Bộ GTVT đề xuất hạn chế xe cá nhân từ 2014
Bộ Giao thông vận tải đề xuất như vậy, nếu được Chính phủ đồng ý thì các phương tiện cơ giới cá nhân sẽ bị hạn chế tại một số khu vực nội thành những TP lớn như Hà Nội, TP HCM từ năm tới.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có tờ trình Chính phủ và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các TP lớn ở Việt Nam (gọi tắt là đề án hạn chế xe cá nhân).
Xe sẽ tăng nhiều, đường không đủ
Theo tính toán của Bộ GTVT, trong 10 năm qua, hệ thống giao thông vận tải đô thị tại các TP lớn ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh và việc di dân tự do không kiểm soát tại các đô thị cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cơ giới cá nhân (số phương tiện cơ giới cá nhân năm 2012 tại Hà Nội là 4,3 triệu xe, TP HCM gần 5,5 triệu xe, TP Hải Phòng 826.000 xe, TP Đà Nẵng 578.000 xe, TP Cần Thơ 568.000 xe) đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông và cản trở quá trình phát triển kinh tế – xã hội tại các đô thị. Hơn nữa, từ năm 2014 trở đi, khi kinh tế phục hồi, đặc biệt là lộ trình thực hiện cam kết WTO và AFTA ngày càng đến gần sẽ tạo cơ hội gia tăng khả năng sở hữu ô tô con cá nhân trên cả nước, nhất là tại các đô thị. Đồng thời, cho đến năm 2020, số dự án vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (đường sắt đô thị, BRT – xe buýt nhanh, khối lượng lớn) tại các TP được đưa vào khai thác cũng chỉ đáp ứng được từ 3%-5% nhu cầu đi lại của người dân, phần còn lại vẫn phải dựa vào xe buýt, taxi và các phương tiện cá nhân.
Trong khi đó, hệ thống đường đô thị trục chính theo đúng tiêu chuẩn thiết kế chiếm tỉ lệ thấp, mặt cắt ngang các tuyến phố thường hẹp và không phù hợp với sự gia tăng của phương tiện giao thông. Quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội, TP HCM quá nhỏ so với quỹ đất xây dựng đô thị và phân bố không đều trên địa bàn TP…
Một tuyến phố ở Hà Nội bị kẹt cứng vào giờ cao điểm bởi các phương tiện cơ giới cá nhân
Thu phí phương tiện vào trung tâm
Bộ GTVT đưa ra nhiều giải pháp, trong đó sẽ thực hiện phân luồng và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên một số tuyến phố theo giờ nhất định trong ngày và ngày nhất định trong tuần kết hợp với biện pháp tăng tần suất của phương tiện công cộng cũng như ưu đãi giá vé đối với hành khách tại thời điểm kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân. Đi liền với đó là tăng cường các tuyến đường một chiều đối với phương tiện cá nhân, tổ chức phân tách làn dành riêng cho xe máy và làn xe thô sơ trên các tuyến đường ra vào nội thành có đủ điều kiện về mặt cắt ngang. Đồng thời, áp dụng nhiều mức thu phí trông giữ phương tiện cơ giới theo hướng giảm dần từ trung tâm ra bên ngoài, tăng dần theo mật độ giao thông; nghiên cứu, thí điểm dự án chuyển đổi phí trông giữ xe thành giá dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội thành; nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý sử dụng xe đạp điện, xe máy điện an toàn, hợp lý và có các chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với đơn vị kinh doanh cũng như người sử dụng xe đạp.
Video đang HOT
Riêng đối với Hà Nội và TP HCM, áp dụng ngay những giải pháp cấp bách như triển khai thực hiện các dự án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bao gồm hệ thống BRT của TP, bảo đảm vai trò chủ đạo của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng. Tổ chức các điểm trông giữ phương tiện tại các điểm đầu, điểm cuối và các điểm trung chuyển, trạm dừng xe buýt bên ngoài khu vực trung tâm, các nhà ga đường sắt, cảng hàng không. Đặc biệt, thực hiện kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân theo giờ trong ngày tại các khu vực trung tâm đô thị và trên các tuyến giao thông có mật độ cao trong thời gian cao điểm giao thông kết hợp với tăng cường vận tải hành khách công cộng.
Còn nặng về hành chính
Ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, cho biết việc tìm giải pháp để hạn chế phương tiện xe cá nhân đã được TP Hà Nội nghĩ ra từ nhiều năm trước nhưng khi thực hiện đã gặp phải những phản ứng dữ dội từ phía dư luận nên phải dẹp bỏ.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng những nội dung trong đề án không mới hơn nhiều so với dự thảo trước đây đã bị dư luận phản ứng dữ dội. “Tôi đồng tình với nhận định ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP HCM đã ở mức báo động rồi nhưng các ngành chức năng phải nghĩ dài hơi hơn trong một quy hoạch tổng thể chứ không thể đơn giản cho rằng dùng các biện pháp hành chính để hạn chế như thế” – ông Thanh nói. Cũng theo ông Thanh, ai cũng kêu ùn tắc giao thông tại trung tâm TP nhưng suốt nhiều năm không ai bắt tay nhau cùng giải quyết. “Ô tô con mới là “thủ phạm” chính gây ùn tắc, phải tính tới giải pháp hạn chế vào giờ cao điểm chứ giờ mà đụng vào mớ bòng bong là xe máy để hạn chế, đánh phí thì “chết” rồi! Bởi xe máy còn gắn liền với an sinh xã hội” – ông Thanh phân tích.
“Đẩy cây” cho các địa phương! Một chuyên gia về giao thông khi xem dự thảo đề án đã cho rằng Bộ GTVT rất “khôn khéo” khi đá quả bóng trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện cụ thể cho các địa phương. Dự thảo đề án giao UBND các TP trên cơ sở những giải pháp định hướng và có lộ trình để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện áp dụng phù hợp tại địa phương, hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch thực hiện xong trước ngày 1/4/2014. HĐND và UBND các địa phương xây dựng đề án áp dụng thí điểm thu phí dịch vụ trông giữ xe cá nhân tại một số khu vực trung tâm TP theo hướng áp dụng phí giảm dần từ trung tâm ra ngoại thành và tăng theo mật độ tham gia giao thông (thí điểm trước ngày 1/4/2015)…
Theo Thế Kha
Lại rục rịch lộ trình hạn chế, cấm xe máy
Lộ trình hạn chế, cấm xe gắn máy tại các đô thị lớn tiếp tục được đặt ra như một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT).
Cấm để có bước đi phù hợp
Tại cuộc họp trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP chiều 12/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn quốc gia một lần nữa nhắc lại vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn như một biện pháp quan trọng để giảm ùn tắc và TNGT.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: "Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là những văn bản liên quan trực tiếp đến các nguyên nhân gây ra TNGT như đề án hạn chế và lộ trình cấm xe ô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn".
Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân được coi là một biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông
Gọi là "nhắc lại" bởi vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân đã được nêu ra trong Nghị quyết số 88/NQ-CP từ cách đây 2 năm. Trong đó, UBND TP. Hà Nội và TP.HCM "thực hiện các biện pháp để hạn chế xe mô tô, xe gắn máy và xe ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố". Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn.
Câu chuyện về vấn đề cấm xe máy tại các đô thị lớn gần đây được hâm nóng bởi đề xuất của TS Lương Hoài Nam - cựu Tổng Giám đốc Jetstar Pacific. Ông Nam đã thẳng thắn nêu quan điểm cần lộ trình cấm xe máy ở tất cả các đô thị lớn vì mục đích "Hãy để lại cho thế hệ mai sau các đô thị văn minh, hiện đại, với nền giao thông an toàn và sạch hơn".
Theo TS Nam, cần thiết phải đặt ra lộ trình rõ ràng cấm xe máy từ bây giờ để có các bước đi phù hợp chứ không phải cấm xe máy ngay. Đồng thời, việc cấm xe máy ở các đô thị lớn không phải là mục tiêu mà việc đầu tư cho các phương tiện giao thông đô thị văn minh, hiện đại, an toàn thay thế xe máy như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt ở các đô thị này mới là mục tiêu.
Người dân phải được đi lại thuận tiện hơn
Theo Nghị quyết 88, đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn cần được trình Chính phủ vào quý IV/2012. Nhưng phải 1 năm sau, một dự thảo đề án có nội dung tương tự mới được trình Chính phủ. Đó là dự thảo đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố do Viện Chiến lược và Phát triển GTVT chủ trì.
Còn nhớ, khi Bộ GTVT đưa ra ý tưởng thu phí để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đã gặp phải nhiều phản ứng của người dân. Kéo theo đó, đề án hạn chế phương tiện cá nhân đã phải tạm dừng.
Ở đề án lần này, nội dung thực chất vẫn là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nhưng theo một cán bộ của Bộ GTVT "mục tiêu là phục vụ người dân đi lại thuận tiện hơn, khi xây dựng đề án không được phép đưa ra bất cứ giải pháp nào gây thiệt hại cho người dân".
Đề xuất của TS Lương Hoài Nam - cựu Tổng Giám đốc Jetstar Pacific: Cần lộ trình cấm xe máy ở tất cả các đô thị lớn vì mục đích "Hãy để lại cho thế hệ mai sau các đô thị văn minh, hiện đại, với nền giao thông an toàn và sạch hơn".
Sự dè dặt và thận trọng cũng được thể hiện khi ở Việt Nam "chưa có tiền lệ về việc hạn chế phương tiện cá nhân", vì vậy trong đề án cũng không dùng từ "cấm" mà hướng đến việc "quản lý và kiểm soát".
Cụ thể, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đặt vấn đề "xây dựng lộ trình cụ thể từng bước kiểm soát sự phát triển của phương tiện cá nhân tiến đến hạn chế phương tiện cá nhân hoạt động tại một số khu vực trung tâm của các thành phố lớn (đặc biệt là xe gắn máy)".
Các giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu kể trên được phân thành 4 nhóm cơ bản cho quá trình thực hiện đến năm 2020. Trong đó, giải pháp hàng đầu là ưu tiên cho vận tải công cộng. Ở các đô thị lớn cần tiếp tục thực hiện, phát triển hệ thống xe buýt như tổ chức các làn đường riêng cho xe buýt, các đèn tín hiệu giao thông ưu tiên cho loại phương tiện này và đảm bảo kết nối hệ thống xe buýt với các bến xe trung chuyển hay trung tâm lớn.
Việc thí điểm quản lý và kiểm soát phương tiện cá nhân sẽ được thí điểm ở một số đô thị lớn và giao nhiệm vụ cho từng địa phương thực hiện cho phù hợp. Tuy nhiên theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2020 phương thức vận tải cá nhân tại Hà Nội vẫn chiếm 77 - 82%, còn tại TP.HCM là 75 - 80%.
Các giải pháp quản lý sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông như đã nói ở trên, không có khái niệm "cấm". Đó là các giải pháp kiểm soát và từng bước hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm các thành phố, trong một vành đai đô thị hoặc trong một khu vực cụ thể; hay việc đề xuất bổ sung phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố vào danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Việc này nhằm phục vụ xây dựng Đề án "Thu phí phương tiện lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố nhằm hạn chế ùn tắc giao thông".
Theo Minh Phong
Năm 2020 sẽ tiến hành cấm xe máy Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp đã tái khẳng định chắc chắn trong tương lai Việt Nam sẽ phải cấm xe máy. Sẽ cấm xe máy trong cả nước? Vấn đề cấm xe máy lưu thông trong nội thành thành phố đã được đưa ra bàn luận cách đây hai năm. Lúc đó,...