Bộ GD&ĐT lên tiếng về kiến nghị miễn học phí những ngành khoa học cơ bản
Cho rằng học phí bậc đại học đang tăng cao gây khó khăn cho nhiều gia đình có con em theo học, nhiều cử tri kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh giảm.
Cụ thể, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế nêu kiến nghị tới Bộ GD&ĐT: “ Học phí bậc đại học đang tăng cao gây khó khăn cho nhiều gia đình có con em theo học, cơ hội theo học các trường chất lượng cho sinh viên nghèo có học lực khá, giỏi bị thu hẹp. Đề nghị Bộ xem xét điều chỉnh giảm học phí đại học”.
Trả lời vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho hay, theo các quy định, đến năm 2021 giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (học phí) phải tính đủ chi phí đào tạo, khi đó mức học phí sẽ tăng cao. Vì vậy, để bảo đảm an sinh xã hội, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí hằng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, đến năm 2025 sẽ tính đủ chi phí đào tạo đối với giá dịch vụ đào tạo ĐH và đến năm 2030 sẽ tính đủ chi phí đào tạo đối với giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước.
Sinh viên ĐH Y Hà Nội trên giảng đường. Ảnh: Như Ý
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo duc, đào tạo để áp dụng từ năm học 2021-2022.
Video đang HOT
Theo đó, mức học phí hằng năm được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, khả năng đóng góp của người dân, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đã quy định mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập năm học 2021-2022 giữ ổn định, không tăng so với năm học 2020-2021.
Ngoài ra, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu thực tế rất nhiều ngành đào tạo tài năng, đào tạo khoa học cơ bản khó tuyển sinh, có nguy cơ ít được quan tâm đầu tư vì hiệu quả tài chính thấp như các ngành sư phạm, cử nhân Toán, Vật lý, Văn học,… Do đó, cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét ưu tiên đầu tư cho những ngành chất lượng, khó tuyển sinh để thu hút học sinh giỏi nhờ miễn giảm học phí và chu cấp học bổng.
Về nội dung kiến nghị này, Bộ GD&ĐT cho hay, đối với sinh viên sư phạm, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo nơi sinh viên theo học và được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Đồng thời, tại khoản 19 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đã có quy định đối tượng miễn học phí là: “Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định”.
Theo Bộ GD&ĐT, việc miễn học phí đối với ngành nghề khác như cử nhân Toán, Vật lý, Văn học,… sẽ tác động lớn đến ngân sách nhà nước, do đó, Bộ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định về chính sách miễn, giảm học phí đối với các ngành đào tạo tài năng, các ngành khoa học cở bản vào thời điểm thích hợp, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Tân sinh viên bị gửi email giả mạo yêu cầu đóng học phí
Tân sinh viên khoá 41, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận được email thông báo trường đã tăng học phí, yêu cầu các em nộp tiền trước 29/10 và 8/11.
Ảnh minh họa
Các em nhận được thông tin từ địa chỉ email baochivatuyentruyenhocvien@gmail.com, nội dung xoay quanh việc trường tăng 10% học phí cả năm (đối với sinh viên đóng trong kỳ I) và 15% (với những em đóng sau mốc này). Ngoài việc liệt kê mức đóng của các chương trình học, email giả mạo còn cung cấp danh sách sinh viên cùng số tiền đã nộp và yêu cầu các em hoàn thành học phí trước 29/10 (đợt 1) và 8/11 (đợt 2) theo địa chỉ tài khoản đính kèm.
Ngày 29/10, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã phát cảnh báo về việc này. Trường cho biết, thông tin về học phí năm tiếp theo được công bố vào tháng 5 hàng năm. Các mức thu được tiến hành theo quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo, không thể tự ý và đột ngột báo tăng.
Trước các học kỳ, dựa vào số tín chỉ mà sinh viên đăng ký, Học viện sẽ tính toán và thông báo mức học phí cụ thể với mỗi loại hình đào tạo.
Mọi thông tin đều được công bố trên các kênh chính thức của trường, khoa hoặc thông qua cố vấn học tập. "Học viện không có bất kỳ hình thức nào khác trong việc truyền tải thông tin thu, nộp học phí đến sinh viên", trường cho biết, đồng thời đề nghị sinh viên, phụ huynh cảnh giác và đề phòng thông tin giả mạo.
Vào tháng 6, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng từng bị giả mạo thư trúng tuyển, gửi đến các tân sinh viên trong khi nhà trường vẫn đang nhận hồ sơ xét tuyển.
Thời gian gần đây, các chiêu lừa đảo hướng tới tân sinh viên xuất hiện ngày càng nhiều. Vào giữa tháng 10, tân sinh viên Đại học Sài Gòn, bị người lạ nhắn tin, giục đóng học phí cho người tự xưng là cô giáo trước ngày 18/10, nếu muộn sẽ không được theo học.
Sinh viên năm nhất trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, cũng bị dụ dỗ đóng học phí hộ. Nhà trường đã phát cảnh báo sinh viên không giao dịch tiền với bên thứ ba, khi đóng học phí phải chuyển khoản hoặc nộp tại ngân hàng đến số tài khoản của trường.
Các trường đều ra khuyến cáo với mọi thông tin, tân sinh viên nên bình tĩnh, kiểm tra trên website, fanpage chính thức của trường hoặc trao đổi với cố vấn học tập, văn phòng khoa về những khoản thu bất thường.
Cậu sinh viên mồ côi gồng gánh hai em vượt khó giữa đại dịch Cha bị đột quỵ mất, mẹ bị bệnh ung thư hành hạ một thời gian dài rồi cũng qua đời. Nhưng đau đớn chưa dừng lại với Trần Quang Tân, sinh viên lớp 21HD01 Trường ĐH Bình Dương, khi em trai kế bị chứng tâm thần phân liệt hành hạ, rồi đại dịch Covid-19 ập đến đóng sập cánh cửa mưu sinh. Trần...