Bố động kinh, mẹ khù khờ, hai con nhỏ nguy cơ thất học, mịt mù tương lai
Anh Giáp bị bệnh động kinh. Chị Thủy khù khờ. Hai đứa con nhỏ dại khiến cuộc sống gia đình chị Thủy lâm vào cảnh khó khăn, chạy ăn từng bữa cùng nỗi lo con cái thất học giữa chừng.
Thảm cảnh gia đình
Đang cùng vợ nhặt cỏ trong vườn, anh Phạm Đình Giáp (37 tuổi, ngụ xóm 5, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bất ngờ lên cơn động kinh. Anh ngã xuống đất, toàn thân co giật, mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép.
Anh Giáp kiệt sức sau cơn động kinh kéo dài.
Biết được bệnh tình của chồng, chị Hồ Thị Thủy (35 tuổi) vội chạy đến bên cạnh. Sợ chồng cắn lưỡi trong cơn động kinh, chị cởi chiếc áo đang mặc nhét vào miệng chồng rồi lớn tiếng gọi hàng xóm đến giúp đỡ, khiêng chồng vào nhà.
Mãi đến 30 phút sau cơn động kinh mới qua, anh Giáp nằm lả trên giường vì kiệt sức, chân tay sõng soài.
Bình quân mỗi tháng anh Giáp phát bệnh 3 đến 4 lần.
Dìu chồng ngồi dậy uống ly nước ấm, chị Thủy thở dài cho biết: “Cứ mỗi lần qua cơn động kinh là chồng tôi lại nằm liệt giường 3, 4 ngày liền vì kiệt sức, chẳng ăn uống được gì. Bệnh tật dày vò khiến anh ấy ngày càng yếu, 37 tuổi nhưng nặng chỉ 39kg, không thể làm gì kiếm thu nhập”.
Hai đứa con anh Giáp may mắn bình thường, khỏe mạnh.
Bà Bùi Thị Thụy (60 tuổi, mẹ anh Giáp) gạt nước mắt kể, trong 3 người con thì anh là người chịu thiệt thòi nhất khi vừa sinh ra đã mắc bệnh động kinh. Mỗi lần bệnh tái phát thì anh lại lên cơn co giật, miệng sùi bọt mép, mắt trợn ngược, sẽ ngã vào bất cứ nơi nào. Cảm thông số phận, nhà trường cũng tạo điều kiện cho Giáp theo học cùng em trai đến lớp 4 cho biết chữ.
Qua mai mối, anh Giáp và chị Thủy nên duyên vợ chồng. Chị Thủy là người cùng làng. Số phận của chị cũng kém may mắn khi không được nhanh nhẹn, khôn ngoan như những người phụ nữ khác. 3 năm sau 2 con trai lần lượt chào đời.
Chị Thủy không được thông minh, nhanh nhẹn như những người phụ nữ khác.
“Vợ chồng chúng đứa khù khờ, đứa bệnh tật nên cuộc sống trong nhà cũng như học hành của hai đứa cháu (đứa lớn lớp 2, đứa nhỏ lớp 1) đều do hai bên nội ngoại và bà con thôn xóm chung tay giúp đỡ. Cũng may trời thương cảm, hai đứa cháu tôi sinh ra khỏe mạnh bình thường và rất ngoan, an ủi được phần nào”, bà Thụy gạt nước mắt chia sẻ.
Lo con bỏ học, mịt mù tương lai
Video đang HOT
Thấy bố kiệt sức, nằm lịm trên giường, 2 đứa con Phạm Đình Trọng (8 tuổi) và Phạm Đình Khánh (7 tuổi) tỏ ra lo lắng, đến ngồi bên cạnh. Khánh đưa tay đặt lên trán người cha rồi luôn miệng hỏi: “Bố có mệt lắm không? Bố làm con sợ quá. Mai mốt con lớn sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho bố”.
Mới 7 tuổi bé Khánh đã biết lo lắng cho sức khỏe của người cha.
Nghe con hỏi, anh Giáp mệt mỏi đưa tay ra nắm lấy tay con trai như để trấn an tinh thần.
Bệnh tật dày vò khiến anh Giáp trở nên khù khờ, ít nói, không có khả năng lao động. Cuộc sống của cả gia đình 4 miệng ăn trông chờ hoàn toàn vào số tiền 405.000 đồng trợ cấp hàng tháng cùng những luống rau trước nhà.
Cuộc sống gia đình chị Thủy trông chờ vào số tiền 405.000 trợ cấp hàng tháng và luống rau trước nhà.
“Bệnh tật vắt kiệt sức khiến chú Giáp không làm được gì, chủ yếu trông chờ vào hai bên nội ngoại, Căn nhà thì xuống cấp, dột nát hết nhưng chưa một lần sửa sang. Nắng thì không nói, mưa đến là trong nhà cũng như ngoài sân, cả nhà họ phải kéo nhau đi ở nhờ. Anh em nội ngoại đều làm nông nghiệp, ai cũng khó khăn nên chỉ giúp được phần nào.
Chúng tôi thỉnh thoảng người cho lạng cá, mớ rau, bộ quần áo cũ. Nhìn hoàn cảnh họ mà thương lắm”, bà Nhung (hàng xóm chị Thủy) chia sẻ.
Nghèo khó, 2 anh em Trọng, Khánh lo phải bỏ học giữa chừng.
Bình quân mỗi tháng anh Giáp lên cơn động kinh 3 đến 4 lần. Đó là chưa kể những lúc trái gió trở trời. Mỗi lần cơn động kinh qua, anh lại nằm liệt giường suốt nhiều ngày vì kiệt sức, phải có người bên cạnh túc trực, chăm sóc.
Căn nhà của chị Thủy xuống cấp trầm trọng, chưa một lần được sửa sang.
Chị Thủy ước con không bị thất học, nhà cửa được sửa sang để không phải lo lắng mỗi khi mưa bão.
Chồng bệnh tật, vợ khù khờ, hai đứa con thơ dại khiến cuộc sống gia đình chị Thủy lâm vào cảnh vô cùng khó khăn. Mong nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của mọi người để chị Thủy có cơ hội sửa sang lại căn nhà dột nát, có chỗ cho gia đình trú nắng mưa. Để hai đứa con thơ có cơ hội tiếp tục đến trường.
Mọi giúp đỡ cho gia đình chị Thủy xin vui lòng gửi về địa chỉ: Chị Hồ Thị Thủy, xóm 5, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
STK của chị Thủy: 51510000466455, ngân hàng BIDV, chi nhánh Phủ Diễn. ĐT: 0328.122.245.
Hoặc số ĐT của bà Thụy (mẹ chồng chị Thủy): 0365.476.324.
Nhã Hoàng
Thương lắm Na Cô Sa!
Ở cuối trời Tây Bắc, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) từng gắn với nghèo nàn, thất học. Ở đó từng có những giáo viên "bán" tuổi thanh xuân để "mua" nụ cười con trẻ.
Ngày Tết cận kề, nhiều nơi, giáo viên lại nơm nớp âu lo làm sao có thể "níu chân" học sinh sau Tết. Còn ở Na Cô Sa thì đã qua rồi những năm tháng ấy bởi họ có tình yêu thương con trẻ đến cháy bỏng.
Nhiều trò chơi được tổ chức kéo dài đến rằm tháng Giêng (ngoài giờ học tập) như cách đưa học sinh đến lớp
Rộn ràng ngày xuân...
Cuối năm, trời Tây Bắc lành lạnh, pha chút nắng vàng, xã Na Cô Sa "khoác" lên mình "bộ váy áo" mới đón xuân. Thay vì những nếp nhà gỗ đơn sơ, ọp ẹp, những dãy nhà lớp học "run rẩy" chực chờ đổ trong cơn mưa là những ngôi nhà gỗ khang trang, là ngôi trường học kiên cố, vững trãi, sừng sững giữa núi rừng.
Thầy giáo Nguyễn Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa cầm micro ra giữa sân trường chỉ đạo các khối lớp tổ chức hoạt động trải nghiệm. Mấy năm nay, mỗi độ Tết đến, Xuân về các thầy cô giáo ở đây cũng đỡ vất vả hơn trước.
Nếu như trước kia, cứ đến độ giáp Tết, thầy cô lội suối, trèo đèo vất vả đến các bản làng xa xôi để gọi học sinh (HS). Nói mãi, vận động mãi, tuyên truyền mãi cũng thế mà thôi. Hết gọi phụ huynh, rồi nhờ trưởng bản, già làng, người có uy tín.
Cũng có khi biên bản làm việc với cấp ủy, chính quyền cam kết tỷ lệ học sinh ra lớp phải đảm bảo liên tục kí, song cũng chẳng ăn thua. HS vẫn cứ nghỉ Tết sớm và dài hơn cả thầy cô.
"Từ thực tế trên, chúng tôi suy nghĩ làm thế nào có thể giữ được HS ở lại trường trước và sau đợt Tết. Được sự nhất trí của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương và phụ huynh HS, chúng tôi đã mạnh dạn tổ chức Tết cho học trò trước ngày nghỉ Tết.
Thực phẩm do phụ huynh quyên tặng. Thầy cô và cả phụ huynh thì đóng góp sức người để hướng dẫn các cháu làm bánh trưng, bánh dày, bánh trôi... Tổ chức thi xem lớp nào làm tốt hơn, đẹp hơn để rồi trao giải thưởng nhằm khuyến khích và gắn kết các em", thầy giáo Nguyễn Văn Quân hồ hởi nói.
Cả một tuần nay, Trường Tiểu học Na Cô Sa luôn rộn rã tiếng nói cười, nô đùa của đám trẻ người dân tộc Mông. Bọn trẻ vui mừng lắm bởi được nhà trường tổ chức Tết sớm.
Hôm chính "Hội", đứa nào, đứa ấy đều hớn hở xắn tay vào cùng thầy cô chuẩn bị. Đứa xung phong lên rừng kiếm củi, có đứa lại hăng hái đi lấy lá dong. Gạo, thịt thì bố mẹ các em đã chuẩn bị sẵn để làm nguyên liệu.
Mấy cô giáo trẻ đi xe xuống trung tâm xã để nhờ xay bột, mua đường phên để làm bánh trôi nước. Còn những người ở lại thì quán xuyến việc "khánh tiết". Cứ thế, chẳng ai bảo ai, mỗi người đều ý thức công việc của mình để ngày Tết sớm được diễn ra tươi vui và tràn đầy ý nghĩa.
Học sinh vùng cao háo hức làm bánh và nghe thầy cô giới thiệu về nguồn gốc
Bằng cả trái tim...
Tổ chức Tết sớm cho HS trước kỳ nghỉ kéo dài thì thầy cô trong trường đỡ vất vả. Họ sẽ có nhiều thời gian sum vầy bên gia đình, người thân bởi nhiều người từ nơi xa đến cuối trời Tây Bắc đem khát khao dạy chữ và tình yêu con trẻ "gieo" tại đất này. Thế nhưng, vượt qua tất cả, họ nhận phần thiệt thòi về bản thân, để tương lai con trẻ được sáng hơn.
"Tôi thấy các thầy, cô giáo ở đây họ đã dành trọn tình cảm của mình dành cho các cháu. Họ chẳng nề hà gì cả đâu, miễn sao các em đến trường, đến lớp đủ đầy. Trước và sau Tết chúng tôi đều có những hoạt động trải nghiệm tập thể để các em tự đến trường, thay vì phải lặn lội lên các bản hẻo lánh để vận động như trước kia."
Thầy Nguyễn Văn Quân
Trường Tiểu học Na Cô Sa có 5 khối lớp với gần 800 HS, trong đó đến 99% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các khối từ lớp 3 - 5 học tập trung tại điểm trường chính, các khối còn lại học ở 11 điểm bản lẻ vì núi rừng cách trở, các em còn quá nhỏ, chưa thể tự lập.
Những năm trước, các em có biết thế nào là ngày Tết đâu. Chỉ biết rằng bản thân được nghỉ học, người lớn ở nhà uống rượu ngày qua ngày. Cứ thế Tết của đồng bào có khi kéo dài đến hết tháng Giêng. Đa số trẻ em chỉ co ro trong manh áo cộc, đứng trên đỉnh ngọn đồi cao để xem người lớn ném pao, ném còn.
Ngày lên lớp, nhiều bạn "láu lỉnh" lí do này nọ để được thầy cô cho ra khỏi lớp để lén "chuồn" về nhà chơi. Thầy cô lại phải lên bản tìm.
"Ở Nậm Pồ, các đơn vị trường học tại xã Na Cô Sa là những người tiên phong trong tổ chức Tết cho HS. Tôi thấy mô hình này rất hiệu quả bởi từ các hoạt động tập thể, trải nghiệm, các em đã có sân chơi bổ ích.
Qua đó nhà trường đã gắn kết được HS các khối qua các phần thi như: Thi bánh chưng "khổng lồ", thi gói bánh đẹp, thi văn nghệ, ném còn... Bây giờ thì chẳng còn phải đi gọi HS đến lớp nữa. Trước và sau Tết, bố mẹ có giữ ở nhà thì các em vẫn cứ đến trường", thầy Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ phấn khởi cho biết.
Sau mỗi kỳ nghỉ dài, các thầy cô một phương, người Thái Bình, người Hưng Yên, Hòa Bình, Hải Dương... lại "tay xách, nách mang" tha đồ (bánh, kẹo, nước ngọt) mọi miền về trường. Cả thầy Quân hiệu trưởng cũng không ngoại lệ.
Thầy đi xe máy từ Thái Bình lên trường sớm thay vì phải đi xe ca để mang vác được nhiều đồ hơn lên cho HS. Mỗi người một ba lô nặng trĩu, tha vác lên trường để "ngày hội" được tươm tất hơn.
Thầy Quân còn nhớ như in Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, cô Bùi Thị Huệ ở Hòa Bình, cô Nguyễn Thị Tuyết ở Hưng Yên phần vì không thể bắt được xe khách kịp trở lại trường, phần vì mang nhiều bánh kẹo nên nhà xe không nhận chở. Hai cô đã điện về trường, vừa nói vừa khóc vì không mang bánh kẹo lên kịp để tổ chức các trò chơi "vui xuân trúng thưởng" miễn phí cho HS.
Những thầy cô giáo ở Na Cô Sa xứng đáng được tôn vinh bởi đã dành trọn trái tim cho HS nơi địa đầu Tổ quốc.
Ngọc Tuấn
Theo giaoducthoidai
Huyền thoại bên phá Tam Giang Ai có thương em xin lau đi giọt lệ/ Thắp cho đời em chút nắng/ Cho phá Tam Giang gió yên sóng lặng/ Thôi không còn đưa đón những kiếp người. Mặt đầm âm âm gợn sóng, lang bang lời ru con của Trang, miên man đêm. Cuối góc thuyền, Thu, chồng Trang vẫn ngồi cúi rụp, mặt úp vào gối, tóc giấu...