Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt hai gói thầu dự án cao tốc Bắc – Nam
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 12-XL thi công xây dựng đoạn Km301 – Km307, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông.
Các đơn vị thi công tham gia nghi thức khởi công dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Thạch – Tổng Công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long – CTCP với giá trúng thầu 1.344 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt gói thầu số 10-XL thi công xây dựng đoạn Km274 111,86 – Km289 500 thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đơn vị trúng thầu gói thầu này là liên danh Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường – Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải với giá trúng thầu là 1.628 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn tất các thủ tục lựa chọn nhà thầu của 3 gói thầu xây lắp đầu tiên trong số 13 gói thầu xây lắp của 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP (hợp tác công tư) sang đầu tư công là Phan Thiết – Dầu Giây, Vĩnh Hảo – Dầu Giây và Mai Sơn – Quốc lộ 45.
Theo đó, gói thầu XL – 03 thi công xây dựng đoạn Km47 672 – Km83 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công), dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây đã được trao cho Liên danh Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex) – Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính với giá trúng thầu (đã bao gồm thuế VAT, dự phòng) là 2.300 tỷ đồng.
Gói thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước này có thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng. Gói thầu xây lắp số 3 chính là gói thầu lớn nhất tại dự án thành phần cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với giá gói thầu là 2.319 tỷ đồng.
Gói thầu XL – 01 thi công xây dựng đoạn Km134 000 – Km154 000, nút giao Vĩnh Hảo và tuyến nối Quốc lộ 1, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết được trao cho Liên danh Tổng công ty Thăng Long – Công ty cổ phần Đạt Phương – Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập với giá trúng thầu (đã bao gồm thuế VAT, chi phí dự phòng) là 1.687,68 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Video đang HOT
Gói thầu XL -11 thi công xây dựng đoạn Km289 500 – Km301 000 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công), dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 đã được trao cho Liên danh Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng và Công ty TNHH Định An với giá trúng thầu 852,357 tỷ đồng (bao gồm dự phòng và 10% thuế VAT). Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Đối với các gói thầu xây lắp còn lại, nếu không phát sinh các tình huống đấu thầu, Bộ Giao thông Vận tải cho hay sẽ phấn đấu lựa chọn xong nhà thầu để có thể triển khai thi công đồng loạt trên toàn tuyến trong khoảng từ 1 – 2 tuần nữa.
Vinaconex chuẩn bị "vé vào cửa" các dự án lớn
Để có được điều này, yêu cầu đầu tiên phải có và cần tăng vốn. Nhưng tăng vốn có làm cổ đông thiệt hay không?
Chủ tịch HĐQT Vinaconex Đào Ngọc Thanh
Ngày 29/6, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã CK: VCG- HNX) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020. Với tỷ lệ 70,04% tán thành, phương án tăng vốn điều lệ đã được thông qua.
Để có được tỷ lệ đồng thuận trên, đại diện HĐQT Vinaconex đã phải trả lời những câu hỏi quan trọng đặt ra từ cổ đông.
Kế hoạch có mặt tại loạt dự án lớn
"Vinaconex không có lý do gì không đầu tư. Chúng ta đang xây lắp tại các dự án khổng lồ. Chúng ta đã được sơ tuyển đấu thầu vào 5 đại dự án lớn. Chúng ta hy vọng rằng Vinaconex được tham gia vào các dự án sân bay. Phải ước mơ! Còn thành công phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng ban lãnh đạo sẽ cố gắng cao nhất", ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex đặt vấn đề trước khi ĐHĐCĐ tiến hành bỏ phiếu phương án tăng vốn điều lệ.
Đây cũng là yêu cầu mà ông Thanh nhấn mạnh ít nhất là để có "vé vào cửa" các dự án lớn, sau đó là có đủ nguồn lực để triển khai hiệu quả.
Yêu cầu tăng vốn của Vinaconex đặt ra trong bối cảnh cả nước đang và chuẩn bị bước vào các đại công trình, mà sức nóng triển khai thể hiện rõ trên diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp vừa qua.
Nhưng trước hết, cân đối nguồn lực của tổng công ty này đang như thế nào?
Theo báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019, vốn điều lệ đã góp đủ của Vinaconex là 4.417 tỷ đồng. Theo tờ trình tăng vốn điều lệ, Vinaconex đã sử dụng đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết là 3.908 tỷ đồng; đầu tư vào tài sản và bất động sản đầu tư 473 tỷ đồng; ngoài ra luôn phải duy trì vốn lưu động lớn để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục.
Đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết, thời gian qua, Tổng công ty ngoài việc đang triển khai các dự án bất động sản ở Hà Nội, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất, làm chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TP.HCM..).
Bên cạnh đó, về lĩnh vực đầu tư giao thông với hình thức BOT, Vinaconex tham gia nộp hồ sơ dự tuyển nhiều dự án, trong đó nổi bật là 5 dự án BOT thành phần thuộc dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 với quy mô tổng mức đầu tư hàng chục ngàn tỷ, nhu cầu vốn của chủ đầu tư phải đáp ứng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, kịp thời nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh, HĐQT Vinaconex đã trình ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ của tổng công ty trong năm 2020.
"Đây là cơ hội lớn để Vinaconex gia tăng tiềm lực tài chính, chủ động kế hoạch vốn để tăng sức cạnh tranh, qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận và sau đó đem lại hiệu quả đầu tư cho các cổ đông gắn bó với tổng công ty trong chặng đường dài. Trong bối cảnh Chính phủ đang thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi nghĩ đây là cơ hội hiện hữu cho Vinaconex", đại diện lãnh đạo Vinaconex nhấn mạnh.
Qua ĐHĐCĐ thường niên 2020, cơ hội trên được cổ đông tạo điều kiện để Vinaconex nắm bắt, với 70,4% tỷ lệ tán thành phương án tăng vốn điều lệ. Việc còn lại là triển khai, hướng đến tăng vốn thành công, nhưng quan trọng hơn nữa là phải đảm bảo được lợi ích cổ đông qua sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Trụ sở Vinaconex tại Hà Nội
"Chúng tôi luôn tính tới quyền lợi cổ đông"
Tại đại hội, chính Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh đặt vấn đề, khi tăng vốn có làm cổ đông thiệt không?
"Chúng tôi luôn tính tới quyền lợi cổ đông", Chủ tịch Vinaconex khẳng định, với quan điểm tăng vốn không phụ thuộc hoặc không vì lợi ích cho một người nào mà cho tất cả các cổ đông.
Nhưng trước hết, sau khi tăng được vốn, việc sử dụng vốn đòi hỏi minh bạch, tính toán cụ thể, cũng như tính khả thi và hiệu quả.
Theo tờ trình trình ĐHĐCĐ, số lượng cổ phiếu dự kiến mà Vinaconex chào bán là 66.256.600 cổ phiếu, tương đương với 15% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, nếu phát hành tăng vốn thành công theo mệnh giá, Vinaconex sẽ có thêm 662,5 tỷ đồng để đầu tư và tham gia vào các dự án lớn. Cũng theo tờ trình của HĐQT, Vinaconex dự kiến chào bán với giá 15.000 đồng/cổ phần, do vậy, nếu thành công, Tổng công ty sẽ được bổ sung thêm 993,8 tỷ đồng.
Đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành là 993,8 tỷ đồng dự kiến sẽ được sử dụng vào các dự án lớn như: Triển khai dự án Khu đô thị đại Lộ Hòa Bình kéo dài tại phường Hải Hòa, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đông Anh tại huyện Đông Anh, Hà Nội; triển khai dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Condotel Resort ven biển Tuy Hòa - xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Đồng thời, làm vốn đối ứng tham gia vào các dự án BOT: Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn Nha Trang - Cam Lâm, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020...
Và như gợi mở từ ông Đào Ngọc Thanh, Vinaconex định hướng có thể tham gia vào các dự án sân bay lớn trong tương lai. Hay cụ thể và cập nhật luôn tại đại hội, ông Thanh cho biết cuối tuần vừa qua Tổng công ty cũng đã có thêm một khu công nghiệp mới tại Đông Anh; hay hiện cũng đã có khu bất động sản "rất hot" ở Hòa Lạc (Hà Nội)...
Đó là loạt các dự án lớn, kế hoạch lớn phía trước. Còn gần nhất và sát thực với quyền lợi của các cổ đông là cụ thể hóa hiệu quả hoạt động và kết quả sử dụng vốn. Tại đại hội, Chủ tịch Vinaconex khẳng định Ban lãnh đạo sẽ cố gắng cao nhất để triển khai thành công các kế hoạch đã báo cáo cổ đông, cũng như đặt chỉ tiêu cổ tức năm tới 12% dù đại dịch Covid-19 đang và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế nói chung và Tổng công ty nói riêng.
Quý III/2020 sẽ khởi công tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết Ngày 12/5, Bộ Giao thông Vận tải làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và nút giao thông ngã tư Dầu Giây. Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tuyến cao tôc Dầu Giây - Phan Thiêt có tổng chiều dài 99 km, la dư an thanh...