Bộ GD-ĐT yêu cầu kiểm soát chặt nguồn thực phẩm vào trường học
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho hay, thời gian qua, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường học đã được các địa phương quan tâm và kịp thời chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tại một số cơ sở, vẫn xảy ra tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ em và học sinh, sinh viên, gây hậu quả nghiêm trọng.
Để bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người học khi tổ chức bữa ăn học đường, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Cụ thể, thực hiện nghiêm túc các quy định về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và các văn bản, tài liệu hướng dẫn hiện hành của Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục), giáo viên, nhân viên nhà trường về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT yêu cầu kiểm soát chặt nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định.
Các cơ sở không đảm bảo đủ quy định về an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện thì không được cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.
Nhiều học sinh ở Nha Trang nhập viện hôm 18/11
Ngoài ra, cần tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường trường học để phòng, chống và ngăn chặn các bệnh lây truyền do nguồn nước không bảo đảm; huy động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên tham gia vệ sinh khuôn viên sân trường, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải xung quanh sân trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành Giáo dục – Y tế, huy động sự tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Lạm phát bắt đầu len lỏi vào bữa ăn học đường tại Nhật Bản
Lạm phát đang trở thành một vấn đề chính trị nóng ở Nhật Bản - một quốc gia từ lâu đã không quen với việc giá cả hàng hóa tăng cao.
Học sinh chuẩn bị ăn trưa tại trường trung học Senju Aoba. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, trong nhiều tháng qua, Kazumi Sato - chuyên gia dinh dưỡng tại một trường trung học cơ sở ở phía Đông Tokyo - liên tục nhận được thông báo giá nguyên liệu tăng vọt.
Biết rõ những khó khăn về kinh tế mà nhiều gia đình học sinh phải đối mặt, chính quyền địa phương không muốn chuyển gánh nặng từ bữa ăn trưa tốn kém hơn lên cho các gia đình.
Đối với chuyên gia Sato, điều này có nghĩa là căng tin của trường học phải liên tục điều chỉnh các bữa trưa sao cho phù hợp trong phạm vi ngân sách.
Thực đơn bao gồm cơm xào thịt lợn, canh trứng rong biển, dưa hấu và sữa trong bữa trưa tại trường. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đan xen các loại trái cây theo mùa một hoặc hai lần một tháng, song rất khó để làm điều này thường xuyên", Sato nói.
Sato cho biết cô ấy thay thế trái cây tươi - nhóm thực phẩm đắt đỏ ở Nhật Bản - bằng thạch hoặc bánh tự làm. Cô thường xuyên sử dụng nhiều giá đỗ như một nguyên liệu thay thế rẻ tiền. Tuy nhiên, Sato ý tưởng về bữa ăn trưa phong phú sẽ cạn kiệt nếu giá cả tiếp tục tăng. "Tôi không muốn làm lũ trẻ thất vọng vì cảm thấy bữa ăn thật là buồn chán,", Sato chia sẻ.
Những ngày này, một can dầu ăn 18 lit có giá đắt hơn so với một năm trước là 1.750 yên (khoảng 300.000 đồng), trong khi giá hành đắt gấp đôi. Đối với các trường học công, chính phủ Nhật Bản cũng áp dụng các yêu cầu về dinh dưỡng một cách nghiêm ngặt, chính vì vậy, những nhà dinh dưỡng học cho trường cũng không thể làm được gì nhiều.
Đầu bếp căng tin trường học sơ chế và chế biến đồ ăn. Ảnh: Reuters
Tại phường Adachi (Tokyo), bữa trưa tại các trường trung học cơ sở công lập có giá 334 yên, trong đó gia đình sẽ đóng góp 303 yên.
Là một phần biện pháp cứu trợ, hồi tháng 4, chính phủ Nhật Bản cho biết họ sẽ hỗ trợ ngân sách để giúp các trường học giải quyết phần nào chi phí bữa ăn hàng ngày. Phường Adachi có kế hoạch sử dụng những khoản đó và ngân sách bổ sung của riêng mình để tránh chuyển gánh nặng sang cho các gia đình.
Chuyên gia dinh dưỡng còn lo ngại về viễn cảnh giá thực phẩm và năng lượng sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt là vào cuối năm học khi nguồn vốn được phân bổ bắt đầu cạn kiệt. "Mùa mưa năm nay đã kết thúc sớm nên có thể ảnh hưởng lớn đến rau màu. Tôi lo lắng về giá cả sẽ tăng nhiều hơn nữa khi đến mùa Thu và mùa Đông", Sato bày tỏ.
Lan tỏa kiến thức về dinh dưỡng lành mạnh Ra đời từ năm 2012 đến nay, Dự án Bữa ăn học đường do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng được triển khai trên 62 tỉnh/thành với hơn 4.200 trường tiểu học trên toàn quốc. Lễ khánh thành "Bếp ăn mẫu bán trú" thứ 3 tại Trường Tiểu học Phan Đình Phùng, Quận 3, TPHCM, ngày 14/3/2022. Cùng với kinh nghiệm từ...