Bộ Công Thương lên kế hoạch bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Tân Sửu
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước ( Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đang lên kế hoạch bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Tân Sửu, đặc biệt là hai đầu cầu thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh có thể mua thịt lợn trong nước lẫn hàng nhập khẩu tại kênh phân phối hiện đại. Ảnh minh họa: Mỹ Phương/TTXVN
Ngoài ra, Bộ Công Thương còn thực hiện chương trình bình ổn thị trường với mặt hàng bình ổn chính là lương thực, thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm.
Đặc biệt, Bộ sẽ phối hợp với các Sở Công Thương, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất và phân phối thường xuyên bám sát diễn biến cung-cầu, giá cả hàng thiết yếu nhất là những mặt hàng có khả năng mất cân đối cung-cầu trong ngắn hạn để kịp thời đưa ra các giải pháp điều hành.
Cùng với đó, chỉ đạo các Sở Công Thương tại các tỉnh, doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng Chương trình bình ổn thị trường, nhất là các giai đoạn sát Tết, tăng cường các điểm bán tại khu công nghiệp, vùng sâu vùng xa… để đảm bảo người dân không thiếu hàng, sốt giá.
Theo ông Trần Duy Đông, đến thời điểm này cung cầu các hàng hóa thiết yếu cơ bản ổn định. Nguồn cung hàng hóa được các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị tốt nên khá dồi dào, đa dạng. Chương trình bình ổn thị trường được nhiều địa phương tập trung triển khai nên giá hàng hóa không xảy ra biến động lớn.
Đáng lưu ý, dịch COVID-19 bùng phát trong hai giai đoạn tháng 3, tháng 4 và cuối tháng 7 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường hàng hóa trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn cách ly xã hội trong tháng 4, khiến cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại bị hạn chế, nhu cầu du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác đều giảm mạnh.
Chính vì vậy, trên thị trường đã xảy ra hiện tượng cầu tăng đột biến trong một vài thời điểm tại một số địa phương khi có ca nhiễm bệnh trong cộng đồng, dẫn đến gián đoạn nguồn cung cục bộ tại một số điểm bán hàng.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã kịp thời chỉ đạo các doanh nghiệp, Sở Công Thương trên địa bàn gia tăng nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu, đồng thời phối hợp với cơ quan truyền thông để ổn định tâm lý người dân, vì vậy thị trường đã nhanh chóng ổn định trở lại. Nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị được dự trữ tăng lên nhiều lần so với ngày thường, giá cả ổn định.
Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID, thị trường hàng hóa đã sôi động trở lại với các hoạt động kích cầu, khuyến mại theo các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương và các địa phương phát động từ tháng 7. Tình hình tiêu thụ hàng hóa dần được cải thiện, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động bất thường.
Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 tính đạt 441,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.022,9 nghìn tỷ đồng, tăng đến 11,5% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Để có được kết quả này, ngay khi xảy ra đợt dịch đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 04, giao Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường, chỉ đạo các Sở Công Thương, kênh phân phối cân đối cung – cầu mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chống dịch.
Hơn nữa, Bộ Công Thương đã bám sát 5 kịch bản theo 5 cấp độ của dịch, quán triệt nguyên tắc 4 tại chỗ như chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ và 3 sẵn sàng gồm chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương. Đây là những chỉ đạo giúp chống dịch hiệu quả, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân và an toàn thực phẩm.
Giai đoạn 2 dịch bệnh, Bộ Công Thương tiếp tục kích hoạt lại các kịch bản chống dịch theo những phương án được giao để bất cứ tình huống nào, hàng hóa cũng lưu thông, điều tiết ổn định. Đến nay, thông qua hệ thống phân phối rộng khắp, hàng hóa đã được cung ứng đầy đủ đến hàng trăm triệu người dân với giá ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chia sẻ thêm về kiểm tra kiểm soát thị trường cuối năm, ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho hay, những tháng cuối năm, tình hình buôn bán, hàng giả, hàng nhái diễn ra phức tạp hơn, nhất là năm nay dịch bệnh COVID-19 hoành hành, các mặt hàng cần kiểm soát chặt chủ yếu tập trung hàng y tế.
Đáng lưu ý, thời điểm này là mùa chuẩn bị hàng hóa dịp Noel, Tết Dương lịch, Tết cổ truyền… đang được các doanh nghiệp tập trung chuẩn bị thì các mặt hàng thiết yếu cũng cần được kiểm soát chặt.
Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ những mặt hàng thiết yếu, Tổng cục Quản ls thịt rường đang triển khai kiểm tra các mặt hàng nóng, trọng điểm và có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán như thuốc lá điếu, xì gà rượ u bia, nước giải khát, pháo nổ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm…
Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích về niêm yết giá nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm, xử lý nghiêm việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để trà trộn lưu thông hàng giả, hàng không rõ xuất xứ.
Không dừng lại ở đó, Tổng cục Quản lý thị trường còn yêu cầu lực lượng đến các điểm nóng, phối hợp với bà con tại các địa phương cam kết không tiêu thụ hàng giả nhằm nâng cao ý thức và giảm thiểu việc tiêu thụ hàng giả, hàng lậu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, năm 2020 là năm cuối, có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020.
Do vậy, hơn 2 tháng còn lại cuối năm 2020 Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp tập trung thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước; trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài ra, triển khai và thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình, biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước hiệu quả, bền vững.
Không những thế, các đơn vị tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình, giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước dưới các hình thức phù hợp như khuyến mại, giảm giá bán… và các biện pháp phù hợp khác hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc.
Mặt khác, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cũng chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương; tổ chức tốt các Hội nghị kết nối cung cầu; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, thương mại, tiểu thương… tổ chức tốt việc đưa hàng hóa, dịch vụ đến các khu dân cư, khu công nghiệp, các địa bàn nông thôn, miền núi… tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân.Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hình thức, phương thức kinh doanh khuyến khích tiêu dùng như kinh tế ban đêm, các hội chợ, triển lãm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đặc biệt, ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu trong thời gian cuối năm và dịp Tết Nguyên Đán.
Thận trọng việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế
Bộ Công Thương cần có đánh giá tác động một cách thận trọng, dựa trên các số liệu khách quan và thuyết phục về các hành vi vi phạm đến mức buộc cơ quan quản lý nhà nước phải áp dụng biện pháp tạm ngưng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế.
Ảnh Internet
Đây là ý kiến phản hồi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngưng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến trước khi ban hành.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay có thông tin một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Tình trạng này có nguy cơ gia tăng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành biện pháp tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với mặt hàng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế.
Tuy nhiên, theo VCCI, các thông tin này dường như chưa thực sự đủ rõ ràng và chưa thể hiện được rõ về bằng chứng khách quan được chứng minh bằng số liệu thực tế các hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa là khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động để buôn lâu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp đã bị cơ quan chức năng phát hiện.
Mặt khác, việc ban hành Thông tư tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là biện pháp can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy cần có đánh giá tác động một cách thận trọng, dựa trên các số liệu khách quan và thuyết phục về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này đến mức buộc cơ quan quản lý nhà nước phải áp dụng biện pháp tạm ngừng kinh doanh.
Vì vậy, để đảm bảo tính minh bạch và hợp lý khi ban hành chính sách, đại diện cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm các thông tin, số liệu về các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp của các thương nhân có hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế đã bị phát hiện và xử lý.
Diễn biến thị trường thịt lợn khác dự báo Trong khi Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra những dự báo khá khả quan về tình hình cung-cầu và giá thịt lợn những tháng cuối năm thì thị trường lại đang diễn biến ngược lại. Những ngày qua, giá thịt lợn bất ngờ lại tăng mạnh khiến cho người tiêu dùng lo lắng. Ngày 15/9, Công...