Bồ Đào Nha đề cao mục tiêu phục hồi kinh tế trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU
Ngày 5/1, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, đánh dấu sự khởi đầu của nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) của Bồ Đào Nha.
Đây là nhiệm kỳ chủ tịch Hội đồng EU lần thứ tư của Bồ Đào Nha, sau khi Đức đã bàn giao chức chủ tịch luân phiên kéo dài sáu tháng cho Bồ Đào Nha vào đầu năm 2021.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Lisbon, Bồ Đào Nha, trước khi thời gian giới nghiêm do dịch COVID-19 có hiệu lực, ngày 9/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Costa cho biết, đây là một “vinh dự to lớn” và sáu tháng tới sẽ là giai đoạn nước này phải nỗ lực hết sức và làm việc tập trung với sự hợp tác chặt chẽ cùng các tổ chức, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Theo ông, ưu tiên hàng đầu cho nhiệm kỳ chủ tịch của Bồ Đào Nha trước hết là phục hồi kinh tế.
Ông Costa nhấn mạnh rằng, sự phục hồi kinh tế châu Âu sẽ dựa vào tình hình “biến đổi khí hậu” và sự phát triển về mặt kỹ thuật số. Đây không nên được coi là trở ngại, mà là cơ hội cho sự phát triển hơn nữa của các nền kinh tế châu Âu.
Video đang HOT
Ưu tiên thứ hai sẽ là phát triển “trụ cột xã hội” của EU để thiết lập “một nền tảng vững chắc”, qua đó giúp mọi người có thêm lòng tin khi đối mặt với những thách thức.
Ưu tiên thứ ba là “tăng cường quyền tự chủ chiến lược” của một châu Âu cởi mở với thế giới, một châu Âu hiện diện nhiều hơn trong các chuỗi giá trị khác nhau.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh rằng Hội đồng châu Âu sẽ có vai trò “cơ bản” trong việc tiêm chủng vaccine ngừa dịch COVID-19. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hôm 29/12, hiện có 232 loại vaccine ứng viên vẫn đang được phát triển trên toàn thế giới – 60 trong số đó đang được thử nghiệm lâm sàng – ở các quốc gia bao gồm Đức, Trung Quốc, Nga, Vương quốc Anh và Mỹ.
Nữ nhân viên y tế Bồ Đào Nha tử vong sau 48 giờ tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech
Các cơ quan y tế Bồ Đào Nha đang điều tra cái chết đột của một trợ lý phẫu thuật nhi khoa ở thành phố Porto. Nữ nhân viên y tế này được cho là có tình trạng "sức khỏe hoàn hảo" khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech.
Bà Acevedo làm việc tại Khoa nhi của Viện Ung thư Bồ Đào Nha ở Porto. Ảnh: Google
Theo hãng tin RT (Nga), nữ nhân viên y tế được xác định là bà Sonia Azevedo, 41 tuổi, mẹ của hai con, làm trợ lý phẫu thuật tại Instituto Português de Oncologia (IPO), một bệnh viện ung thư ở thành phố Porto của Bồ Đào Nha.
Bà Azevedo nằm trong danh sách 538 nhân viên chăm sóc sức khỏe đầu tiên tại IPO được tiêm vaccine của hãng Pfizer BioNTech vào hôm 30/12/2020. Được biết, Azevedo vẫn ăn tối cùng gia đình vào đêm giao thừa và được phát hiện đã tử vong trên giường vào sáng hôm sau.
"Tôi muốn biết điều gì đã gây ra cái chết của con gái tôi", cha của bà Abilio nói với tờ Orreio da Manhã của Bồ Đào Nha. Ông cho biết con gái mình là một người "tốt và hạnh phúc", "không bao giờ uống rượu, không ăn bất kỳ đồ ăn nào đặc biệt hay khác thường".
Bà Azevedo đã vô cùng tự hào khi là một trong những người đầu tiên được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Bà đã thay đổi ảnh đại diện Facebook của mình để khoe điều đó với mọi người: "Tôi đã được tiêm phòng COVID-19", Azevedo ghi chú kèm một bức ảnh tự chụp khi đeo khẩu trang.
Bà Sonia Acevedo đã tử vong đột ngột vào ngày đầu năm mới chỉ 48 giờ sau khi tiêm vaccine. Ảnh: Solarpix.com
"Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tất cả diễn ra nhanh chóng và không có lời giải thích nào", cô Vania Figueosystemo, con gái của bà Azevedo nói. "Tôi không nhận thấy bất cứ điều gì khác lạ ở mẹ. Bà ấy ổn. Bà chỉ nói rằng vùng cơ thể được tiêm phòng bị đau, nhưng đó là điều bình thường."
Bệnh viện IPO đã đưa ra tuyên bố xác nhận cái chết của bà Azevedo và bày tỏ "lời chia buồn chân thành" tới gia đình và bạn bè của bà. "Trong những trường hợp này, việc giải thích nguyên nhân tử vong sẽ theo quy trình thông thường. Việc khám nghiệm tử thi của bà Azevedo đã được lên lịch vào hôm 4/1", bệnh viện cho biết thêm.
Bồ Đào Nha, quốc gia có dân số khoảng 10 triệu người, cho đến nay đã ghi nhận trên 427.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và trên 7.100 ca tử vong. Sau làn sóng bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên tương đối nhẹ, các ca nhiễm tại nước này đã tăng mạnh trong làn sóng dịch bệnh thứ hai và lại tăng vọt kể từ Giáng sinh.
Cho đến nay, vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech là loại vaccine duy nhất được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp, mở đường cho Liên hợp quốc và các cơ quan y tế xuyên quốc gia khác sử dụng rộng rãi.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên gặp sự cố với vaccine COVID-19 của hãng Pifizer/BioNTech. Hôm 3/2, nhà chức trách Mexico cũng ghi nhận một trường hợp nữ bác sĩ 32 tuổi phải nhập viện sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng này. Nữ bác sĩ giấu tên đã được chuyển đến khu vực chăm sóc đặc biệt sau khi xuất hiện các triệu chứng co giật, khó thở và phát ban trên da. Chẩn đoán ban đầu cho thấy nữ bác sĩ bị viêm não tuỷ. Hiện hãng Pfizer/BioNTech chưa đưa ra bình luận trước thông tin này.
Thế giới ghi nhận trên 81,2 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, cập nhật đến 22h ngày 28/12 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 81.239.206 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.774.085 ca tử vong. Hiện trên thế giới vẫn còn 22.065.886 ca dương tính. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại...