Bổ dưỡng cầu gai
Cầu gai Cô Tô (hay còn gọi là gà ghim) là một loại hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho nam giới. Thông thường, cầu gai được chế biến thành món: Ăn sống, trộn với trứng gà rồi chiên hoặc ngâm rượu…
Cầu gai nướng có vị thơm, ngọt, ngậy, màu vàng như trứng gà.
Cầu gai có hình hơi tròn tròn, màu đen và được bảo vệ bởi lớp gai mọc xung quanh, gai cầu gai dài ngắn khác nhau nhưng dao động từ 5 đến 15cm. Người chẳng may bị gai của cầu gai đâm sẽ có cảm giác tê buốt. Muốn lấy được gai ra phải rạch rộng chỗ bị đâm, nếu dùng kim để lấy gai thì gai sẽ gẫy và cắm sâu vào trong thịt.
Video đang HOT
Anh Trần Văn Nguyện, ngư dân trú tại thôn 3, xã Thanh Lân, người có nhiều năm kinh nghiệm đi bắt cầu gai cho biết: Cầu gai thường sống tập trung tại các vỉa đá, nơi có các hang hoặc nơi vừa có cát vừa có đá, sống dựa vào các dải đá ngầm. Thức ăn chủ yếu của cầu gai là phù du và chúng sống ở độ sâu từ 3 đến 5m nước. Cầu gai sinh sản từ tháng ba cho đến tháng cuối tháng bảy âm lịch và sau khi sinh sản chúng rất chắc thịt. Bắt cầu gai chỉ cần thùng xốp, kính lặn, đôi gang tay chuyên dụng để cầu gai không đâm, hoặc dùng cây sắt phi 6 uốn tạo thành hình chiếc nèo để bắt cầu gai cho dễ. Cầu gai di chuyển rất chậm nên mỗi một hơi lặn xuống có thể bắt được 2 đến 3 con. Mỗi khi nước dòng, đi bắt cũng được vài chục kg đến 1 tạ. Cầu gai hiện có giá bán từ 25.000 đến 30.000/kg.
Cầu gai khi mới đánh bắt, thoạt nhìn giống như những quả chôm chôm.
Nhìn vẻ ngoài rất xấu, không ấn tượng nhưng thịt hay còn gọi là trứng nhum của cầu gai lại rất bắt mắt. Trứng nhum của cầu gai có màu vàng, hay màu cam, bên trong con cầu gai có các rãnh ngăn như múi khế tạo thành các thớ thịt, thông thường mỗi con có từ 5 đến 7 thớ thịt. Để chế biến các món ăn từ cầu gai, công đoạn vất vả nhất là dùng 2 đoạn que dài khoảng 20cm rồi tách đôi con cầu gai ra, dùng thìa lấy từng thớ thịt, công đoạn này làm không cẩn thận sẽ bị cầu gai đâm, sau đó rửa sạch. Cầu gai được chế biến rất phong phú, đa dạng như ăn sống, lấy nửa bát con trứng nhum vắt chanh, thêm mù tạt là ăn được ngay. Cầu gai trộn với trứng gà rán mùi vị rất thơm, ngậy, ăn hơi sật sật, rất dễ ăn, phù hợp với tất cả mọi người. Cầu gai còn được nướng muối ớt, nướng mỡ hành, nấu cháo, hấp, xào… Dù chế biến theo cách nào thì cầu gai cũng có vị giòn, ngon, ngọt. Bên cạnh đó, có thể dùng thịt con cầu gai cho vào ngâm rượu, ngâm trong vòng 1 năm được uống, tuy vị có hơi tanh, ngai ngái nhưng rất đặc trưng và bổ dưỡng.
Theo nghiên cứu của y học thì cầu gai có tác dụng tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực, ngoài ra còn là món ăn tăng cường canxi cho cơ thể.
Mát bổ canh cầu gai Cô Tô
Cầu gai là loại hải sản quý, bổ dưỡng, còn được gọi với nhiều tên khác như cà ghim, nhum biển, nhím biển. Cầu gai thuộc ngành động vật da gai, vỏ hình cầu, phía ngoài có nhiều gai nhọn. Chúng có đường kính từ 3 - 10cm. Khi còn nhỏ, cầu gai giống như trái chôm chôm, màu đen thẫm.
Lúc lớn có hình tròn dẹt, to cỡ trái cam sành. Khối lượng thịt cầu gai (còn gọi là trứng nhum) rất ít so với tổng thể khối vỏ của chúng. Các thớ thịt được cấu tạo thành hình sao từ 5-6 cánh, màu vàng hoặc cam, bám dọc theo vỏ.
Vỏ cứng nhưng trứng cầu gai có màu vàng, ngậy. Ảnh: Công Quý (CTV)
Được ví như nhân sâm của biển, cầu gai có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cầu gai Cô Tô có 2 loại: Gai ngắn và gai dài. Cầu gai có thể làm nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn ngon, lạ miệng nhưng dễ ăn hơn cả là nấu canh. Anh Lê Văn Minh (thị trấn Cô Tô), một đầu bếp có kinh nghiệm chế biến món này chia sẻ: Cầu gai béo, ngon nhất là vào tháng 5, tháng 6 âm lịch. Cầu gai sống ở các hang, rạn đá, chúng ăn rong biển. Để bắt được cầu gai không hề đơn giản, thợ săn cầu gai phải lặn xuống nước, dùng dụng cụ bằng sắt hình chữ L để luồn vào hang, khều cầu gai ra. Tuy kích thước nhỏ nhưng loại cầu gai ngắn, thịt ít lại được chọn để nấu canh bởi chúng thơm ngon và ngậy hơn loại cầu gai dài.
Giống nhiều hải sản khác, cầu gai nấu canh phải còn tươi, vừa được đánh lên để đảm bảo độ ngọt và đậm đà của món ăn. Cầu gai sau khi rửa sạch được tách đôi bằng phương pháp rất đặc biệt: Dùng dụng cụ riêng có hình chữ V cho vào miệng cầu gai để tách đôi thân, chứ không thể dùng dao. Sau đó đem cầu gai rửa sạch ruột và gân, tách lấy thịt.
Canh cầu gai được nấu rất đơn giản. Nước sôi cho thêm gia vị như mắm, muối, ớt quả vừa miệng rồi thả vào đun nhỏ lửa trong 1-2 phút cho tới khi miếng cầu gai nở bung như hình bông hoa. Khi nấu chú ý vớt sạch bọt để nước canh cầu gai nhìn trong và đẹp mắt. Canh cầu gai được nấu nhỏ lửa để không bị bén nồi, khê làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Bước cuối cùng là cho thêm hành tây thái nhỏ rồi tắt bếp là đã hoàn thành món ăn đơn giản nhưng vô cùng thơm ngon. Canh cầu gai cho thêm hành tây là sự kết hợp rất độc đáo, nhằm tăng thêm vị ngọt cho món ăn. Trong những ngày hè oi nóng, thưởng thức bát canh cầu gai ngọt mát rất tốt cho sức khỏe.
Mát bổ món canh cầu gai Cô Tô.
Luộc tôm đông lạnh đừng cho ngay vào nồi, thêm bước nữa tôm ngon ngọt, không tanh hay khô bở Luộc tôm đông lạnh đừng cho ngay vào nồi, thêm bước nữa tôm ngon ngọt, không tanh hay khô bở Chắc chắn khi thêm bước này, tôm đông lạnh luộc sẽ có thịt mềm, không khô bở, ngon như tôm tươi. Tôm là một trong những loại hải sản ngon, bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Tôm thường được chế biến...