Bộ GD-ĐT ‘quán triệt’ việc bổ nhiệm và xếp hạng giáo viên
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập
Ảnh minh họa
Theo Bộ GD-ĐT, ngày 2/2/2021, Bộ đã ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN (chức danh nghề nghiệp) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Việc ban hành các Thông tư nêu trên nhằm triển khai thực hiện Luật Viên chức và cập nhật các yêu cầu mới của Luật Giáo dục 2019, Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.
Bộ GD-ĐT chỉ đạo về việc bổ nhiệm và xếp lương giáo viên
Ưu tiên các giáo viên còn ít năm công tác
Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT chủ động tham mưu với UBND tỉnh để phối hợp với Sở Nội vụ và UBND huyện/thành phố xây dựng phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ.
Đồng thời, chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tăng cường truyền thông, phổ biến, tập huấn để các đơn vị, cá nhân có liên quan nắm vững và thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn CDNN giáo viên; triển khai hướng dẫn thực hiện các nội dung trong phương án bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương để giáo viên yên tâm, không tạo ra tâm lý lo lắng khi chưa được bổ nhiệm và xếp lương theo quy định mới; giải đáp kịp thời các thắc mắc của giáo viên (nếu có);
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp số lượng giáo viên cần phải bổ sung các tiêu chuẩn còn thiếu của hạng CDNN tương ứng (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN); hướng dẫn và đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện tiêu chuẩn còn thiếu (nên ưu tiên bố trí những giáo viên còn ít năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tham gia trước).
Lưu ý cụ thể
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT lưu ý, việc bổ nhiệm vào các hạng CDNN giáo viên ở từng cơ sở giáo dục phải đúng người đúng việc, bảo đảm đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn CDNN ở từng hạng.
Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên hạng III áp dụng đối với: giáo viên mầm non, tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư số 01,02 có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới; giáo viên THCS, THPT được tuyển dụng sau ngày Thông tư 03,04 có hiệu lực thi hành. Những trường hợp không thuộc đối tượng nêu trên thì chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên hạng III theo quy định.
Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN có giá trị thay thế trong trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập thay đổi CDNN ở cùng hạng (giáo viên ở cấp học này chuyển sang cấp học khác cùng hạng CDNN).
Theo quy định tại các Thông tư số 01,02,03,04, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu CDNN giáo viên mầm non hạng II, hạng III, giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng III quy định tại các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23 được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng tương ứng quy định tại các Thông tư số 01,02,03,04.
Do đó, trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN của hạng cao hơn hạng hiện giữ thì sẽ được sử dụng trong việc thăng hạng sau này, đồng thời cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định mới.
Ví dụ: giáo viên trung học cơ sở hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng II nhưng đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN hạng I, thì phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng II để bảo đảm đủ điều kiện theo quy định; còn chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng I giáo viên đã có sẽ được sử dụng để đăng kí dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I.
Bộ GD-ĐT yêu cầu, các Sở GD-ĐT báo cáo về Bộ phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các CSGD mầm non, phổ thông công lập trước ngày 30/6/2021 và kết quả bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021.
Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần làm gì?
Nếu đủ 09 năm giữ hạng III hoặc tương đương thì giáo viên sẽ có cơ hội thi hoặc xét thăng hạng để chuyển sang xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiếp tục được cộng đồng giáo viên quan tâm, bởi lẽ nếu không hiểu đúng quy định nhiều người sẽ mất tiền oan khi học chứng chỉ khi Thông tư không yêu cầu.
Một giáo viên đang công tác bậc trung học cơ sở có địa chỉ mail minh.....@gmail.com gửi thư về Tòa soạn có nội dung như sau:
" Xin chào Tòa soạn!
Tôi có câu hỏi mong toà soạn giải đáp giúp ạ.
Tôi hiện là giáo viên đang giảng dạy tại một trường trung học cơ sở, có trình độ cao đẳng sư phạm hiện đang là giáo viên hạng III (cũ) (có hệ số lương tương ứng từ 2,1 đến 4,89) và đang đi học đại học.
Theo Thông tư 03/2021/BGDĐT mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tôi sẽ được xếp lương giáo viên trung học cơ sở ở hạng nào? Có cần phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng hay không và nếu có thì cần hạng nào? Tôi xin trân thành cảm ơn toà soạn! "
Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần chứng chỉ gì? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Bằng kiến thức cá nhân, căn cứ Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT người viết xin được cung cấp các quy định liên quan đến vấn đề bạn hỏi, cũng như thắc mắc của các bạn đồng nghiệp khác như sau:
Thứ nhất , giáo viên trung học cơ sở hạng III trước đây sẽ chuyển sang hạng nào?
Bạn có trình độ cao đẳng sư phạm đang xếp lương theo Thông tư 22/2015/TTLT - BNV-BGDĐT có mã số V.07.04.12 có hệ số lương 2,1 đến 4,89 thì áp dụng các điều khoản sau.
Tại " Điều 7 . Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) [...] ;
Tiếp theo tại " Điều 9 . Điều khoản chuyển tiếp
Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) có hệ số lương 2,1 đến 4,89 chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 (đại học) thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở [...]
Như vậy, bạn đang là giáo viên trung học cơ sở có trình độ cao đẳng sư phạm đang học đại học (chưa có bằng đại học) nên xem như bạn chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32).
Có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục được hưởng mức lương với hệ số đang hưởng của bạn.
Thứ hai , có cần chứng chỉ theo hạng không?
Do bạn chưa được bổ nhiệm chức danh giáo viên hạng III nên giai đoạn hiện tại bạn không cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III.
Thứ ba , nếu sau này chuyển sang giáo viên hạng III có cần chứng chỉ chức danh giáo viên hạng III?
Theo quy định ở trên khi bạn đã hoàn tất khóa học đại học thì bạn sẽ được chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III mới có mã số V.07.04.32 có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Vấn đề bạn quan tâm là khi đó có cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III hay không sẽ được giải đáp ở điều sau:
Tại " Điều 3 . Giáo viên trung học cơ sở hạng II I - Mã số V.07.04.3 2 của chương II. Tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở hạng III gồm:
[...] b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (đối với giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học cơ sở hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng) . [...]"
Ở quy định này, giáo viên trung học cơ sở hạng III phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III.
Tại Điều 10 . Điều kho ả n áp dụng quy định:
"[...] 5. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên trung học cơ sở được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành . "
Vì vậy, bạn đang là giáo viên nên khi chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, bạn không cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III.
Thứ tư , bạn cần học chứng chỉ hạng nào?
Theo cách hiểu của người viết, bạn xem thời gian công tác của mình nếu đủ 09 năm giữ hạng III hoặc tương đương thì khi đó bạn sẽ có cơ hội thi hoặc xét thăng hạng để chuyển sang xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II (phải đảm bảo tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở hạng II) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 khi đó bạn bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Cho nên, bạn có thể học lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II để áp dụng trong thời gian tới.
Một số thông tin chia sẻ cùng bạn. Phần tư vấn có tính chất tham khảo.
Bỏ chứng chỉ chức danh, Bộ Giáo dục cần có chính kiến rõ ràng với Bộ Nội vụ? Chỉ một loại chứng chỉ mà hình như cả hai Bộ... lấn cấn, đẩy trách nhiệm cho nhau thì giáo viên biết kêu ai, hỏi ai bây giờ? Ngày 02/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong...