyền tước bỏ, việc bãi bỏ hình phạt này là phù hợp với nguyên tắc nhân đạo nói chung.
Hiện nay, trong BLHS, hình phạt tử hình chỉ còn được quy định đối với một số nhóm tội. Ngoài việc quy định cụ thể các tội phạm mà Toà án có thể áp dụng hình phạt tử hình, BLHS còn hạn chế tối đa khả năng áp dụng hình phạt đó: Tử hình chỉ được áp dụng trong phạm vi những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Thậm chí, ngay cả khi có đủ điều kiện này thì tử hình cũng không phải là hình phạt duy nhất, mà là khả năng cuối cùng, khi Toà án xét xử thấy không thể áp dụng loại hình phạt khác. Pháp luật cũng nghiêm cấm áp dụng hình phạt này đối với những người phạm tội khi chưa thành niên hoặc phụ nữ có thai.
Video đang HOT
Từ những phân tích nêu trên, TS. Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, Dự thảo BLHS (sửa đổi) bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh là hoàn toàn đúng đắn. Hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dã man, tàn bạo, nhất thiết phải loại trừ người phạm tội khỏi đời sống.
Do vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hình phạt tử hình cần được tiến hành theo các hướng: Tiếp tục thu hẹp, hạn chế việc quy định hình phạt tử hình trong phần các tội phạm. Việc hạn chế, thu hẹp hình phạt tử hình thông qua quá trình phi hình sự hóa được thực hiện bằng nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, thi hành hình phạt tử hình một cách chặt chẽ, nghiêm khắc, đồng thời bổ sung quy định điều kiện hoãn thi hành hình phạt tử hình và việc chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù có thời hạn…
Theo_An ninh thủ đô
Chàng rể bị bố, anh vợ chôn: Tội ác đêm nghĩa địa
Trong vụ chàng rể bị bố, anh vợ chôn, nạn nhân trước đó vẫn thở sau đó bị bóp cổ đến chết mới chôn.
Nạn nhân là Nông Văn Tuyên (29 tuổi, Lạng Sơn), Tuyên bị nghi đã bị giết hại tại thôn Rooc Mẹt, xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum.
Năm 2009 Tuyên đã chọn xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei là nơi tìm việc làm sau đó nên duyên với chị Y Hôn (19 tuổi, ở thôn Rooc Mẹt, xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei).
Khoảng 20 giờ ngày 20/3/2015, A Blen (45 tuổi, bố vợ Tuyên), A Nhôm (20 tuổi, anh vợ Tuyên), A Bơ (em họ của A Nhôm), A Rao (một thanh niên trong làng) cùng một số họ hàng của A Nhôm tổ chức uống rượu tại nhà của ông A Blen.
A Nhôm và A Blen (Ảnh CA.TPHCM)
21h, Tuyên cầm hai con dao xuất hiện miệng quát to: "Y Hôn đâu, mày ra đây tao đánh chết mày! Không trả con tao thì tao giết cả nhà mày".
Thấy Tuyên ăn nói hỗn láo, thái độ hung hăng, A Nhôm đứng lên chửi nhau với Tuyên. Được mọi người can ngăn Tuyên ngồi vào bàn uống rượu.
A Nhôm vì quá bực tức, không kiềm chế được cơn giận liền đi ra phía sau vườn cầm một khúc củi dài khoảng 1m quay vào, lợi dụng lúc Tuyên không để ý liền lao tới đánh vào lưng hai nhát.
Trong lúc Tuyên còn chưa kịp phản ứng, A Nhôm dùng chân đá liên tiếp nhiều cái vào bụng Tuyên làm mất đà ngã ngửa ra nền nhà.
Nắp xoong đối tượng dùng gây án (Ảnh CA.TPHCM)
Tiếp sau đó, A Nhôm dùng một nắp xoong to bằng gang đập 4 cái vào đầu Tuyên, lúc này máu từ đầu nạn nhân chảy ra lênh láng. Nhiều người trong cuộc nhậu hoảng sợ bỏ ra về.
Sợ Tuyên tỉnh dậy sẽ đánh chết cả nhà nên A Blen đưa cho A Nhôm 1 sợi dây thừng để trói tay và chân Tuyên. Sau đó 2 người khiêng Tuyên đi. Trước khi khiêng đi, A Blen còn lục túi Tuyên lấy điện thoại di động và chiếc ví trong có 3 triệu đồng .
Do trời quá tối nên ông A Lức (ông ngoại A Nhôm), A Ngót (cậu ruột A Nhôm) cũng đi theo, mỗi người cầm theo đèn pin soi đường và kèm theo 2 cây cuốc.
A Blen và A Nhôm khiêng Tuyên vào nhà rông nhờ dân làng giải quyết nhưng dân làng không đồng ý và bắt phải khiêng đi nơi khác.
Đến gần sáng 21/3/2015, sau khi bàn bạc, A Blen, A Nhôm tiếp tục khiêng nạn nhân đến khu nghĩa địa của làng.
Chuẩn bị bỏ Tuyên xuống hố thì A Blen và A Lức phát hiện mũi Tuyên vẫn thở, người còn nóng, tim vẫn đập và có biểu hiện cựa quậy.
A Blen giật mình lo lắng: "Nó còn sống chúng mày ơi, nó còn cựa quậy thế này làm sao chôn được?". A Nhôm nói: "Phải làm cho nó chết rồi mới chôn".
Nói rồi A Nhôm bảo A Blen dùng hai tay giữ người Tuyên, còn mình ngồi ngang đầu và bóp cổ để Tuyên ngạt thở mà chết hẳn.
Nơi chôn xác nạn nhân Tuyên (Ảnh CA.TPHCM)
Được một lúc tưởng nạn nhân chết rồi và do quá mỏi tay nên A Nhôm thả ra nhưng Tuyên vẫn thở, A Blen dùng hai tay lấy hết sức bóp cổ Tuyên lần nữa.
Kiểm tra người nạn nhân thấy tim đã ngừng đập, mũi ngừng thở, biết Tuyên đã chết hẳn, A Blen và A Nhôm khiêng xác bỏ xuống hố và dùng cuốc xẻng lấp đất lên. Sau khi chôn xong, A Blen và A Nhôm vứt cuốc xẻng, ra suối rửa tay chân rồi về nhà.
Như thông tin trước đó, ngày 18/4/2015, anh Hậu (em ruột nạn nhân, trú xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ một người lạ báo tin dữ "anh Nông Văn Tuyên đã bị giết hại" rồi vội vã tắt máy.
Từ đó, gia đình cố gắng liên lạc nhưng số điện thoại này không còn hoạt động.
Ngày 25/4/2015, để biết được thực hư, anh Hậu cùng gia đình quyết định từ Lạng Sơn khăn gói vào thôn Rooc Mẹt (xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei) để hỏi rõ sự tình và tìm anh Tuyên nghi bị mất tích.
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Vụ chàng rể bị cha và anh vợ thủ tiêu: Nạn nhân bị "chôn sống"? Đột nhiên vào ngày 18/4/2015, anh Hậu bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ một người lạ báo tin dữ "anh Nông Văn Tuyên vào Kon Tum có vợ và con trai 3 tuổi đã bị giết hại" rồi vội vã tắt máy. Như Báo CATP đã đưa tin tức, ngày 14/7/2015, Phòng CSĐTTP về TTXH Công an tỉnh Kon Tum phối...