Bộ Giao thông nói gì về việc “đi 250m phải nộp phí toàn tuyến”?
Trạm thu giá T2 tại Km50 050 trên QL91 ( Lộ Tẻ Rạch Sỏi) thuộc tỉnh An Giang gây bức xúc cho người dân được cho là do vị trí không hợp lý, các phương tiện chỉ đi 250m vẫn phải nộp phí toàn tuyến. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, do áp dụng hình thức thu phí hở nên bất cập không thể tránh khỏi…
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang về Trạm thu giá T2 tại Km50 050 trên QL91 (Lộ Tẻ Rạch Sỏi) đang gây bức xúc do vị trí đặt trạm thu giá.
Theo văn bản số 1797/TTKQH-GS ngày 25/5/2018 của Tổng thư ký Quốc hội kèm theo Phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội Hồ Thanh Bình – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, trạm thu giá T2 tại Km50 050 trên QL91 (Lộ Tẻ Rạch Sỏi) đã và đang gây bức xúc cho cử tri ở An Giang và các tỉnh lân cận do vị trí đặt trạm thu giá không hợp lý đối với các phương tiện qua lại giữa An Giang và Rạch Giá, chỉ đi một đoạn 250m nhưng phải trả giá toàn tuyến.
“Mặc dù Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có nhiều buổi làm việc với các bên liên quan để giải quyết vấn đề này nhưng hiện nay các giải pháp chưa đáp ứng nguyện vọng của cử tri và tiến độ quá chậm, mức giá cho qua lại đoạn đường ngắn này vẫn còn bất hợp lý.” – nội dung văn bản nêu rõ.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể (ảnh: Phương Thảo)
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: “Các trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ trên QL91 nói riêng và các trạm trên hệ thống quốc lộ nói chung hiện nay đang áp dụng hình thức thu hở. Phương thức này có bất cập không thể tránh khỏi là người sử dụng quãng đường giữa hai trạm thu giá không phải trả giá dịch vụ đường bộ cho Nhà đầu tư nhưng người sử dụng lân cận trạm hoặc các phương tiện trên các tuyến đường ngang chỉ có nhu cầu sử dụng một đoạn ngắn thuộc Dự án BOT qua trạm vẫn phải trả giá dịch vụ sử dụng đường bộ.”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giao thông cho rằng, các giải pháp xử lý cần được cân nhắc kỹ lưỡng thận trọng phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích người sử dụng, Nhà nước nhưng cũng cần đảm bảo sự phù hợp điều khoản theo hợp đồng đã ký với Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án.
Do đó, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương, Hiệp hội vận tải ô tô các tỉnh để xử lý bất cập. Bộ GTVT đã từng bước đàm phán với Nhà đầu tư để miễn, giảm giá cho các đối tượng bị ảnh hưởng.
Đến tháng 3/2018, Bộ GTVT đã thực hiện giảm tối đa cho người sử dụng khu vực quanh trạm và các phương tiện lưu thông theo hướng từ tỉnh Kiên Giang (QL80) về tỉnh An Giang (QL91) và ngược lại.
Về giải pháp để xác định mức giá hợp lý và công bằng đối với các xe đi đoạn đường ngắn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, trên thực tế, đối với hình thức thu lượt, khó đảm bảo công bằng một cách tuyệt đối. Việc đảm bảo công bằng chỉ bằng cách xây dựng các tuyến đường mới và áp dụng hình thức thu giá kín, người sử dụng thanh toán quãng đường thực đi (tương tự như các tuyến cao tốc hiện nay).
“Do vậy, để giải quyết dứt điểm bất cập đối với trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ T2 tại Km50 050 trên QL91, Bộ GTVT đã làm việc với UBND tỉnh An Giang, rà soát, cân đối điều hòa nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn của Bộ GTVT và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin bổ sung danh mục các dự án chưa được giao kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 ( sao gửi kèm theo văn bản số 4861/BGTVT-KHĐT ngày 10/5/2018). Sau khi dự án tuyến tránh Long Xuyên được đầu tư và đưa vào sử dụng sẽ giải quyết triệt để các bất cập trạm T2 trên QL91″ – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Trạm thu phí T2 (ảnh: Nguyễn Hành)
Hôm 4/6, vấn đề của trạm T2 cũng đã được đề cập ở phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khi trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (An Giang) “Người dân chỉ tham gia giao thông vài trăm mét tại trạm BOT T2 ở Lộ Tẻ (Kiên Giang) nhưng phải trả tiền cả tuyến. Vậy có công bằng?”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận những bất cập của trạm T2 khi người dân đi đoạn ngắn qua trạm nhưng phải trả phí. Tuy nhiên, đây là hình thức bất khả kháng vì đường có dân sinh sống nên với mật độ dân cư và đường giao thông dày, không thể tổ chức thu phí kín, do không thể đền bù giải phóng mặt bằng.
“Bộ GTVT đã báo cáo Quốc hội, những dự án thu phí hở có những bất cập, chúng tôi cũng rất mong chính quyền địa phương và bà con thông cảm. Chúng tôi đã thực hiện miễn giảm mức thu qua trạm T2 rất lớn, toàn bộ bà con sống trong khu vực được xem xét miễn giảm”, Bộ trưởng trả lời.
Trước đó, hồi đầu tháng 1/2018, trạm thu phí T2 thuộc dự án BOT quốc lộ 91 đóng tại phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) bị người dân phản ứng. Theo người dân, trạm T2 đặt bất hợp lý, bởi nhiều xe đi từ An Giang lên Cần Thơ chỉ sử dụng vài trăm mét quốc lộ 91 rồi rẽ sang quốc lộ 80 Kiên Giang nhưng phải trả phí cho toàn tuyến.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT hứa làm rõ tên "trạm thu giá" BOT tại phiên chất vấn
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đến phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, ông sẽ đăng đàn làm rõ những vấn đề liên quan đến BOT, trong đó có cả nội dung chuyển tên "trạm thu phí" thành "trạm thu giá" BOT.
Trước những quan điểm còn khác nhau liên quan đến việc đổi tên "trạm thu phí" thành "trạm thu giá" BOT, ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ GTVT cho hay, đợi đến phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ trả lời cụ thể.
"Trong nội dung trả lời chất vấn lần này tôi sẽ cung cấp thông tin liên quan đến BOT", Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói và cho biết, nội dung liên quan đến việc đổi tên "trạm thu phí" thành "trạm thu giá" BOT cũng nằm trong phần trả lời này.
Ông Nguyễn Văn Thể trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 22/5
Trước đó, ngày 22/5, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thể đã lý giải việc dùng tư "thu giá BOT" thay cho "thu phí OBT". Theo ông Thể hình thức BOT được xem là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp muốn tăng giá thì phải đăng ký với Bộ GTVT.
Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, Bộ GTVT sẽ xem xét và chỉ khi nào cảm thấy hài hòa hết các lợi ích, bảo đảm chi phí xã hội thấp nhất thì mới được điều chỉnh giá , nếu không thì không cho điều chỉnh.
Ngoài ra, theo ông Thể việc đổi tên như vậy sẽ linh động hơn trong mức thu. Cụ thể, nhà nước sẽ điều chỉnh nhanh chóng (không phải thông qua HĐND) để đáp ứng được điều kiện của từng trạm thu giá ở từng vị trí, từng khu vực. Có những vị trí vì điều kiện cho phép nên được điều chỉnh giảm rất sâu.
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT chốt tháng 12 vận hành thương mại đường sắt Cát Linh - Hà Đông Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt và đơn vị liên quan phải hoàn thành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong tháng 10 và tháng 12/2018 sẽ vận hành thương mại. Chiều 6/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã làm việc với UBND TP Hà Nội về sự...