Bộ GD&ĐT làm chưa tốt xã hội hóa SGK, cẩn thận tái độc quyền
Theo chuyên gia, với cách làm xã hội hóa trong SGK của bộ GD&ĐT hiện nay mối nguy tái độc quyền trong những năm tới là hoàn toàn có thể xảy ra.
Không riêng Cánh Diều gặp lỗi hệ thống
Mới đây, bộ GD&ĐT đã phê duyệt nội dung điều chỉnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Cánh Diều và yêu cầu nhà xuất bản đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh cung cấp tài liệu chỉnh sửa này đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học đang sử dụng để thay đổi kịp thời.
Tuy nhiên, lỗi không chỉ xuất hiện trong bộ sách giáo khoa này, mà cả những bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng không tránh khỏi hàng loạt lỗi sai hệ thống.
Trước đó, sau khi bộ Cánh Diều trở thành “tâm điểm” dư luận khi bị nhặt “sạn” chi chít, nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra những lỗi sai cơ bản ở một số bộ sách khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt – Viện trưởng viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, không riêng Cánh Diều, mà sách Tiếng Việt 1 các bộ sách khác cũng lặp lại hàng loạt lỗi sai hệ thống, cụ thể, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống và Tiếng Việt lớp 1 – Chân trời sáng tạo của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Một số nội dung điều chỉnh trong sách Tiếng Việt 1 – Cánh Diều được bộ GD&ĐT phê duyệt.
Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt phân tích về các lỗi tổng hợp trong bộ “Kết nối Trí thức với cuộc sống” và một số bộ sách Tiếng Việt 1 khác: “Nếu tách riêng bộ sách giáo khoa Cánh Diều, ta sẽ thấy đó là các lỗi trầm trọng của nhóm tác giả biên soạn. Nhưng nếu xem xét trong tổng thể, lại thấy đây không phải là lỗi riêng của Cánh Diều mà là của chung cả 5 bộ sách đang sử dụng. Điều này cho thấy, có những lỗi ở bậc vĩ mô. Trong đó, có những vấn đề như: quan niệm, phương pháp, cách tổ chức quản lý, quy định chung… của bộ GD&ĐT.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, ThS. Phan Thế Hoài – giáo viên Ngữ văn tại TP.Hồ Chí Minh – bày tỏ: “Tôi cho rằng, tác giả sách và hội đồng thẩm định cần dành nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá, tổng kết cả 5 bộ sách xem ưu, khuyết thế nào, từ đó mới lên phương án chỉnh sửa cụ thể hoặc biên soạn lại”.
ThS. Phan Thế Hoài cho rằng, nên ngưng sử dụng tất cả các bộ sách, tạm thời dùng sách cũ.
ThS. Phan Thế Hoài cũng chỉ ra: “Cá nhân tôi thấy rằng, 4 sách của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Tiếng Việt 1) và sách Tiếng Việt 1 – Cánh Diều (nhà xuất bản đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh) không thể sửa chữa một sớm một chiều vì sách sai có hệ thống, nếu làm vội vàng thì chỉ mang tính chữa cháy. Như thế, sách Cánh Diều sửa năm nay và 4 quyển sách kia sửa vào năm sau thì vừa thiếu công bằng, vừa gây khó khăn cho học sinh lớp 1 khi phải học sản phẩm lỗi. Chẳng hạn, học sinh vừa học sách Cánh Diều (bản cũ) vừa dò phần chỉnh lý sao cho khớp thì chẳng ra làm sao cả”.
Video đang HOT
“Chính vì vậy, phương án tốt nhất là nên ngưng sử dụng tất cả các bộ sách, tạm thời dùng sách cũ” – ông nhấn mạnh.
Nỗi lo “tái độc quyền” sách giáo khoa
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyen Huu Đat nhận định: “Hiện nay Đảng và Nhà nước đang chủ trương xã hội hoá giáo dục. Một trong những yêu cầu của xã hội hoá đó là phải đã đạt bình đẳng, dân chủ khách quan và tránh được chuyện độc quyền.
Do lần đầu thực hiện xã hội hoá sách giáo khoa nên thời gian qua, việc xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa đã vấp phải nhiều khó khăn. Theo đó, yêu cầu của xã hội hoá sách giáo khoa là một chương trình sẽ có nhiều cách tiếp cận, hay cụ thể hơn, một chương trình học sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa của nhiều nhóm tác giả, của nhiều đơn vị tham gia biên soạn để có thế thấy đươc nhiều phương pháp giáo dục khác nhau.
Tôi đánh giá, vừa qua bộ GD&ĐT đã làm chưa tốt vấn đề này!”.
Ông phân tích thêm: “Cụ thể, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn 4 bộ sách nhưng chỉ có 1 – 2 người làm Chủ biên, nên thực ra 4 bộ sách chỉ 1 chủ, 1 nhóm biên soạn. Về hình thức, người ta nghĩ đó là 4 bộ khác nhau nhưng về nội dung biên soạn, quy trình thì thấy rõ 4 bộ sách của cùng 1 người, của cùng 1 ban lãnh đạo. Đây là việc làm cần tránh.
PGS.TS Nguyen Huu Đat lo ngại sách giáo khoa trở lại tình trạng độc quyền.
Bên cạnh đó, chỉ có 1 bộ sách khác của công ty tư nhân đó là bộ Cánh Diều, nó tạo ra tỉ lệ 4:1, và gần như có một sự áp đảo, o ép.
Việc này nếu không giải quyết được có thể gây ra sự phá sản của một chính sách, một chủ trương xã hội hoá. Vì bản chất của xã hội hóa phải tạo ra nhiều đơn vị, nhiều nhóm khác nhau biên soạn, vô tình tạo ra cái mặt bằng không đúng yêu cầu mà Quốc hội đặt ra.
Ở khía cạnh khác, về quy trình, việc tổ chức thẩm định, dạy thử… giữa các bộ sách giáo khoa phải giống nhau. Khi sách in ra, dư luận xã hội phản ứng về chất lượng các bộ sách giáo khoa thì bộ GD&ĐT lại tỏ thái độ không công bằng, bên yêu cầu khẩn trương chỉnh sửa, bên lại chưa có động thái. Rõ ràng là chưa bình đẳng, có sự o bế, lộ liễu”.
“Nếu đồng ý phương án của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đề nghị sửa chữa ở lần tái bản sẽ gây ra vấn đề lớn, học sinh phải học sách sai đến hết năm. Bên cạnh đó, năm sau tái bản sẽ phải bỏ hết tất cả sách đi gây phí tổn kinh tế lớn, hàng triệu bản in đi vào sọt rác.
Do đó, tôi yêu cầu bộ GD&ĐT cần có chủ trương rõ ràng bằng các văn bản cụ thể, cần chấn chỉnh ngay, quyết liệt trước nhân dân. Nếu không làm được việc này thì sẽ phá hỏng chủ trương xã hội hoá sách giáo khoa, trở lại tình trạng độc quyền” – Viện trưởng viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông nhấn mạnh.
Vừa qua, nội dung chỉnh sửa sách Tiếng Việt 1 – Cánh Diều do nhà xuất bản đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh đề xuất đã được bộ GD&ĐT phê duyệt. Trước đó, nhà xuất bản đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh đề xuất danh sách 11 bài đọc bổ sung cho những bài đọc không phù hợp theo ý kiến đóng góp của xã hội, tuy nhiên, trong tài liệu được bộ GD&ĐT phê duyệt, những bài đọc là bài đọc thay thế chứ không phải bổ sung và được thêm 1 bài thành 12 bài đọc thay thế.
Bên cạnh bộ sách Cánh Diều của nhà xuất bản đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng đề xuất chỉnh sửa một số nội dung chưa hợp lý trong cả 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mà đơn vị này chịu trách nhiệm biên soạn. Những nội dung chỉnh sửa chủ yếu nằm trong sách Tiếng Việt.
Cô giáo 20 năm đi dạy, thưởng Tết được 300.000 đồng
Ngoài những trường ngoài công lập có "của ăn của để", giáo viên có cái Tết "ấm" hơn, những giáo viên trường công lập, giáo viên miền núi không khỏi ngậm ngùi khi nhắc đến con số thưởng Tết.
Thưởng Tết: Gói mì chính, chai dầu gội
"Giáo viên thì làm gì có chuyện thưởng Tết", tôi còn nhớ lời của nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Minh Hạc đã thốt lên như vậy trong một lần chúng tôi hỏi chuyện thưởng Tết của giáo viên.
Quả thật, trong khi phần lớn các công ty, xí nghiệp đều có lương tháng 13 cho công nhân viên chức thì ngành Giáo dục lại không có. Nhiều giáo viên không khỏi chạnh lòng, nhất là ở những trường khó khăn.
Với giọng buồn vô hạn, một giáo viên cấp 3 ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) kể với chúng tôi, hầu như giáo viên của trường không biết đến thưởng Tết dương lịch.
Về Tết Nguyên đán, cô cho biết, năm ngoái nhà trường thưởng 200.000 đồng, Hội Phụ huynh 100.000 đồng.
Vị chi, tổng thưởng Tết Canh Tý của cô giáo có thâm niên 20 năm đi dạy được 300.000 đồng.
Nhiều cán bộ quản lý giáo dục thừa nhận, ở cấp phổ thông, may ra khối trường dân lập mới có chút ít tiền thưởng cho giáo viên ngày Tết. (ảnh minh họa)
Trên đây không phải câu chuyện duy nhất về thưởng Tết giáo viên chỉ vài trăm nghìn đồng, thậm chí giáo viên cắm bản ở nhiều trường miền núi, rẻo cao, thưởng Tết "tươm" lắm cũng chỉ là gói mì chính, lọ dầu gội.
Thầy Hoàng Văn Phúc, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tuyên Hóa, một trong những huyện miền núi rẻo cao khó khăn nhất nhì của tỉnh Quảng Bình chia sẻ, nhiều trường học ở đây "trắng" thưởng Tết cho giáo viên.
"Huyện nghèo, ngân sách đầu tư ít, các trường chi tiêu tiền điện thắp sáng, điện chạy máy vi tính, tiền nước..., còn chưa đủ thì lấy đâu ra thưởng Tết.
Trường nào khéo lắm, may thưởng được dăm chục, một trăm ngàn đồng đã là cao. Số tiền đó quy ra, cũng chỉ bằng chai dầu gội, gói mì chính.
Thế nhưng đến chút quà nhỏ mọn này cũng rất hi hữu mới có, vì đến một số quỹ cơ bản của trường vẫn còn thiếu thốn, lấy đâu ra mà thưởng Tết", thầy Phúc ngậm ngùi nói.
Theo thầy Hoàng Văn Hải - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Hóa Tiến, huyện Minh Hóa - một trong hai huyện miền núi rẻo cao của tỉnh Quảng Bình, trước đây đúng là có chuyện thưởng Tết giáo viên chỉ là chai dầu gội, gói mì chính.
Vài ba năm gần đây, nhờ nhà trường tăng gia sản xuất nên có chút đỉnh thưởng Tết cho giáo viên.
Ở khối trường phổ thông công lập, một số trường nếu "khéo co" thì ấm.
"Khéo co thì ấm"
Trước đây, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã từng viết thư kêu gọi doanh nghiệp cùng chung tay ủng hộ để mỗi giáo viên có một chiếc bánh chưng. Trong thư ông viết: "Là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi cảm thấy rất băn khoăn khi ngày Tết đến, không góp phần lo được cái Tết cho gia đình của 1 triệu thầy cô giáo mầm non và phổ thông.
Bộ GD&ĐT trân trọng đề nghị các đồng chí lãnh đạo từng địa phương vận động doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ và hỗ trợ từ kinh phí địa phương để các thầy, cô giáo, nhất là các thầy, cô giáo công tác ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, có một cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có được mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên, có được chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái, có được chiếc bánh chưng, bánh tét ăn ngày mồng một Tết"...
Bức thư ngay sau đó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên số tiền thu được vẫn chưa đủ để chi cho hàng triệu giáo viên khó khăn có cái Tết đầy đủ hơn ngày thường.
Quả thật nhiều cán bộ quản lý giáo dục thừa nhận, ở cấp phổ thông, may ra khối trường dân lập mới có chút ít tiền thưởng cho giáo viên ngày Tết, bởi một số trường cân đối thu - chi học phí, rồi thu định mức dạy của giáo viên để đóng quỹ cho nhà trường...
Sau khi cân đối, nếu còn dư thì mới dùng để chi thưởng cho giáo viên.
Ở khối trường phổ thông công lập, một số trường nếu "khéo co" thì ấm. Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, nhà trường cân đối thu chi, năm ngoái cố gắng thưởng được mỗi người tương đương một tháng lương.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ tích lũy quỹ từ năm ngoái nên năm nay, nhà trường cố gắng giữ mức thưởng Tết giáo viên như năm trước.
Thầy Hoàng Văn Hải chia sẻ, do trường miền núi rẻo cao, ngân quỹ hạn hẹp nhưng nhà trường chi tiêu tiết kiệm, cộng với quỹ công đoàn, thu mua giấy vụn, tăng gia sản xuất như trồng rau...
Do vậy năm ngoái, nhà trường cố gắng thưởng Tết cho mỗi giáo viên được 2 triệu đồng. Năm nay, nhà trường cũng cố gắng thưởng Tết khoảng 1 triệu đồng/người.
Hiệu trưởng, tổ trưởng,... khi thôi chức vụ có thể được bảo lưu phụ cấp 6 tháng Nếu không còn giữ chức vụ lãnh đạo như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thì vẫn được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong 6 tháng. Hiện nay, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục từ mầm non, phổ thông đến cả bậc đại học khi nhận nhiệm vụ thì được bổ nhiệm chức...