Bố già công nghệ Masayoshi Son đang lỗ 25 tỷ USD
Masayoshi Son, CEO của SoftBank, khẳng định tập đoàn đang đứng giữa “cơn bão mùa đông” của ngành công nghệ, khi hàng loạt cổ phiếu quan trọng mất giá.
Liên tục kiểm tra các số liệu trên bảng thống kê, Masayoshi Son, nhà sáng lập tập đoàn viễn thông và Internet SoftBank, hy vọng sẽ có dấu hiệu khởi sắc nào đó. Cổ phiếu của công ty này đang giảm sâu, kéo theo đó là khối tài sản của CEO SoftBank cũng sụt giảm 25 tỷ USD, chỉ còn 13,7 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.
Mùa đông của ngành công nghệ
Năm 2021, SoftBank trên đà tăng trước mạnh mẽ với những thương vụ đầu tư trị giá hàng tỷ USD như 34% cổ phần của sàn thương mại điện tử Alibaba hay rót vốn vào các dự án khởi nghiệp toàn cầu.
Với khoản lợi nhuận khổng lồ từ mô hình đầu tư này, tập đoàn Nhật Bản hi vọng có thể bù đắp tổn thất do những lần thất bại với Wirecard AG hay Greensill Capital.
Tuy nhiên, gần đây, tình hình lại không mấy khả quan. Gián đoạn trong chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và lạm phát tăng cao đã khiến Masayoshi Son và tập đoàn của ông đối diện trước rất nhiều thử thách.
SoftBank đang phải đối diện với nhiều khó khăn trước mắt do chịu ảnh hưởng của tình hình chiến sự thế giới và nạn lạm phát toàn cầu.
Biểu đồ duy nhất của SoftBank đang tăng trưởng là tỷ lệ vốn vay trên giá trị (loan-to-value chart), con số mà Son kiểm tra tới 4 lần mỗi ngày. Giá cổ phiếu công ty giảm sâu 60% trong năm ngoái. Điều này cho thấy các khoản nợ của SoftBank đang ngày một phình to tương quan với mức vốn đã bỏ ra để xây dựng tập đoàn.
“Trước mắt, tình hình sẽ chưa có dấu hồi phục. Nếu SoftBank bị yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp, các nhà đầu tư nên thận trọng trước những rủi ro tài chính của tập đoàn này”, Tomoaki Kawasaki, chuyên viên phân tích tại Iwai Cosmo Securities, cho biết.
Video đang HOT
Vào tháng 2, Masayoshi Son cho biết SoftBank đang đứng giữa “cơn bão mùa đông”. Giá trị tài sản ròng của tập đoàn giảm 13 tỷ USD chỉ trong 3 tháng cuối năm 2021. Từ đó trở đi, tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Cổ phiếu Alibaba, khoản đầu tư quan trọng nhất của SoftBank, đã giảm tới 35% trong năm nay
Ngày 11/3, giá cổ phiếu của DiDi, ứng dụng đặt xe Trung Quốc được SoftBank rót vốn đầu tư, giảm 44% trước thông tin hãng tạm dừng niêm yết tại Hong Kong. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ khi hãng được phát hành công khai tại Mỹ.
Theo CNBC, Softbank sở hữu khoảng 20% cổ phần của Didi. Lượng cổ phần đó từng có lúc trị giá 14 tỷ USD, giờ chỉ còn khoảng 1,8 tỷ USD.
Khó khăn chồng chất
Mới tuần trước, quỹ Vision Fund thuộc SoftBank phải bán 1 tỷ USD cổ phần của công ty thương mại điện tử Hàn Quốc Coupang ở mức giá thấp hơn khi đầu tư.
Công ty sản xuất vi xử lý ARM, được SoftBank mua lại vào năm 2016, vừa thông báo cắt giảm 1.000 nhân công (khoảng 15% nhân sự) sau thất bại trong thương vụ với NVIDIA.
Nhà sáng lập tập đoàn SoftBank vẫn giữ thái độ lạc quan và kỳ vọng những dấu hiệu khởi sắc của tập đoàn trong tương lai.
Năm 2016, SoftBank mua lại hãng thiết kế chip ARM với số tiền lên tới 31,4 tỷ USD, theo CNBC. Đến tháng 9/2020, tập đoàn thông báo sẽ bán hãng ARM cho nhà sản xuất chip NVIDIA với giá 40 tỷ USD. Tuy nhiên, giao dịch giữa NVIDIA và ARM đã thất bại vào ngày 7/2 do vấp phải sự phản đối từ các cơ quan quản lý.
Trước tình thế khó khăn này, SoftBank vẫn không thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. Sau khi trả 10 tỷ USD khoản vay được bảo đảm của Alibaba, tập đoàn tiếp tục nợ 6 tỷ USD vào tháng 12/2021. Thậm chí, mới tháng trước, hãng còn đề nghị các ngân hàng muốn tham gia vào đợt niêm yết đầu tiên của ARM cho vay 8 tỷ USD, một nguồn tin thân cận cho hay.
Mặt khác, CEO của tập đoàn, ông Masayoshi Son, vẫn lạc quan rằng “cơn bão mùa đông” này rồi sẽ qua nhanh. “Mùa xuân sẽ đến và việc của chúng tôi là gieo trồng những hạt giống cho tương lai. Chúng sẽ nhanh chóng nảy nở và đâm hoa kết trái”, Son khẳng định.
Masayoshi Son là vị tỷ phú người Nhật nổi tiếng với phong cách đầu tư đầy mạo hiểm. Sở hữu SoftBank là một tập đoàn công nghệ Internet đình đám nhưng ông vẫn liên tục rót vốn vào các dự án start-up toàn cầu. Theo Bloomberg, Son chính là nhân tố quan trọng đằng sau sự thành công của những công ty công nghệ đình đám như Yahoo, Alibaba, ARM.
Bán mình không thành, ARM sẽ niêm yết ở đâu?
Sau khi thương vụ thâu tóm ARM của Nvidia đổ bể, câu hỏi lớn nhất bây giờ là SoftBank sẽ niêm yết ARM, công ty thiết kế vi xử lý được ví như viên ngọc của ngành công nghệ Vương quốc Anh trên sàn chứng khoán nào?
Masayoshi Son, CEO SoftBank, chủ sở hữu ARM cho biết, công ty nhiều khả năng sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq, nơi tập trung nhiều công ty công nghệ khác, vào thời điểm năm tài khoá 2023 kết thúc.
"Mỹ là thị trường chúng tôi đang hướng tới để niêm yết ARM, nhiều khả năng là sàn Nasdaq", Son cho biết.
Việc ARM lên sàn tại New York mà không phải thị trường nội địa Anh sẽ giáng một đòn mạnh vào chính phủ và sàn chứng khoán London.
Trước khi SoftBank mua lại ARM với giá 32 tỷ USD vào năm 2016, công ty đã được niêm yết song song cả ở London và New York. Chính phủ Anh ca ngợi thương vụ ARM về tay SoftBank là một thành công lớn vào thời điểm đó, nhưng giờ đây họ không muốn thấy công ty bán dẫn này nằm trong tay một doanh nghiệp nước ngoài hoặc niêm yết ở một sàn chứng khoán "xa xôi". Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đã khiến các quốc gia phải xem xét lại nơi vi xử lý được thiết kế và sản xuất.
Vương quốc Anh muốn công ty công nghệ lớn nhất và giá trị nhất của họ niêm yết tại quê nhà để thị trường chứng khoán và nền kinh tế có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều công ty đã vượt Đại Tây Dương, với niềm tin sẽ được định giá cao hơn trên Nasdaq hoặc sàn giao dịch chứng khoán New York.
Các công ty công nghệ giá trị nhất trên sàn Nasdaq gồm Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet, đều có vốn hoá thị trường trên 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các công ty công nghệ lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán London cũng chỉ được định giá chưa tới 50 tỷ USD.
Hussein Kanji, nhà đầu tư mạo hiểm tại Quỹ Hoxton Ventures, London cho biết, sẽ thật phi lý nếu SoftBank ưu tiên niêm yết tại Anh hơn tại Mỹ.
"Niêm yết tại Anh không cho thấy điểm cộng nào cả, trong khi điểm trừ thì rất nhiều", ông ám chỉ tới các vấn đề về nghiên cứu, định giá thấp cũng như truyền thông.
Một quỹ đầu tư giấu tên khác cũng khẳng định, lợi ích lớn nhất cho công ty và cổ đông là lên sàn tại những nơi có nhiều nhà đầu tư và chuyên gia phân tích có chiều sâu, thân thiện và dài hạn. London khó có thể đáp ứng các tiêu chí như vậy. Trong trường hợp ARM chọn niêm yết tại Anh, đó là "dấu hiệu tự tin vào hệ sinh thái công nghệ, các thị trường công khai và sức mạnh địa chính trị", quỹ đầu tư này cho biết.
Niêm yết kép?
Năm ngoái cũng có một số dự án khởi nghiệp "cây nhà lá vườn" niêm yết trên sàn chứng khoán London, nhưng tất cả đều không theo dự tính.
Ứng dụng ship đồ ăn Deliveroo, ghi nhận giá cổ phiếu sụt giảm ngay sau khi phát hành ra công chúng. Công ty an ninh mạng Darktrace cũng có một chặng đường khó khăn, trong khi hãng tài chính công nghệ TransferWise bị định giá thấp hơn đáng kể so với các đối thủ tại Mỹ.
Vẫn có khả năng rằng SoftBank và ARM có thể lựa chọn phương án niêm yết kép một lần nữa. Đại diện SoftBank cho biết quyết định cuối cùng chưa được đưa ra, trong khi sàn giao dịch chứng khoán London từ chối bình luận về vụ việc.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích đang tìm hiểu liệu SoftBank có thể đưa ARM lên sàn với định giá đúng bằng số tiền họ "suýt" nhận được từ việc bán công ty cho Nvidia hay không.
ARM là 1 trong 400 công ty mà SoftBank đang đặt cược hàng tỷ USD. Không phải công ty nào cũng đem tới những dấu hiệu tích cực.
"Chúng tôi đang ở giữa một cơn bão tuyết. Thị trường lúc này khá khó khăn. Lãi suất dài hạn sẽ tăng. Chính sách tiền tệ thay đổi liên tục trên toàn cầu. Các công ty tăng trưởng cao đang bị tác động tiêu cực bởi thị trường chứng khoán. Tuy vậy, cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo vẫn tiếp diễn và chúng tôi rất phấn khích về điều đó", Son cho biết.
Samsung tìm cách tiêu khối tiền mặt 100 tỷ USD Dù sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ, tập đoàn Hàn Quốc tỏ vẻ cẩn thận trong việc sử dụng khối tài sản này. Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi được ra tù sớm vào tháng 8. Chuyến đi Mỹ của ông Lee cho thấy Samsung đang tìm cách tiêu khoản...