Bộ Giao thông phản hồi kết luận thanh tra các dự án BOT
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết việc 100% dự án chỉ định thầu do có tính cấp bách hoặc ít nhà đầu tư tham gia.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc đầu tư, quản lý các dự án BT và BOT thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải. Kết luận chỉ ra hai vi phạm chính là Bộ Giao thông không thực hiện đầy đủ quy trình đấu thầu và một số dự án ghép việc cải tạo với xây dựng mới rồi đặt trạm thu phí không hợp lý.
Phản hồi về việc trong 7 dự án “Bộ không chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông lý giải, nhiều dự án BOT có tính cấp bách như cải tạo mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã được Chính phủ chỉ đạo nên Bộ áp dụng chỉ định thầu. Ngoài ra, một số dự án khác khi kêu gọi đấu thầu chỉ có một nhà đầu tư tham gia thì sau đó cũng áp dụng chỉ định thầu.
Ông Đông cũng cho biết các dự án vành đai 3, TP.HCM đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch hay dự án Dầu Giây – Phan Thiết là mô hình mẫu đấu thầu dự án BOT, Bộ đã bán hồ sơ mời thầu song rất ít nhà đầu tư tham gia.
“Đúng là chúng tôi chưa có quy trình đánh giá, xác định thế nào là dự án cấp bách, song mỗi dự án đều tính toán sự cần thiết đầu tư dựa trên hiện trạng, lấy ý kiến địa phương và các bộ ngành, rồi báo cáo Thủ tướng” – ông Đông nói.
Với các dự án Thanh tra Chính phủ đánh giá là có bất cập, đặt trạm thu phí chưa hợp lý như dự án Thái Nguyên – Chợ Mới, Hòa Lạc – Hòa Bình, Xuân Mai – Hòa Bình, Pháp Vân – Cầu Giẽ, ông Đông cho hay, Bộ sẽ rà soát từng dự án để có giải pháp cụ thể. Ví dụ dự án Thái Nguyên – Chợ Mới, Bộ chưa cho phép thu phí để tính toán lại phương án tài chính, chính sách hỗ trợ người dân.
Video đang HOT
“Bộ Giao thông sẽ thực hiện nghiêm túc theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, các tồn tại sẽ được giải quyết, sai phạm của cá nhân, tổ chức đến đâu sẽ xử lý đến đó”, ông Đông khẳng định.
Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định trong quá trình xây dựng, Bộ Giao thông thực hiện không đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định hiện hành. 100% dự án thuộc diện thanh tra đều là chỉ định thầu.
Bộ Giao thông khi phê duyệt đã “ghép việc cải tạo đường với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt hai trạm thu phí tại hai nơi không hợp lý”. Đơn cử đường Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) dài 28 km nhưng quyết định đầu tư BOT Thái Nguyên – Chợ Mới đã phê duyệt lên tới 40,7km, gộp cả việc nâng cấp cải tạo quốc lộ 3 cũ, trong khi việc cải tạo đường cũ phải thực hiện bằng nguồn quỹ bảo trì đường bộ.
Theo Tuyến Phan (PLO)
Không chỉ định thầu với dự án đường cao tốc Bắc Nam
Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình trong thông báo kết luận tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành.
Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, một trong những đoạn đường thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam đã được hoàn thành - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Kết luận nêu rõ, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam là dự án quan trọng quốc gia. Vì vậy, cần phải thực hiện trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư và các cơ chế, chính sách đầu tư trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam khẩn trương thẩm định, trình Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị và báo cáo Quốc hội về dự án, trong đó làm rõ hơn về tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện (khởi công và hoàn thành), phân tích sự cần thiết, hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù gắn với tiến độ thực hiện Dự án.
Về cơ chế, chính sách đầu tư Dự án, Phó Thủ tướng khẳng định các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để thu hút nhà đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Tuy nhiên, cần đảm bảo các nguyên tắc đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch, không thực hiện chỉ định thầu; các bộ, ngành có cơ chế giám sát chặt chẽ theo chức năng, nhiệm vụ; có người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
Chống thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; không kiến nghị Quốc hội việc cung cấp bảo lãnh (gồm bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm bên thứ ba thay thế Chính phủ thực hiện cam kết trong hợp đồng).
Đối với các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15-5-2017 để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Phó Thủ tướng đồng ý đưa đoạn Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vào triển khai chung toàn tuyến Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Thường trực Chính phủ sẽ họp cho ý kiến về Dự án này.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ được thành lập để chỉ đạo triển khai đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng trong việc chỉ đạo triển khai Dự án; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện Dự án.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm báo cáo Thủ tướng giải pháp huy động nguồn vốn trong nước để có thêm nguồn lực đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc cung cấp tín dụng, bảo đảm Nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu theo đúng quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư đối tác công -tư, không để tình trạng nhà đầu tư dùng toàn bộ tiền vay ngân hàng để thực hiện dự án BOT.
Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các bộ, ngành liên quan được Phó Thủ tướng yêu cầu cần có cơ chế giám sát thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, bảo đảm chặt chẽ.
(Theo Tuổi Trẻ)
Phí BOT nhiều tuyến đường sẽ giảm đến 20% Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã thống nhất trình Thủ tướng phương án giảm 10-15% mức phí tại một số trạm BOT với xe tải và xe container. Bộ Tài chính vừa kiến nghị Chính phủ giảm 10-15% phí với nhóm 4 (xe tải có tải trọng 10-18 tấn, xe container 20 feet) , nhóm 5 (xe tải 18 tấn trở...