Bộ Giao thông xin cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông
Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ một số cơ chế đặc thù về cơ chế đơn giá, định mức cũng như tháo gỡ khó khăn về tài chính.
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông đang chậm tiến độ xây dựng các nhà ga xây dựng từ 10 – 20 ngày. Kế hoạch đưa dự án đường sắt đô thị đầu tiên vào hoạt động vào cuối năm 2016 đang gặp nhiều khó khăn. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ xem xét và xin cơ chế đặc thù để thúc đẩy tiến độ thi công Dự án này.
Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT để làm rõ vấn đề này.
PV: Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông hiện đang chậm tiến độ so với kế hoạch. Cụ thể về vấn đề ra sao thưa ông?
Ông Triệu Khắc Dũng: Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã ký cam kết đặt ra cuối năm 2016 sẽ hoàn thành Dự án. Tuy nhiên trong gần 1 tháng nay, chúng tôi thấy trên công trường có phần công việc chậm, có nhà ga chậm 10 ngày, có nhà ga chậm theo tiến độ 20 ngày.
Nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ và các vấn đề tồn tại phải xử lý là về kinh phí. Phía tổng thầu Trung Quốc cũng đang có những khó khăn chuyển kinh phí ra nước ngoài đang bị rà soát và kiểm tra. Con số báo cáo ở cuộc họp là hơn 400 tỷ đồng nhưng thực tế các nhà thầu phụ nói là 500 tỷ đồng.
Từ cuối năm 2015, tổng thầu Trung Quốc đã phải dùng phần vốn lưu động xử lý một phần. Tuy nhiên, mấu chốt là phải giải quyết được để dòng tiền. Trình tự thủ tục theo hợp đồng ký trước đây khi làm các thủ tục thanh toán từ ngân hàng Trung Quốc chuyển sang tổng thầu rồi chuyển qua cho các nhà thầu phụ trong nước rất dài.
Ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT).
PV: Ngoài việc tổng thầu Trung Quốc nợ các nhà thầu phụ trong nước thì còn nguyên nhân nào dẫn đến việc chậm tiến độ của dự án, thưa ông?
Video đang HOT
Ông Triệu Khắc Dũng: Dự án này được thực hiện theo hình thức PMC (chìa khóa trao tay) nhưng những quy định do phía Việt Nam phải phê duyệt. Trong điều kiện là quy trình, quy phạm, đơn giá, định mức của Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau. Do đó, việc duyệt các hạng mục của Dự án này kéo rất dài, thậm chí cho tới thời điểm này còn có hạng mục chưa phê duyệt được do gặp khó khăn khi tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của hai nước có khác nhau tồn tại.
Điều này nằm trong báo cáo Thủ tướng của Bộ GTVT, kể cả phần bản vẽ của Trung Quốc cũng khác của Việt Nam, bên trình và bên duyệt không theo tiêu chuẩn chung nhau nên dẫn đến khó khăn. Các cơ quan theo dõi về kỹ thuật của Việt Nam cũng xem xét phản hồi, tranh luận kéo dài, đây là một nguyên nhân khiến việc thực hiện dự án bị chậm.
PV: Về cơ chế đặc thù Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ để giải quyết các khó khăn vướng mắc này như thế nào thưa ông?
Ông Triệu Khắc Dũng: Bộ GTVT đề nghị cho tổng thầu cho tự chủ theo hợp đồng PMC trong khuôn khổ tổng mức đã điều chỉnh không được vượt. Phía Việt Nam kiểm soát Tổng thầu trong quá trình thực hiện như về giá vật liệu, các thiết bị, có mặt bằng chung giá quốc tế rồi họ phải tuân thủ.
Để cho tổng thầu Trung Quốc chủ động không như hiên nay đang là về cơ chế đơn giá, định mức đang phải sử dụng xen kẽ, cái gì có của Việt Nam thì dùng và cái gì không có thì dùng của Trung Quốc dẫn tới các cơ quan thẩm định, phê duyệt dự toán hết sức khó khăn. Cơ chế đặc thù đang xin tháo gỡ nội dung này, thực hiện theo PMC tổng thầu chịu trách nhiệm hết.
PV: Giải pháp nào để khơi thông dòng vốn để đáp ứng được yêu cầu tiến độ của dự án, thưa ông?
Ông Triệu Khắc Dũng: Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã có chỉ đạo làm sao làm việc với phía Trung Quốc để rút ngắn thời gian chuyển tiền từ Trung Quốc sang Việt Nam, bởi quá trình này phần nhiều do chậm thanh toán, dẫn đến các thầu phụ cũng chưa tập trung lực lượng để làm.
Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cũng sẽ làm việc với phía Trung Quốc, Bộ GTVT đã thảo văn bản gửi Chính phủ, Đại sứ quán và Ngân hàng Trung Quốc đề nghị làm việc với cấp lãnh đạo cao nhất của các đơn vị, để bàn và xử lý việc này trong tháng 3. Đồng thời đề nghị các đơn vị thầu phụ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ thi công, sử dụng các nguồn vốn tự có của mình để thực hiện dự án.
PV: Nếu nguồn vốn từ phía Trung Quốc vẫn chậm chuyển, Bộ GTVT sẽ có những kiến nghị về cơ chế đặc thù tài chính cho dự án như thế nào?
Ông Triệu Khắc Dũng: Bộ GTVT cũng đã lường trước trường hợp này, thực tế đã có các dự án đã được rút ngắn tiến độ khi làm với Ngân hàng châu Á hay Ngân hàng Thế giới. Ví dụ theo chương trình tài trợ vốn, hết năm 2017 dự án mới xong nhưng chúng ta định năm 2016 hoàn thành, thì phải xử lý là báo cáo với Thủ tướng để ứng trước sang năm kế hoạch vốn về lại bù lại để đưa công trình vào khai thác sớm.
Đối với Dự án Cát Linh – Hà Đông, trong trường hợp có khó khăn về thủ tục chưa giải quyết được, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã có ý kiến xem xét xử lý về đích. Do vậy, chắc chắn Bộ GTVT tìm mọi cách để đưa dự án về đúng tiến độ như đã cam kết.
PV: Xin cảm ơn ông!/.
Sơn Lâm – Hoài Lam
Theo_VOV
Đoàn tàu mẫu Cát Linh- Hà Đông dự kiến trưng bày tại Giảng Võ từ 20/10
Theo Ban QLDA Đường sắt Cát Linh- Hà Đông, dự kiến đoàn tàu mẫu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông sẽ được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội từ ngày 20/10 tới đây.
Cụ thể, toa tàu mẫu mô phỏng tỷ lệ 1/1 cả về hình dáng, kết cấu, nội ngoại thất sẽ trưng bày xin ý kiến người dân và các cơ quan chuyên môn để áp dụng chính thức cho việc chế tạo sản xuất đoàn tàu của dự án.
Trước đó, vào giữa tháng 9 vừa qua, một số hình ảnh về đoàn tàu mẫu tuyến Cát Linh-Hà Đông đã được Ban QLDA Đường sắt chính thức công bố đến công chúng và nhận được nhiều ý kiến phản hồi trái chiều về thiết kế kỹ thuật-mỹ thuật.
Mẫu đoàn tàu đường sắt Cát Linh- Hà Đông nhận được nhiều ý kiến trái chiều về thiết kế, thẩm mỹ
Đại diện lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt cho biết, đoàn tàu mẫu đã được chế tạo xong, hoàn thành và đang trên đường vận chuyển về dự án để trưng bày theo kế hoạch trong tháng 10/2015.
Thời gian trưng bày đoàn tàu mẫu dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông từ ngày 20/10/2015 đến 20/1/2016.
Theo kế hoạch, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông sẽ mua sắm 13 đoàn tàu, loại B1 của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ, với giá trị hơn 63 triệu USD.
Các đoàn tàu này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất. Đoàn tàu hoạt động trên tuyến đường sắt này với tốc độ không cao, không đòi hỏi thiết kế khí động học nhưng vẫn cần dáng vẻ hiện đại, năng động với màu sắc, họa tiết trang trí trẻ trung, đậm đà bản sắc văn hóa thủ đô văn hiến nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Nội thất bên trong của đoàn tàu mẫu
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông dài 13 km khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/giờ, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, hiện tiến độ của dự án khá "căng".
Toàn bộ dự án được thực hiện theo chế độ Tổng thầu EPC của Trung Quốc, tuy nhiên thầu phụ xây dựng hoàn toàn của Việt Nam. Đáng nói, trong các nhà thầu phụ đang làm tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông lại không có nhà thầu nào trong lĩnh vực giao thông vận tải nên gây căng thẳng về tiến độ.
Hơn nữa, Tổng thầu EPC của Trung Quốc chưa rõ ràng trong việc thanh toán khối lượng cho các nhà thầu phụ đã khiến tiến độ bị ảnh hưởng.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, sẽ cố gắng hoàn thành phần thô của dự án như phần dầm, nhà ga vào tháng 6/2016, thêm 3 tháng để hoàn thiện các hạng mục còn lại, và 3 tháng nữa để chạy thử. Như vậy, cố gắng sẽ hoàn thiện toàn bộ, đưa dự án vào khai thác vào cuối năm 2016. Hiện, Bộ GTVT đang chỉ đạo quyết liệt để đạt được tiến độ này.
Theo_An ninh thủ đô
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại lùi tiến độ Đến tháng 6/2016 dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông sẽ hoàn thành phần xây lắp thô sau đó cần thêm 3 tháng để hoàn thiện và chạy thử. Thông báo về tiến độ của Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, tại buổi họp báo Quý III/2015 của Bộ GTVT chiều 13/10, Thứ trưởng Bộ GTVT...