Bộ GTVT đề xuất đề nghị miễn giảm, hoãn thuế giúp hàng không ứng phó đại dịch Covid-19
Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách, Bộ GTVT kiến nghị.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì xem xét miễn, giảm một số loại thuế đối với doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/1 – 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn.
Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.
Video đang HOT
Bộ Giao thông Vận tài cũng đề nghị giảm, tạm hoãn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ ngày 23/1 – 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn.
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ xem xét miễn giảm phí neo đậu trong trường hợp tàu, thuyền phải neo đậu cách ly 14 ngày tại khu vực neo đậu chờ kiểm dịch. Xem xét bổ sung doanh nghiệp vận tải biển vào trong danh mục doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 10% trong 15 năm theo quy định tại Điều 13, 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về thuế ưu đãi.
Về thuế giá trị gia tăng, vận tải quốc tế được áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 0%, trong khi vận tải nội địa vẫn đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 10%. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận tải nội địa trong giai đoạn khó khăn, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với vận tải nội địa trong thời gian 3 năm.
Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước xem xét khoanh nợ gốc, giãn nợ, cơ cấu dứt điểm các khoản nợ, kéo dài thời hạn vay của các hợp đồng tín dụng, không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả trong thời gian dịch, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển nhóm nợ, tiếp tục cho các doanh nghiệp vay vốn lưu động. Đồng thời, báo cáo Quốc hội xem xét, chấp thuận áp dụng mức giảm thuế giá trị gia tăng cho phương thức vận tải container bằng đường thủy từ 10% xuống 5% qua đó tạo tính cạnh tranh cho loại hình dịch vụ vận tải bằng đường thủy.
Trước đó, đánh giá tác động của dịch Covid-19, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đối với lĩnh vực hàng không, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 30.000 tỷ VND.
Với lĩnh vực hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, số lượng tàu thuyền vận chuyển hàng hóa vào, rời cảng biển giảm khoảng 15%. Riêng đối với tàu biển chở khách từ các quốc gia khác đến Việt Nam có số lượng hủy chuyến lớn, ước giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục hủy chuyến trong tháng 4/2020.
Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, vận tải hàng, giảm lần lượt là trên 10%; mức luân chuyển hàng giảm gần 9% so với tháng. Với đường bộ, sản lượng khách, vận tải hàng hóa, doanh thu đều giảm mạnh từ 40-80% so với cùng kỳ năm 2019 cũng như trước khi có dịch. Bên cạnh đó, đường sắt doanh thu sụt giảm khoảng 90 tỷ VND.
Hoàng An
Phía sau câu chuyện VinFast tạm dừng hoạt động sản xuất ô tô
VinFast dự kiến tạm dừng sản xuất tại nhà máy sản xuất ô tô của VinFast tại Hải Phòng từ ngày 6/4.
VinFast vừa phát đi thông báo cho biết, để đảm bảo sức khỏe và sự an tâm cho người lao động, góp phần vào phòng chống dịch Covid-19 của toàn xã hội, VinFast dự kiến tạm dừng sản xuất tại nhà máy sản xuất ô tô của VinFast tại Hải Phòng từ ngày 6/4.
Trừ trường hợp cần sản xuất các thiết bị y tế phục vụ việc chống dịch Covid-19 thì nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động. VinFast cho biết sẽ cân nhắc thời gian hoạt động trở lại dựa trên diễn biến cụ thể của dịch bệnh.
Nhà máy của VinFast tại Hải Phòng hiện đang sản xuất cả ô tô và xe máy. Có 3 mẫu ô tô đang được sản xuất là Lux SA2.0, Lux A2.0 và Fadil. 3 mẫu xe máy bao gồm Klara, Impes và Ludo.
Cùng với việc tạm ngừng sản xuất của VinFast, hôm nay, Tập đoàn Vingroup - công ty mẹ của VinFats công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (Xâm nhập và Không Xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam.
12 giờ trưa ngày 30/3/2020 Lãnh đạo Tập đoàn đã triệu tập phiên họp khẩn cấp và yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu của Tập đoàn dừng hết các việc hàng ngày, tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được các loại máy thở.
Các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện nghiên cứu - thiết kế Ô tô 1, Viện nghiên cứu - thiết kế Ô tô 2, Viện nghiên cứu Thiết bị Di động, Viện nghiên cứu - thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh, Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông, Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh, Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart, tất cả các Cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24.
Dự kiến các lô linh kiện của Máy thở Không Xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của Máy thở Xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y Tế, Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc.
Các máy máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu VNĐ, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các Máy thở Không Xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy Xâm nhập là 160 triệu đồng.
Pha Lê
ADB: Thiệt hại toàn cầu của Covid-19 có thể lên tới 4,1 tỷ USD, tương đương gần 5% GDP toàn cầu "Không có ai có thể nói đại dịch Covid-19 có thể lan rộng như thế nào, và việc ngăn chặn có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến", ông Yasuyuki Sawada, nhà kinh tế trưởng của ADB, cho biết trong báo cáo. Chi phí của đại dịch Covid-19 có thể lên tới 4,1 nghìn tỷ USD, tương đương gần 5% GDP toàn...