Bộ Di trú Anh đột kích 300 tiệm nail, bắt giữ hàng chục lao động Việt Nam
Bộ Di trú Anh tiến hành đột kích gần 300 tiệm nail, bắt giữ 97 lao động, đa số là công dân Việt Nam, bị tình nghi vi phạm luật di trú, theo Bộ Nội vụ Anh ngày 28.12.
Bộ Di trú Anh đột kích 300 tiệm nail, bắt hàng chục lao động bất hợp pháp, đa số là công dân Việt Nam – Reuters
Đây là một chiến dịch kéo dài một tuần và kết thúc vào đầu tháng 12.2016 với sự phối hợp của nhiều cơ quan bộ ngành của Anh nhằm loại trừ những lao động bất hợp pháp và chống nạn nô lệ hiện đại, Reuters dẫn lại thông cáo Bộ Nội vụ Anh ngày 28.12 cho biết.
Đa phần những người bị bắt là công dân Việt Nam, số còn lại là từ Mông Cổ, Ghana, Trung Quốc, Nigeria, Pakistan và Ấn Độ. Họ làm việc trong các tiệm nail và có khả năng bị bóc lột sức lao động, trở thành nô lệ hiện đại. Có 68 tiệm nail có thể bị phạt hành chính 20.000 bảng Anh (24.500 USD) cho một lao động bất hợp pháp.
Bộ Di trú Anh nhấn mạnh những ai bị bắt là nạn nhân của tội phạm buôn người sẽ được hỗ trợ, trong khi những ai không có quyền cư ngụ tại Anh sẽ bị trục xuất.
Video đang HOT
“Chiến dịch này gửi một thông điệp mạnh mẽ đối với những nhà tuyển dụng bóc lột sức lao động và lạm dụng luật di trú của chúng ta. Nô lệ hiện đại là một tội ác man rợ, phá hoại đời sống nhiều người trong xã hội của chúng ta”, Bộ trưởng Bộ Di trú Anh Robert Goodwill nói.
Thủ tướng Anh Theresa May trước đây khi còn là Bộ trưởng Nội vụ đã nỗ lực xúc tiến để Quốc hội Anh thông qua Luật về Nô lệ Hiện đại vào năm 2015. Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng vào tháng 7.2016, bà May cam kết tăng cường ngân sách và thiết lập một lực lượng đặc nhiệm chống nô lệ hiện đại.
Cả thế giới hiện có trên 45 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em là nô lệ hiện đại, và ước tính có khoảng 11.700 nạn nhân đang sống ở Anh, Reuters dẫn báo cáo Chỉ số Nô lệ Toàn cầu năm 2016 công bố ngày 31.5 của tổ chức Walk Free Foundation (WFF). Tỉ phú người Úc Andrew Forrest là nhà sáng lập WFF.
(Theo Thanh Niên)
Báo cáo chấn động: tỉ lệ nô lệ toàn cầu ngày càng tăng
Gần 50 triệu người đang trải qua cuộc sống không khác gì nô lệ trong xã hội hiện đại trên toàn thế giới.
Cuối tháng 5, IB Times dẫn báo cáo Nô lệ toàn cầu 2016 (Global Slavery Index) của nhóm tổ chức nhân quyền Walk Free tại Australia cho hay, hiện có gần 46 triệu người đang trải qua cuộc sống như nô lệ tại 167 nước trên thế giới.
Báo cáo trên được hình thành sau quá trình phỏng vấn khoảng 42.000 nạn nhân là lao động khổ sai ở 25 quốc gia. Nhiều mảnh đời sinh ra đã chịu thân phận nhỏ bé, bị lợi dụng trong các hoạt động bắt cóc, bán dâm hoặc bị bóc lột vì nợ nần chồng chất...
Một thanh niên thoát khỏi chiến dịch giải thoát lao động bị bóc lột tại Ấn Độ từ năm cậu 6 tuổi. Ảnh: BBC
BBC dẫn thống kê về một số ngành nghề có tỉ lệ bóc lột lao động cao nhất trên thế giới như đánh cá, các cánh đồng trồng cần sa trái phép, kinh doanh làm móng, mại dâm, ăn xin, lao động khổ sai trong các gia đình...
Đứng đầu danh sách các quốc gia có tỉ lệ người dân sống như nô lệ thời hiện đại là Ấn Độ (18,4 triệu người). Theo sau đó là Trung Quốc (3,4 triệu nô lệ), Pakistan (2,1 triệu), Bangladesk (1,5 triệu) và Uzbekistan (1,2 triệu).
Ấn Độ được ghi nhận là quốc gia đi đầu với các biện pháp ngăn ngừa tình trạng nô lệ, đem lại hiệu quả tích cực. Cụ thể, chính quyền New Delhi vừa qua đã công bố dự luật chống buôn lậu người, những nạn nhân của tệ nạn này sẽ được đối xử công bằng hơn thay vì bị coi là tội phạm.
Theo sau tinh thần tích cực này là chính phủ các nước Hà Lan, Mỹ, Anh, Thuỵ Điển, Australia nỗ lực ngăn chặn bảo vệ quyền lao động của con người.
Anh và Mỹ đã giới thiệu dự luật cho tình trạng nô lệ thời hiện đại vào năm 2015, bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào có hành vi bóc lột lao động trẻ em trong quá trình sản xuất kinh doanh đều có nguy cơ chịu án tù chung thân.
Bên cạnh đó, báo cáo Nô lệ toàn cầu 2016 cũng chỉ trích các chính quyền có ít động thái nhằm ngăn ngừa vấn đề nô lệ bao gồm Triều Tiên, Iran, Eritrea, Equatorial Guinea, Hong Kong...
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Hành trình AP phanh phui nạn nô lệ đánh cá ở Đông Nam Á Cuộc điều tra công phu, gian khổ của bốn nhà báo AP về nạn nô lệ trong nghề đánh cá ở Đông Nam Á đã mang lại tự do cho hơn 2.000 nạn nhân. Cuộc điều tra công phu, gian khổ của bốn nhà báo AP về nạn nô lệ trong nghề đánh cá ở Đông Nam Á đã mang lại tự do...