Bộ GTVT nợ ngàn tỷ, doanh nghiệp “bắt bí” TP Đà Nẵng
Công trình nút giao thông cầu vượt Ngã ba Buế không thuộc phạm vi ngân sách của thành phố nhưng UBND TP.Đà Nẵng vẫn liên tục có công văn kiến nghị Trung ương giải vốn cho doanh nghiệp
Thời gian qua giữa UBND TP.Đà Nẵng và công ty Trung Nam đã có “lời qua tiếng lại” xung quanh việc giải vốn công trình cầu vượt Ngã ba Huế.
Về phía công ty Trung Nam, đơn vị này đã có công văn đề nghị UBND TP.Đà Nẵng thanh toán số tiền 2.050 tỷ đồng dự án cầu vượt Ngã ba Huế. Ngoài gửi công văn cho chính quyền thành phố, công ty này cũng có đơn gửi cho một số cơ quan báo chí trên địa bàn.
Mới đây, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã nêu tên công ty Trung Nam trong số các nhà đầu tư nợ tiền sử dụng đất của thành phố. Theo đó, công ty Trung Nam nợ số tiền hơn 300 tỷ đồng từ dự án Golden Hills và vệt 50 m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.
Cầu vượt ngã ba Huế do Bộ GTVT làm chủ đầu tư (ảnh Đình Thiên)
Sau khi thành phố đưa thông tin trên, công ty Trung Nam lập tức có văn bản tiếp tục đề nghị UBND TP Đà Nẵng thanh toán dự án Nút giao thông Ngã ba Huế để công ty này nộp tiền sử dụng đất dự án Golden Hills và vệt 50 m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.
Liên quan đến việc này, ông Huỳnh Đức Thơ- Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có những chia sẻ thẳng thắn.
Ông Thơ khẳng định, số tiền 2.050 tỷ đồng xây dựng dự án cầu vượt Ngã ba Huế do Bộ GTVT là chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm, Đà Nẵng không có trách nhiệm phải thanh toán số tiền này. Còn số tiền khoảng 300 tỷ đồng công ty Trung Nam nợ tiền sử dụng đất của thành phố, công ty này phải thanh toán là điều đương nhiên.
Video đang HOT
Chủ tịch TP.Đà Nẵng cho rằng, dự án cầu vượt Ngã ba Huế nằm trên trục đường Quốc lộ 1 do Bộ GTVT quản lý, Đà Nẵng chỉ được Trung ương giao điều hành dự án này. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đồng ý đầu tư dự án này bằng hình thức BT (xây dựng chuyển giao và chi trả bằng ngân sách nhà nước).
Sau đó, Chính phủ ghi vốn công trình này vào nguồn vốn trung hạn và thống nhất bố trí vốn cho Bộ GTVT. Tuy nhiên, do ngân sách Trung ương chưa thể cân đối nên đến nay vốn công trình này chưa được bố trí.
“Chưa được bố trí, nghĩa là Trung ương có trách nhiệm bố trí, sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản do chậm bố trí vốn gây ra. Mặc dù không thuộc phạm vi ngân sách Đà Nẵng nhưng thành phố vô cùng có trách nhiệm trong việc này. Thành phố đã có hàng chục công văn, kiến nghị, hàng chục cuộc họp và gần đây đã đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng phát biểu ra giữa nghị trường và đã nhận được ý kiến trả lời, cam kết của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ”, ông Thơ cho biết
Về việc công ty Trung Nam kiến nghị thành phố thanh toán 2.050 tỷ đồng rồi mới trả nợ hơn 300 tỷ đồng tiền sử dụng đất của thành phố, ông Thơ cho rằng: “Anh Tâm Thịnh (ông Nguyễn Tâm Thịnh-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nam) nói như vậy không đúng. Ai nợ thì người nấy chịu. Theo đúng luật thuế nếu chậm trễ thì bị phạt. Cái này Chủ tịch thành phố cũng không thể can thiệp được”.
Theo Danviet
Chủ tịch Đà Nẵng nói về quy hoạch Sơn Trà
"Quan điểm của TP Đà Nẵng là phải đi tìm một sự cân bằng, hợp lý và tích cực trong vấn đề bảo tồn những giá trị về sinh thái, rừng đặc dụng, môi trường cảnh quan thiên nhiên, hài hòa nhất với khả năng khai thác được bán đảo Sơn Trà. Nó cũng giống như phương trình vậy, một bên là phát triển, một bên là bảo tồn và chúng ta đi tìm lời giải phù hợp", Chủ tịch Đà Nẵng nói.
Sáng 27/6, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chủ trì buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2017.
Trả lời phóng viên các báo liên quan đến vấn đề quy hoạch Sơn Trà, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra và có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng đã đề xuất rà soát lại quy hoạch Sơn Trà. Đà Nẵng chủ động đề xuất việc đó chứ không phải sau khi báo chí, dư luận liên tiếng Đà Nẵng mới làm.
Chủ tịch Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của TP Đà Nẵng là phải đi tìm một sự cân bằng, hợp lý và tích cực giữa vấn đề bảo tồn những giá trị về sinh thái, rừng đặc dụng, môi trường cảnh quan thiên nhiên với việc khai thác được bán đảo Sơn Trà để phát triển.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trả lời báo chí về vấn đề quy hoạch Sơn Tr
Cũng theo ông Thơ, hiện có nhiều luồng ý kiến về Sơn Trà: thứ nhất là giữ nguyên hiện trạng, thứ hai tối đa hóa việc bảo tồn và giảm tối thiểu phát triển và thứ 3 là cân bằng cho phù hợp.
Nhưng không chỉ đơn giản là bảo tồn và phát triển, mặc dù cả 2 vấn đề này đều quan trọng. Thực trạng hiện nay trên bán đảo Sơn Trà cũng là yếu tố cần xem xét.
Trên bán đảo Sơn Trà hiện có 25 dự án, một số đã triển khai, một số đang triển khai và một số chưa triển khai, trong đó có 18 dự án phát triển du lịch. Diện tích đất giao bao gồm đất giao, đất thuê, đất giao để quản lý là 1.400 ha. Hầu hết các dự án này đều hoàn thành thủ tục về đất đai.
"Phần đất giao, người ta đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, đã đóng tiền và lấy sổ từ lâu lắm rồi. Đất thuê, người ta cũng đã ký hợp đồng thuê rồi. Riêng đất giao để quản lý phát triển rừng, cái đó là của thành phố chứ không phải của họ. Như vậy, trừ phần đất giao quản lý đi, còn lại đất giao và đất thuê là hơn 800 ha.
Một số dự án đã triển khai, một số đang triển khai và đang chuẩn bị triển khai. Nếu ngay từ đầu không có cái này thì chúng ta giải quyết bài toán Sơn Trà không quá khó. Còn bây giờ phải xử lý những cái đó, nên không phải chúng ta muốn là được ngay", ông Thơ nói.
Theo ông Thơ, càng về sau, nhận thức của Đà Nẵng càng nghiêng về quan điểm tăng cường việc bảo tồn, giữ gìn sinh thái, nhưng cũng phải tính đến việc phát triển khai thác bán đảo Sơn Trà. Đà Nẵng cũng sẽ tham khảo ý kiến qua các hội thảo, hợp tác với hiệp hội, các chuyên gia, những nhà chuyên môn để giải ra bài toán phát triển không xung đột với môi trường.
"Tôi cho rằng, chúng ta cũng nên bày tỏ quan điểm về Sơn Trà theo một tinh thần khoa học, cầu thị và tích cực. Không để kinh tế lấn át, phương hại đến tự nhiên của Sơn Trà", ông Thơ cho hay.
Ông Thơ cũng cho biết, đảng bộ, chính quyền Đà Nẵng nhận thức rất rõ vấn đề. Tuy nhiên, khi tiến hành xử lý vụ việc như thế này cần có thời gian. Cần giải bài toàn để tìm lối ra.
Bán đảo Sơn Tr
"Chúng tôi sẽ đưa ra những phương án thảo luận và sau đó sẽ có một kết luận của tập thể lãnh đạo cao nhất. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc giữ gìn, bảo tồn bán đảo Sơn Trà ở một cách hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của đông đảo mọi người", Chủ tịch Đà Nẵng nhấn mạnh.
Chủ tịch Đà Nẵng cũng khẳng định, lãnh đạo thành phố không hề đứng trước áp lực nào về vấn đề này, không có áp lực nào với doanh nghiệp.
Liên quan đến việc các cán bộ trung, cao cấp đã nghỉ hưu ở Đà Nẵng gửi thư kiến nghị với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về Sơn Trà, ông Thơ cho biết, ông chưa từng nhận được thông tin cũng như kiến nghị của các cán bộ này.
Ông Thơ cũng cho biết, hiện khu vực biển tại dự án của Công ty CP Biển Tiên Sa, do đào xới nên bây gờ bị sạt lở. Nhà đầu tư có đề nghị xin khắc phục bằng cách trồng cây, xây kè chắn.
"Chúng tôi thấy đó là phù hợp. Chúng tôi đã báo cáo với Thường trực để xin ý kiến chỉ đạo và thường trực cũng thống nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đang cân nhắc là sẽ để doanh nghiệp làm hay thành phố bỏ tiền ra làm", ông Thơ nói thêm.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Chủ tịch Đà Nẵng: Sẽ giảm các dự án ở Sơn Trà Ông Huỳnh Đức Thơ nói chính quyền thành phố đang cân nhắc để hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn Sơn Trà. Ngày 27/6, chủ trì cuộc họp báo 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết vừa qua Chính phủ giao thành phố làm hai việc liên quan đến Sơn Trà, gồm...