Bỏ hàng ngàn USD mua … hàng nhái
Nói về thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam, ông Bùi Thái Quang, Phó ban Quản lý rủi ro hải quan, Tổng cục Hải quan mở đầu bằng câu chuyện: “Tôi từng chứng kiến người Việt mình khi bị kiểm tra phải bỏ quần áo khỏi va ly, túi xách, bỏ cả áo khoác nộp cho hải quan sân bay Pháp để nhìn họ tiêu hủy ngay trước mắt, chỉ vì trót mua phải hàng nhái”.
Về vụ gian lận hàng hiệu tại TP.HCM, ông Quang phân tích: Vụ việc ở TP.HCM vẫn đang được cơ quan điều tra tiếp tục xử lý, tuy nhiên, có thể nói về hai khả năng. Thứ nhất, đây là hàng nhái, xuất xứ từ các xưởng của Trung Quốc làm nhái tinh vi sản phẩm thương hiệu nổi tiếng của Ý. Sau khi nhập về với giá rẻ, hàng được đưa vào những cửa hàng sang trọng, bán tại khu phố trung tâm với giá hàng ngàn USD. Thứ hai, đây là hàng thật, nhưng chủ lô hàng hoặc người nhập khẩu đã khai giá trị thấp hơn thực tế để trốn thuế. Như mọi người đã biết, lô hàng này đã được thông quan, đóng thuế nhập khẩu chỉ với 27 triệu đồng (!).
Dù là khả năng nào thì vụ việc trên cũng cho thấy chúng ta đang có lỗ hổng lớn về quản lý sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng xa xỉ.
Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng đang bị lừa bởi những cửa hàng sang trọng trên phố lớn, bán những món đồ hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn USD nhưng trà trộn hàng thật, hàng nhái từ các nguồn gốc khác nhau. Có những người giàu có, thậm chí từng có cả nghệ sĩ Việt Nam ra nước ngoài, sang Pháp, Ý đã bị hải quan tịch thu, rạch túi nhái ngay tại sân bay vì họ đã mang sản phẩm không phải chính hãng. Lúc này, người mang đồ không chỉ mất tiền mà còn bị ảnh hưởng cả danh dự, uy tín.
Cửa hàng Gucci ở 88 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM – Ảnh: D.Đ.M
Ông có thể chỉ rõ lỗ hổng trong quản lý hàng hiệu là gì?
Cơ quan hải quan (HQ) như một tấm rào chắn ngoài biên giới, có chức năng quản lý kiểm tra để ngăn ngừa hàng nhái, hàng kém chất lượng vào Việt Nam qua đường chính ngạch. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức HQ, chỉ mới có một số ít được trang bị kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, còn đa số chưa có chuyên môn sâu về việc này cơ quan HQ Việt Nam chưa có hệ thống phần mềm nhận diện hàng hóa, chưa có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả từ các hãng bán hàng xa xỉ nổi tiếng như Gucci, Milano, Lacoste… Chính vì vậy, khi các kiện hàng về Việt Nam, lúc làm thủ tục HQ, cán bộ HQ không có điều kiện, cơ sở dữ liệu về hàng hóa và nghiệp vụ kiểm tra nhận biết để đối chiếu xem đó là hàng thật hay hàng nhái, giá của nó là bao nhiêu.
Dùng hàng nhái là tội phạm
Ở nhiều nước phát triển, những chiến dịch chống hàng nhái, hàng giả đang được phát huy mạnh mẽ. Thậm chí việc sở hữu hàng nhái đồ hiệu cũng có thể bị liệt vào dạng tội phạm. Pháp hiện là nước duy nhất trên thế giới xem việc sở hữu sản phẩm nhái, chẳng hạn như túi xách giả hàng hiệu, là hành vi phạm tội, có thể bị phạt tù đến 3 năm và 300.000 euro tiền phạt. Còn tại ở những nước thuộc EU khác, HQ có thể tịch thu bất cứ thứ gì hành khách mang trên người mà họ cho rằng là hàng giả hiệu, dù đó là quần áo, mắt kính, mỹ phẩm, hàng da, kèm theo mức phạt có thể lên đến gấp đôi giá trị món đồ.
Video đang HOT
Tại Mỹ, theo Fox News, Phòng Thương mại quốc tế công bố dữ liệu cho thấy tình trạng hàng giả, hàng nhái đã gây tổn thất hơn 1.000 tỉ USD cho thế giới trong năm ngoái.
Thụy Miên
Khi nghiên cứu về sở hữu trí tuệ tại Mỹ, tôi nhận thấy, HQ Mỹ có bộ cơ sở dữ liệu rất hoàn chỉnh, đầy đủ về hàng hóa của các hãng nổi tiếng, với hình ảnh, đặc điểm nhận dạng logo, thương hiệu, các chi tiết đối sánh để so sánh hàng thật, hàng giả. Một số mặt hàng cao cấp như đồng hồ, túi xách, mắt kính đắt tiền còn có code (mã số) đơn nhất cho từng sản phẩm. Nên khi họ nghi ngờ, họ sẽ gõ code lên phần mềm là biết ngay món hàng đó từ đâu, bán ra ngày nào…
Nhưng có ý kiến cho rằng, đến người bình thường cũng biết không thể có áo sơ mi của Ý giá 2 – 3 USD, đôi giày giá 5 USD. Như vậy, có thể xảy ra tình huống chủ hàng đã mua chuộc cán bộ HQ để được thông quan với giá khai báo thấp, nhằm trốn thuế?
Đây cũng là một khả năng không thể loại trừ. Cơ quan điều tra sẽ kết luận có hay không hành vi này. Tuy nhiên, nếu đúng là hàng thật nhưng bị khai báo giá thấp thì đây chính là rủi ro trong công tác quản lý HQ. Tổng cục HQ mới đây đã thành lập Ban Quản lý rủi ro HQ để có thể hậu kiểm, kiểm tra chéo nhằm giám sát quá trình thực thi của các công chức HQ.
Còn nếu lô hàng hàng thương hiệu nổi tiếng thông quan mà khi giám định lại là hàng nhái thì điều đó đã phản ánh lỗ hổng trong công tác kiểm soát HQ.
Vậy làm thế nào để lấp được lỗ hổng mà ông đã chỉ ra?
Để xảy ra tình trạng này, cũng một phần do cơ chế phối hợp chưa tốt giữa các lực lượng chức năng như HQ, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế và kể cả chính quyền địa phương.
Hiện nay biện pháp trước mắt là cần nâng tầm của đơn vị HQ, có hệ thống dữ liệu thông tin về hàng hóa đầy đủ, có cơ chế bắt buộc các hãng bán hàng tại thị trường Việt Nam phải đăng ký nhận diện thương hiệu. Nếu các hãng này muốn tạo lòng tin với người tiêu dùng thì phải đăng ký với cơ quan chức năng của Việt Nam. Thậm chí họ có thể công khai một số thông số, điểm đặc trưng trên website để người tiêu dùng có thể tự phân biệt.
Ngoài ra, khi đó dù chủ hàng có khai báo giá thấp bao nhiêu nhưng HQ có cơ sở giá từ chính nhà sản xuất sẽ buộc doanh nhân nhập khẩu phải khai đúng, nộp đủ thuế.
Làm cách nào để biết hàng hiệu ?
Tổng giám đốc Công ty G. – đang làm đại diện cho hàng chục nhãn hiệu thời trang cao cấp tại Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho biết, đối với các nhãn hiệu túi xách hàng hiệu thì luôn có mã số (series number) nằm ở bên trong sản phẩm. Khách có thể vào website của hãng để coi có trùng hợp mã số. Nếu có thể, khách hàng có thể gọi điện tới tận hãng qua số dịch vụ khách hàng để hỏi về mã số của túi xách mà mình vừa mua và hãng sẽ trả lời ngay lập tức. Một cách khác là chụp hình mã số của sản phẩm gửi mail tới hãng để nhờ xác nhận.
Nhưng với quần áo hàng hiệu lại thường không có mã số thì có thể kiểm tra bằng cách nào? “Bị làm nhái, giả nhiều nhất là áo thun, quần jeans. Nếu đã làm giả rồi thì khách khó có thể kiểm tra phát hiện. Điều này phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh mà thôi”, vị tổng giám đốc nói. Vị này cũng lưu ý nếu khách hàng nghi ngờ chất lượng sản phẩm, muốn gửi hàng qua hãng ở nước ngoài kiểm tra thì cần phải làm giấy xác nhận có chữ ký người bán hàng, đóng gói và niêm phong sản phẩm. Làm như vậy nhằm tránh chuyện cửa hàng từ chối sản phẩm trong trường hợp đó là hàng giả, nhái. Nếu khách chỉ lấy hóa đơn thôi thì không đủ để chứng minh đã mua sản phẩm ở cửa hàng đó trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Trần Tâm – Hoàng Việt
Theo TNO
Nghị trường Cần Thơ cũng "nóng" vì hàng giả, hàng lậu
"Tình trạng hàng giả, hàng lậu trên thị trường, hàng trôi nổi ở chợ đêm Ninh Kiều...khiến người dân rất băn khoăn khi đi mua sắm". Đó là nội dung nổi bật trong phiên chất vấn đầu tiên tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP Cần Thơ khóa VIII chiều 6/12.
Mở màn phiên chất vấn, ông Nguyễn Hữu Lợi- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ, chủ tọa kỳ họp - nhấn mạnh: Các Sở, Ban ngành khi trả lời chất vấn, lãnh đạo các ngành đã hứa thì phải làm, hứa giải quyết trong thời gian bao lâu thì phải thực hiện đúng và nếu làm không được thì phải có báo cáo để các cấp có thẩm quyền xem xét.
Tình hình gian lận thương mại tinh vi nên chưa quản lý hết được
Tại phiên chất vấn đầu tiên, ngành Công thương TP Cần Thơ do ông Nguyễn Minh Toại- Giám đốc Sở "đăng đàn" trả lời. Ngành Công thương nhận được đề nghị làm rõ ý kiến của cử tri về tình hình buôn bán hàng giả, hàng lậu trên thị trường tình hình chợ đêm Ninh Kiều buôn bán hàng trôi nổi, giá cao khiến người dân hết sức băn khoăn khi đi mua sắm.
Trả lời các vấn đề trên, ông Nguyễn Minh Toại cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2012, ngành Công thương và các ngành khác của TP đã tập trung kiểm tra quản lý thị trường trên 10.600 vụ, xử phạt trên 1.800 vụ gồm các hành vi như hàng cấm, nhập lậu, sản xuất và bán hàng giả kém chất lượng, gian lận thương mại... với tổng thu phạt gần 12,4 tỷ đồng. Với những con số trên, ông Toại đánh giá, năm 2012, tình hình hàng gian, hàng lậu, gian lận thương mại trên địa bàn vẫn còn diễn ra ở mức tương đối phức tạp.
Ông Toại cho rằng, chỉ tính riêng mặt hàng năng lượng, ở lĩnh vực xăng dầu, thời gian qua đây là một mặt hàng "nhạy cảm" bởi chất lượng phục vụ cho người dân có nhiều vấn đề phải bàn. Ông Toại cho biết, khi kiểm tra, ngành phát hiện một số doanh nghiệp có tình trạng pha xăng từ A83 sang A92 để bán một số cửa hàng xăng dầu đong thiếu số lượng có nhiều cửa hàng kinh doanh không có giấy phép... Còn đối với mặt hàng ga, có tình trạng sang chiết ga lậu làm ảnh hưởng đến thị trường ga và gây nguy hiểm về cháy nổ. "Khi kiểm tra những nơi nào tình hình vi phạm không mang tính nghiêm trọng thì cam kết giáo dục, còn gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần thì ngành xử phạt quyết liệt", ông Toại nói.
Tuy nhiên, ông Toại thừa nhận, ngành Công thương đã tập trung kiểm tra quyết liệt trên các lĩnh vực nhưng tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục duy trì và có những hành vi rất tinh vi nên lực lượng quản lý chưa làm hết được. Bước đầu, ngành chỉ tập trung kiểm tra ở các khu chợ, cửa hàng trên đường bộ, còn trên đường thủy thì chưa làm tốt.
"Ngành đã làm quyết liệt và hiệu quả mang lại có khích lệ nhưng cũng chưa được hài lòng vì lực lượng quản lý thị trường còn non, mỏng, hoạt động trên các lĩnh vực chưa mang lại hiệu quả được nhiều. Do đó, trong thời gian tới, ngành phối hợp tổ chức tập huấn lại lực lượng quản lý thị trường tốt hơn để đáp ứng yêu cầu mong mỏi của cử tri về ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", ông Toại nói.
Qua phần trả lời đánh giá của Giám đốc Sở Công thương về tình hình lực lượng quản lý thị trường, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Hữu Lợi "bẻ" lại rằng, Giám đốc Sở nói lực lượng quản lý thị trường của TP mỏng nhưng theo ông Lợi thì lực lượng này không mỏng mà rất hùng hậu. Do đó, ông Lợi đề nghị, việc kiểm tra quản lý về hàng hóa cần thường xuyên và mạnh hơn nữa để xử lý kịp thời những vi phạm gây ảnh hưởng đến thị trường.
Một góc chợ đêm Ninh Kiều- Cần Thơ.
Chợ đêm phục vụ du lịch mà bán hàng "trôi nổi" thì không hay!
Một trong những vấn đề mà cử tri Cần Thơ quan tâm đối với ngành Công thương là việc mua bán ở chợ đêm Ninh Kiều. Các cử tri cho rằng, chợ đêm Ninh Kiều bán nhiều hàng "trôi nổi", giá lại cao nên họ rất băn khoăn khi đến đây mua sắm nên đề nghị ngành Công thương có hướng xử lý.
Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Minh Toại cho biết, mục đích mở chợ đêm Ninh Kiều là để cho du khách ở xa, bà con trên địa bàn TP, cán bộ công nhân viên chức đến tham quan mua sắm hàng hóa. Ông Toại đánh giá, thời gian qua, chợ đêm đã phát huy khá tốt nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm.
Ông Toại cho hay, chợ đêm Ninh Kiều bán đa mặt hàng nhưng chủ lực có quần áo may sẵn, hàng hóa gia dụng, giày dép, túi xách. Ông Toại thừa nhận, qua kiểm tra phát hiện hàng Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất cao, còn hàng Việt Nam lại chưa được nhiều. Do đó, ngành chức năng thấy có nhiều vấn đề khó khăn cần phải sắp xếp để các tiểu thương làm tốt hơn.
Với thông tin đa số hàng hóa Trung Quốc có mặt ở chợ đêm Ninh Kiều, đại biểu Trần Thị Thanh Hiền (quận Ninh Kiều) đã "truy" tiếp ngành Công thương về tình hình quản lý khu chợ khá "nổi tiếng" ở Cần Thơ này. Bà Hiền cho rằng, nếu quản lý khó khăn, chưa tốt và không quản lý được hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc thì quan điểm của Sở Công thương có nên tiếp tục duy trì chợ đêm này hay không?
Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Minh Toại nói, khi tham gia mở chợ đêm Ninh Kiều, đơn vị ký kết với ngành cam kết hàng hóa bán đúng chất lượng, xuất xứ tốt và xuất xứ ở đây được coi như của Việt Nam nhưng khi kiểm tra thì phát hiện chủ yếu hàng Trung Quốc. Ngành đã có chỉ đạo đề nghị tiểu thương tăng cường bán hàng Việt Nam chất lượng cao, niêm yết giá, bán đúng giá để phục vụ bà con. "Theo ý cá nhân tôi, chúng ta sẽ tiếp tục duy trì chợ, đồng thời phối hợp để kiểm tra, uốn nắn làm sao tạo nhận thức cho các tiểu thương thực hiện buôn bán đúng chứ không phải cái gì không quản lý được thì cấm", ông Toại nêu rõ quan điểm.
Trong khi đó, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Hữu Lợi cho rằng, chợ đêm Ninh Kiều phục vụ khách du lịch thì nên ưu tiên bán hàng lưu niệm, hàng của địa phương mình và giá cả phải hợp lý chứ có nhiều hàng "trôi nổi", xuất xứ ở đâu đó thì không hay. Do đó, ông Lợi đề nghị ngành Công thương nên kiểm tra thường xuyên, chấn chỉnh lại các hoạt động buôn bán, đặc biệt làm rõ những mặt hàng "trôi nổi" để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân .
Ngày 7/12, HĐND TP Cần Thơ tiếp tục diễn ra với phiên chất vấn ngànhh Y tế, Nội vụ và phần trả lời thêm của Thường trực UBND TP.
Theo Dantri
Hàng nhái, hàng giả, an toàn thực phẩm "đốt nóng" nghị trường Không chỉ vấn nạn cướp giật lộng hành, tình hình hàng nhái, hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được các đại biểu đặc biệt quan tâm, chất vấn lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan tại kỳ họp HĐND TPHCM. Đại biểu Lê Thị Ngọc Thanh cho rằng hiện nay tình trạng hàng nhái, hàng gian, hàng giả, hàng kém...