Bộ đội đưa tro cốt những người miền Tây mất vì Covid-19 về nhà: Dừng cuộc ly hương xót xa
Tro cốt những người dân Cần Thơ ly hương lên Sài Gòn kiếm kế mưu sinh, chẳng may mắc Covid-19 qua đời đã được bộ đội đưa từng người về bên gia đình trong đau xót giữa người trao và nhận.
Dừng cuộc ly hương…
Sáng 3.10, tại nhà tang lễ Cần Thơ, Bộ CHQS TP.Cần Thơ và Sở LĐ-TB-XH TP.Cần Thơ đã phối hợp tiếp nhận và bàn giao tro cốt những người dân Cần Thơ mất vì Covid-19 để đưa từng người về với gia đình.
Tổng số tro cốt bà con miền Tây được Bộ tư lệnh TP.HCM bàn giao cho Cục Chính trị Quân khu 9 là 107. Cần Thơ có 6 hũ cốt được Đội K90, Cục Chính trị Quân khu 9 đưa về.
Bộ đội đưa tro cốt đến nhà tang lễ để làm lễ tang cho người đã khuất trước khi đưa về bên gia đình. Ảnh DUY TÂN
Buổi lễ được diễn ra trang trọng . Ảnh DUY TÂN
6 hũ cốt được chuyển từ nhà tang lễ về từng gia đình . Ảnh DUY TÂN
Sau khi tiếp nhận, lãnh đạo Cần Thơ đã tiến hành buổi tang lễ với các nghi thức trang trọng để để tiễn biệt người đã khuất, trước khi đưa về bên gia đình.
Trung tá Đinh Văn Linh, Phó đội trưởng Đội K90, cho biết sáng 2.10,18 cán bộ, chiến sĩ của Đội K90 đã cơ động đến địa điểm tiếp nhận tại Nhà tang lễ TP.HCM và địa điểm bàn giao tro cốt tại 12 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.
“Những người qua đời vì dịch bệnh được Bộ Tư lệnh TP.HCM tiếp nhận từ các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến và xử lý theo quy trình đảm bảo phòng dịch trước khi tập hợp theo danh sách và bàn giao đơn vị quân đội ở các địa phương. Đợt này, Đội K90 nhận tổng cộng 107 hũ tro cốt của bà con”, trung tá Linh cho biết.
Ngay buổi lễ, Bộ chỉ huy quân sự TP.Cần Thơ đã chia thành các đoàn trao về cho người thân ở các quận, huyện trong thành phố: Q.Cái Răng, H.Phong Điền, Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ.
Từng đoàn trao đưa tro cốt bà con về cho người thân ở các quận, huyện trong thành phố . Ảnh DUY TÂN
Video đang HOT
Người thân tiếp nhận trong sự đau xót giữa người trao và nhận . Ảnh DUY TÂN
Tro cốt người đã mất bởi dịch Covid-19 được trao cho người thân . Ảnh DUY TÂN
Theo chân bộ đội, từng dòng xe với không khí tang thương trầm lắng. Tro cốt người đã khuất được các chiến sĩ lặng lẽ ngồi ôm chặt, lặng lẽ đưa về với người thân của họ.
Xe di chuyển đến khu dân cư Hồng Loan (Q.Cái Răng, Cần Thơ), từ xa gia đình người xấu số đã đặt mâm cúng, di ảnh cũng được người con trai duy nhất trong nhà là ông Huỳnh Văn Thừa lê từng bước nặng nhọc ra đón người mẹ già là Nguyễn Thị Hồng.
Nước mắt trực trào khi tiếp nhận tro cốt mẹ, ông Thừa như ngã quỵ bởi mẹ mất quá đột ngột khiến ông không chấp nhận nổi sự thật này.
“Đến nay 49 ngày mẹ về với gia đình trong vòng tay con cháu, nhưng đã hóa tàn tro. Trong mơ, mẹ về với tôi đủ đầy da thịt, tươi cười vui vẻ. Giờ về chỉ là nắm tro tàn khiến tôi không thể nào tin được sự thật quá nghiệt ngã này, dịch bệnh mang mẹ đi rồi, giờ mẹ hóa ký ức, nhớ mẹ phải lục tìm. Tôi chỉ biết cám ơn các chiến sĩ đã đưa mẹ về với tôi”, ông Thừa xúc động.
Sự đau xót thể hiện trong từng cảm xúc giữa người nhận và trao . Ảnh DUY TÂN
Ôm chặt hũ cốt trên tay trong sự xót thương vô hạn . Ảnh DUY TÂN
Bà Trần Thị Kim Mai, con dâu bà Nguyễn Thị Hồng, khóc òa. Một chiến sĩ công an nữ phải đến an ủi nhưng cũng không ngăn được giọt nước mắt đau xót.
“Do mẹ muốn ở một mình nên lên Sài Gòn ở 6 – 7 năm. Mẹ hứa sẽ về bên con cháu. Khi dịch bùng, vợ chồng tôi sợ, cứ điện thoại hỏi thăm. Rồi một ngày, mẹ sốt, đi khám và gọi về nói “mẹ dính bệnh rồi con ơi”. Bệnh mới 3 – 4 ngày rồi mất đột ngột. Ngày nào gia đình cũng mong “đón” mẹ về với quê hương. Đến nay gần 49 ngày mới nhận được tro cốt. Gia đình không biết nói gì hơn là chân thành cám ơn tất cả”, bà Mai nói.
Ngày mẹ về, con vẫn đang cách ly…
Xe lăn bánh đến khu vực Phú Tân, P.Tân Phú, Q.Cái Răng. Chiếc xe 4 bánh không thể len vào đường hẹp nên cán bộ, bộ đội phải đi nhờ xe của dân quân tự vệ khu vực.
Len lỏi đường sình lầy, bộ đội cầm trên tay hũ cốt, người che dù, người cầm hoa tươi lội bộ đến nhà số 13G Phú Tân. Từ xa người thân của bà Hồ Thị Liên (42 tuổi, mất vì Covid-19) cũng đợi đón đoàn từ sớm.
Xe ô tô không vào được nên các cán bộ, bộ đội dùng xe máy để di chuyển . Ảnh DUY TÂN
Len lỏi đường hẹp để đưa tro cốt về gia đình người đã khuất . Ảnh DUY TÂN
Bộ đội đưa tro cốt đến nhà trong sự chia sẻ, tiếc thương . Ảnh DUY TÂN
Gia đình bà Liên rất khó khăn, vợ chồng bà Liên li dị đã lâu. Bà cùng người em gái, hai đứa con và các cháu ly hương đến Sài Gòn tìm kế mưu sinh.
Khi dịch xảy ra, bà Liên và em gái thứ 9 đều mất vì Covid-19. Hiện, hũ tro cốt của em gái bà Liên đã được giao về tỉnh Hậu Giang và bà Liên cũng được về bên gia đình.
Nhưng buồn thay, trong ngày về, con cháu bà Liên đều đang ở khu cách ly không thể về “ôm” mẹ. Họ đành nhờ người thân quay hình lại, tiếp nhận mẹ trong nỗi nhớ và sự day dứt khôn nguôi. Phải nhờ người cậu thay mặt nhận tro cốt, mâm cúng…
Ông Trần Thanh Lam, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.Cần Thơ cho biết, thành phố chủ trương tổ chức bàn giao tro cốt trang trọng, chặt chẽ, phù hợp với phong tục truyền thống của địa phương; chấp hành nghiêm các biện pháp, quy định phòng, chống dịch bệnh. Tiến hành rà soát thần tốc để sớm đưa tro cốt của bà con mất vì Covid-19 về với gia đình.
Hàng chục nghìn người tiếp tục đổ về miền Tây, nhiều tỉnh lo bùng dịch
Một số tỉnh miền Tây có đến 30.000 người về quê cùng lúc, nên các địa phương kiến nghị Chính phủ có phương án can thiệp.
Trưa 3/10, dòng người chạy xe máy từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... tiếp tục đổ về miền Tây khiến cửa ngõ của nhiều địa phương bị ùn tắc cục bộ.
Không kịp xét nghiệm
Trao đổi với Zing , Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết trong đêm 2/10 đến trưa 3/10, có gần 20.000 người từ TP.HCM và các tỉnh phía nam chạy xe máy về địa phương này. Hai ngày trước, đã có trên 10.000 người tự ý về quê khiến các khu cách ly ở tỉnh Sóc Trăng bị quá tải vì chứa đến khoảng 30.000 người.
"Chúng tôi kiến nghị Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về việc tạm ngưng cho người dân về quê trong nửa tháng. Thời gian này, tỉnh tập trung lo cho 30.000 người. Nếu bà con tiếp tục về quê ồ ạt, địa phương không lo nổi", ông Lâu nói.
Theo ông Lâu, có quá nhiều người nên ngành y tế chưa lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Việc này phải chờ người dân ổn định chỗ ở tại các khu cách ly.
Hàng nghìn người về quê được tập trung tại Hồ Nước Ngọt, TP Sóc Trăng, sáng 3/10. Ảnh: Thanh Hoàng.
Tại An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết ông đã kiến nghị Trung ương tạm dừng cho người dân về quê ít nhất 14 ngày. Các khu cách ly và nhiều trường học của tỉnh này quá tải vì có trên 20.000 người tự ý về quê.
"Tôi đã liên hệ với lãnh đạo 12 tỉnh, thành còn lại ở miền Tây để bàn phương án kiến nghị Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về việc dừng cho người dân về quê. TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An phải đóng chốt mới được. An Giang và nhiều tỉnh vỡ trận, không xét nghiệm nhanh cho bà con kịp nữa", ông Bình chia sẻ.
Ông Bình cũng cảnh báo việc lây lan dịch Covid-19 khi quá nhiều người ồ ạt về quê bằng phương tiện cá nhân dù chưa qua xét nghiệm sàng lọc. Hai ngày qua, tỉnh An Giang chỉ xét nghiệm được cho khoảng 7.000 người, phát hiện hơn 30 F0. Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho 13.000 người còn lại.
"Người dân về quê ồ ạt khiến các tỉnh miền Tây oằn mình tiếp nhận. Phải dừng cho bà con về quê 14-20 ngày vì lực lượng làm nhiệm vụ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã quá mệt mỏi", ông Bình nhấn mạnh.
Kiểm soát hết nổi
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu, trong 2 ngày qua, có khoảng 3.000 người từ TP.HCM và các tỉnh về địa phương này. Tính thêm những ngày trước, số lượng này khoảng 15.000 người.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng việc các tỉnh miền Tây đồng loạt kiến nghị Chính phủ dừng cho người dân về quê nhằm giảm áp lực cách ly, điều trị cho các tỉnh và hạn chế được sự di chuyển cùng lúc của quá nhiều người.
"Bà con ồ ạt về quê lúc này gây khủng hoảng cho các địa phương, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch", ông Bửu chia sẻ.
Nhiều trường học ở An Giang được trưng dụng làm khu cách ly tạm thời. Ảnh: Thanh Trần.
Theo ông Bửu, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục sử dụng nhiều trường học để người dân ở tạm vì các khu cách ly quá tải. Để người dân được ăn, uống đầy đủ, chính quyền địa phương vận động xã hội hóa để giảm chi phí cho ngân sách.
"Chủ trương của tỉnh là người dân phải trả chi phí cách ly. Tuy nhiên, bà con quá khó khăn nên phải áp dụng các chính sách miễn, giảm", lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nêu quan điểm.
Tại Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho biết 2 ngày qua có hơn 6.000 công dân của địa phương này đi xe máy về quê. Mọi người được bố trí ở tạm tại các trường học để ngành y tế xét nghiệm sàng lọc, phát hiện 25 F0.
Việc có nhiều người nhiễm nCoV, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
"Các tỉnh miền Tây kiến nghị TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An ngừng cho bà con tạm trú về quê. Về quê quá nhiều người như thế này chúng tôi kiểm soát hết nổi", ông Việt nói.
Theo công điện ngày 30/9, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục kiểm soát người ra vào TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Phần lớn người dân tại 4 tỉnh, thành trên đã được tiêm vaccine mũi 1 nhưng vẫn có thể bị nhiễm nCoV và lây cho người khác trong khi độ bao phủ vaccine tại các địa phương khác còn thấp. Nếu dịch bệnh lan rộng sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của nhân dân.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm soát người ra vào 4 tỉnh, thành. Việc đưa đón người ra vào khu vực này phải được chính quyền 4 tỉnh, thành và các địa phương khác thống nhất, tổ chức an toàn, chu đáo.
Bà Rịa Vũng Tàu dùng ôtô đưa người dân về miền Tây Chính quyền thị xã Phú Mỹ dùng 5 xe giường nằm, bốn ôtô tải chở gần 120 người, 58 xe máy, đồ đạc về các tỉnh miền Tây. Sáng 3/10, các ôtô rời khu cách ly ở sân vận động thị xã Phú Mỹ về 7 tỉnh miền Tây, dưới sự hộ tống của CSGT. Họ là những người chạy xe máy tự...