Bộ Công Thương: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia
Những mục tiêu tổng quát tại Nghị quyết 55 cũng là quan điểm đang được Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị tư vấn thực hiện thành các nhiệm vụ cụ thể trong bản quy hoạch năng lượng gia giai đoạn tới.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An phát biểu tại hội thảo lần thứ 1 về: Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tuy vậy, nhiều nguồn năng lượng hóa thạch như: than đá, dầu khí… đang dần cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo an ninh năng lượng khi không có các nguồn bổ sung và thay thế.
Chính vì vậy, tại Hội thảo lần thứ 1 về “Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050″ tổ chức chiều 28/8, Bộ Công Thương đã yêu cầu đơn vị tư vấn bám sát Nghị quyết 55 của Bộ chính trị nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh… đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hầu hết mỏ dầu khí suy giảm sản lượng
Theo báo cáo của Viện dầu khí Việt Nam, thực hiện mục tiêu quy hoạch đến năm 2020, nhiều lĩnh vực trong tìm kiếm thăm dò, khai thác đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Đơn cử, việc gia tăng trữ lượng đến đạt 10-20 triệu tấn dầu quy đổi/năm; Khai thác dầu trong nước từ 10-15 triệu tấn/năm; Khai thác khí từ 10-11 tỷ mét khối/năm và đáp ứng nhu cầu sản phâm xăng dầu xấp xỉ 70%.
Tuy vậy, một số chỉ tiêu còn chưa đạt như: Khai thác dầu nước ngoài thấp hơn 2-3 triệu tấn/năm; hay sản xuất khí hỏa lỏng (LPG) chỉ đạt xấp xỉ 50% trong khi kế hoạch là 70%.
Nguyên nhân được tiến sỹ Nguyễn Anh Đức (Viện Dầu khí Việt Nam) chỉ ra là do hầu hết các mỏ dầu khí đang bước sang giai đoạn suy giảm sản lượng, nhiều mỏ có động thái khai thác phức tạp.
Cùng với đó, hiện tượng nước xâm nhập khó dự báo. Một số mỏ khí có hàm lượng condensate cao sau một thời gian khai thác đã có hiện tượng lắng đọng condensate dẫn đến giảm sản lượng cả khí và condensate.
Ngoài ra, một số dự án chế biến dầu khí quy hoạch đơn lẻ, quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh toàn cầu thấp…
“Chính sách giá năng lượng thường chú trọng việc thỏa mãn phía cầu và giải quyết tác động xã hội hơn là khuyến khích phát triển nguồn cung; chưa được vận hành theo cơ chế thị trường đầu đủ, hiện đại,” đại diện Viện Dầu khí Việt Nam dẫn chứng.
Theo đánh giá tại hội nghị, quy hoạch điện có liên quan tới nhiều quy hoạch của các ngành như: Than, dầu-khí, năng lượng tái tạo, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển công nghiệp… nhưng trên thực tế, khó có khả năng đồng bộ các quy hoạch này.
Video đang HOT
Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn (Viện năng lượng) cho rằng công tác quản lý quy hoạch trong giai đoạn vừa qua có những thời điểm còn khó khăn trong việc điều chỉnh kịp thời.
Theo đó, quy hoạch điện còn mang tính “cứng”, xác định cả quy mô, thời điểm vận hành và chủ đầu tư của các công trình điện lực nên thiếu tính linh hoạt trong triển khai thực hiện.
Thực tế cho thấy, nhiều dự án nguồn điện ngoài EVN chậm tiến độ, ảnh hưởng lớn tới cung-cầu và an ninh cung cấp điện, tính cho giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 15.500 MW thập hơn mục tiêu đề ra ở mức 21.650 MW.
“Một số dự án tuy đã có trong quy hoạch nhưng lại gặp sự không đồng thuận của địa phương trong triển khai thực hiện, thậm chí có địa phương không đồng tình thực hiện dự án nhiệt điện than, nhưng lại đề xuất bổ sung nhiệt điện khí, dẫn tới khó khăn trong thực hiện quy hoạch điện,” ông Tuấn thông tin.
- Cơ cấu nguồn điện năm 2019:
Cần phương án điều chỉnh “mềm dẻo”
Trong cơ cấu công suất nguồn năm 2019, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (36,2%), tiếp đến là thủy điện (30,3%). Đáng chú ý, năng lượng tái tạo đã có bước thay đổi nhanh chóng nhờ cơ chế ưu đãi cho lĩnh vực này.
Thống kê của Viện năng lượng cho thấy đến cuối năm 2019 cả nước đang vận hàng 13 dự án điện gió, với tổng công suất lắp đặt 420 MW, ngoài ra còn 4 dự án với tổng công suất lắp đặt 138 MW đang xây dựng tại Ninh Thuận, Đắk Lăk, Sóc Trăng.
Còn tính đến giữa tháng 6/2019, cả nước có 332 dự án điện mặt trời (26.290 MWp) đề xuất thực hiện và 154 dự án (13.076 MWp) đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch.
Trong khi đó, đã có 127 dự án đã ký kết hợp đồng mua bán điện với tổng công suất 8.470 MWp, 87 dự án vận hành thương mại với tổng công suất 5.385 MWp. Sau thời điểm 30/6 có thêm 2 dự án (5.485 MWp) vận hành thương mại.
Có thể thấy, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo có vai trò rất lớn trong việc bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia.
Tuy nhiên, để khai thác được hết tiềm năng của lĩnh vực này, chuyên gia của Viện năng lượng khuyến nghị việc quy hoạch năng lượng tái tạo cần mang tính định hướng hơn.
Bởi, hiện nay, việc phát triển năng lượng tái tạo gồm cả công nghệ, giá thành, hiệu xuất khai thác… có sự thay đổi rất nhanh, vì vậy cần chủ động các định hướng chiến lược sớm, xây dựng nhiều kịch bản để tránh bị động trong việc điều hành và chính sách hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An lưu ý trong bối cảnh phát triển năng lượng quốc gia đòi hỏi phải có tư duy và các chủ trương, chính sách mới để phù hợp với xu thế cũng như yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Theo ông, Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Do đó, thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định những mục tiêu tổng quát và quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 55 cũng là quan điểm đang được Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị tư vấn thực hiện thành các nhiệm vụ cụ thể trong bản quy hoạch năng lượng giai đoạn tới.
Theo bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ dầu khí và than (Bộ Công Thương), nội dung quy hoạch tổng thể về năng lượng phải đảm bảo tích hợp một cách đồng bộ, đầy đủ và phù hợp trên cơ sở kế thừa các nội dung có liên quan trong quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Ngoài ra, Quy hoạch tổng thể về năng lượng cũng cần được đặt trong mối liên quan với các quy hoạch khác phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
Về tiến độ, theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ đôn đốc Tư vấn hoàn thành báo cáo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 4/2020.
Bà Quỳnh cho hay để triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch đạt chất lượng, tiến độ theo các yêu cầu nêu trên, Bộ Công Thương đã tiến hành công tác lựa chọn tư vấn lập quy hoạch theo quy định.
Theo kết quả lựa chọn nhà thầu, Tư vấn xây dựng Quy hoạch năng lượng quốc gia được lựa chọn là Liên danh Viện Năng lượng – Viện Dầu khí Việt Nam, là hai đơn vị Tư vấn đầu ngành, đã có nhiều kinh nghiệm lập quy hoạch quốc gia trong lĩnh vực năng lượng.
Phía đơn vị Tư vấn cũng đã mời thêm Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và Công nghiệp Vinacomin tham gia thực hiện phần quy hoạch đối với phân ngành công nghiệp than và tư vấn lập Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch là Viện năng lượng./.
Công ty Hữu Nghị được cấp phép giao dịch mặt hàng năng lượng
Mặt hàng năng lượng được niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) từ ngày 22/5/2020. Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị (Công ty Hữu Nghị) là một trong số ít các thành viên kinh doanh đầu tiên của MXV được cấp phép giao dịch nhóm hàng này.
Từ ngày 4/6/2020, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức cấp phép cho Công ty Hữu Nghị giao dịch một số mặt hàng năng lượng bao gồm: Dầu thô WTI; dầu thô WTI mini; xăng pha chế RBOB và khí tự nhiên.
Quyết định số 203/QĐ/TGĐ-MXV về việc chấp thuận cho Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị giao dịch một số mặt hàng năng lượng.
Công ty Hữu Nghị - Finvest là thành viên kinh doanh chính thức đầu tiên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về giao dịch hàng hóa phái sinh.
Hiện nay, Finvest được cấp phép giao dịch 19 mặt hàng chia thành bốn nhóm bao gồm: Nông sản (đậu tương, lúa mì, ngô, dầu đậu, khô đậu); kim loại (bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt); nguyên liệu công nghiệp (cà phê Arabica, đường, cacao, bông, caosu) và mới đây nhất là nhóm hàng năng lượng.
Trước đây, khi các mặt hàng năng lượng chưa được cấp phép giao dịch tại thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam thì các nhà đầu tư phải tìm kiếm cơ hội giao dịch thông qua các sàn quốc tế.
Việc các nhóm mặt hàng năng lượng, đặc biệt là các sản phẩm dầu thô được niêm yết giao dịch trên thị trường Việt Nam mở ra cơ hội rất lớn dành cho các nhà đầu tư.
Theo các chuyên gia nhóm năng lượng tại MXV cho rằng, các mặt hàng năng lượng nói trên đang giao dịch sôi động nhất trên thế giới.
Với cơ chế giao dịch mua bán hai chiều của thị trường hàng hóa thế giới, cùng với sự đa dạng của nhóm sản phẩm năng lượng, sẽ cho phép nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục, tối đa hóa lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo được mức độ an toàn hợp lý.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam công bố tin tức được Bộ Công Thương cấp phép Giao dịch mặt hàng năng lượng tại buổi Hội nghị "Tập huấn Thành viên".
Giao dịch dầu nói riêng và các mặt hàng năng lượng nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó dầu thô là một trong những hàng hóa được giao dịch nhiều nhất, là một trong những thị trường có biến động nhanh nhất.
Hiểu được những biến chuyển của thị trường và nhu cầu của khách hàng, Công ty Hữu Nghị đưa ra những giải pháp giao dịch hàng hóa giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và đem đến những cơ hội đầu tư lớn.
Ngày 22/5/2020, Bộ trưởng Bộ Công thương đã Quyết định số1369/QĐ-BCT cho phép Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam được thí điểm niêm yết giao dịch mặt hàng gạo và nhóm hàng năng lượng (gồm dầu WTI, dầu Brent, xăng pha chế, khí tự nhiên, dầu ít lưu huỳnh) với thời gian thực hiện thí điểm là một năm.
Doanh nghiệp thúc cải cách lĩnh vực năng lượng Dù nguy cơ thiếu điện là nhãn tiền và Chính phủ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, nhưng theo nhiều nhà đầu tư, không ít dự án điện đang chậm tiến độ do vướng mắc về thủ tục. Theo đó, nhiều doanh nghiệp (DN) kiến nghị Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách nhằm đón dòng vốn đầu tư vào...