Bộ Giao thông Vận tải: Quản lý chặt chẽ xe đưa đón học sinh
Thời gian tới, các đơn vị kinh doanh vận tải phải có phương án kiểm soát để bảo đảm không bỏ quên hành khách ở trên xe khi kết thúc hành trình.
Ảnh minh họa.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời Bộ Giáo dục và Đào tạo về đề nghị quy định tiêu chuẩn xe đưa đón học sinh sau một loạt các trường hợp học sinh bị bỏ quên trên xe đưa đón xảy ra thời gian vừa qua.
Đối với nội dung quy định pháp luật về xe đưa đón học sinh, Bộ GTVT khẳng định, theo quy định của Luật đầu tư thì kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo báo cáo từ các địa phương thì hiện nay, ô tô chở học sinh đang được các Sở GTVT cấp phép hoạt động theo loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Các ô tô tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thuộc các đơn vị vận tải (bao gồm là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) đã được Sở GTVT cấp Giấy phép kinh doanh vận tải và xe được cấp phù hiệu, gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Đối với nội dung đề nghị rà soát, nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể đối với loại hình vận tải hành khách là học sinh từ bậc mầm non đến phổ thông, Bộ GTVT cho biết: Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ).
Dự thảo Nghi định đã bổ sung quy định để quản lý chặt chẽ hơn, nhưng một mặt cũng có quy định riêng để phù hợp với tình hình thực tế.
Tại Điều 11 của dự thảo Nghị định, đã bổ sung chặt chẽ việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Có phương án kiểm soát để bảo đảm không bỏ quên hành khách ở trên xe khi kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).
Bộ GTVT đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo các Sở GD&ĐT để hướng dẫn các trường học khi các trường có tổ chức đưa đón học sinh đến trường bằng xe ô tô phải lựa chọn các đơn vị kinh doanh vận tải có đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
Thanh Tuấn
Theo GD&TĐ
Xe kinh doanh vận tải sẽ bị gắn màu biển số để phân biệt?
Mới đây, Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ, thay thế Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã họp, bàn về những vấn đề liên quan. 2 đơn vị là Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông vận tải đã có nhiều ý kiến trong việc này.
Xem xét gắn màu xe kinh doanh để phân biệt?
Theo đó, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Giao thông vận tải), Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trịnh Thị Hằng Nga trình bày sự cần thiết của đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), thay thế Luật GTĐB năm 2008.
Qua 10 năm thực hiện, Luật GTĐB 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ; góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Luật GTĐB 2008 đã thúc đẩy phát triển giao thông vận tải và kinh tế đất nước; tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật GTĐB đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để xây dựng Luật thay thế Luật GTĐB năm 2008.
Về phía Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì soạn thảo, đơn vị này đề xuất 6 chính sách nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập đã tồn tại.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung các quy định về quy tắc GTĐB; điều chỉnh việc phân loại hệ thống đường bộ, nội dung bảo trì đường bộ, trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý, đầu tư, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB.
Tiếp theo, cần bổ sung khung pháp lý đối với các phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh, quản lý chất lượng, khí thải đối với xe mô tô.
Các cơ quan chức năng họp bàn, vấn đề gắn màu xe kinh doanh vận tải sẽ được xem xét. (Ảnh minh hoạ)
Đáng chú ý, theo đơn vị soạn thảo, việc quy định màu biển số xe để phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải cần được xem xét.
Về phía lái xe, Bộ Giao thông vận tải đề xuất điều chỉnh hạng giấy phép lái xe và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều kiện của người lái xe; phân định lại các loại hình kinh doanh vận tải theo đó điều chỉnh, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh vận tải.
Tại buổi họp, ông Nguyễn Thành Công - Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, Luật GTĐB hiện hành có nhiều bất cập.
Theo đó, vị đại diện Cục Cảnh sát giao thông chỉ ra, hiện đang có rất nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật năm 2008, gây khó hiểu, khó nhớ, khó thực hiện cho cả người tham gia giao thông và lực lượng thực thi công vụ, dẫn đến vi phạm, tai nạn, khiếu nại, chống đối lực lượng thực thi công vụ.
Dẫn chứng được ông Công chỉ ra, theo thống kê, hàng năm có trên 70% khiếu nại của công dân về quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với lực lượng Công an liên quan đến xử phạt quy tắc giao thông, hệ thống biển báo hiệu.
Những tồn tại của Luật GTĐB 2008 đã khiến người dân khiếu nại với lực lượng xử lý. Trong ảnh là một công dân ở Yên Bái khởi kiện CSGT Hoà Bình liên quan đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của đơn vị này.
Bên cạnh đó, hoạt động vận tải đường bộ chiếm 90% các hoạt động vận tải, trên tuyến đường bộ không chỉ có hoạt động giao thông thông thường mà còn có các hoạt động khác nên nếu không có hành lang pháp lý đủ mạnh để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các vấn đề nổi cộm thì sẽ rất khó khăn.
Mặt khác, Luật GTĐB hiện hành chưa quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, quản lý người, phương tiện tham gia giao thông.
Điều này dẫn đến tình trạng hiện nay là giáo dục đạo đức nghề nghiệp, quản lý đội ngũ lái xe bị buông lỏng, kỷ cương pháp luật bị coi nhẹ, vi phạm pháp luật giao thông diễn ra phổ biến, tai nạn giao thông ở mức cao và nghiêm trọng, ùn tắc giao thông tại các thành phố, đặc biệt tại các đô thị, hết sức phức tạp, người tham gia giao thông thì coi thường pháp luật, chống đối.
Không đặt vấn đề quản lý bằng hình thức
Về phía Bộ Tư pháp, đại diện đơn vị chuyên môn được giao chủ trì thẩm định đề nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Đỗ Đức Hiển nhận định, việc phân tích các vướng mắc và nguyên nhân là quan trọng để đưa ra các đề xuất chính sách.
Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Đỗ Đức Hiển nêu quan điểm, cần tập trung thành 4 chính sách gồm: quy tắc GTĐB; quản lý các phương tiện giao thông; cơ sở kết cấu hạ tầng; quản lý các hoạt động kinh doanh vận tải.
Ngoài ra, đề cập đến Chỉ thị 18 và Kết luận 45 của Ban Bí thư, ông Hiển đề xuất bổ sung chính sách liên quan đến quản lý nhà nước nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là ngành Công an, Giao thông vận tải, các địa phương.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo phải có chính sách về phát triển phương tiện giao thông công cộng.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc - chủ trì Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (thay thế Luật giao thông đường bộ năm 2008) cũng nhìn nhận, nên tập trung vào 4 chính sách lớn, đồng thời nêu nhiều ý kiến đối với các đề xuất chính sách của cơ quan chủ trì soạn thảo.
Về quản lý phương tiện, theo ông Ngọc, bản chất vấn đề là phải bình đẳng hoạt động trong môi trường pháp luật, không đặt vấn đề quản lý bằng hình thức.
"Không thể để diễn ra tình trạng ai cũng nghĩ là mình có tiền, mua xe chạy ra đường mà phải vì lợi ích chung. Theo đó, phải làm rõ chính sách khuyến khích giao thông công cộng, không khuyến khích phương tiện cá nhân như thế nào" - Thứ trưởng Bộ Tư pháp lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo.
Theo Danviet
Gắn hộp đèn cho taxi công nghệ, có đảm bảo công bằng trong kinh doanh? Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lại gửi Thủ tướng Chính phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, trong đó, Bộ GTVT vẫn giữ quan điểm việc gắn hộp đèn cho taxi công nghệ. Taxi công nghệ tại Singapore (xe Mercedes màu trắng), tại Thái Lan...