Bộ Công an tìm bị hại trong giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát
Để điều tra giai đoạn 2, Bộ Công an đề nghị các bị hại mua trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các công ty khác phát hành cần đến trình báo, phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu
Ngày 15-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan (Giai đoạn 2).
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên sơ thẩm. NLĐO
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TP HCM, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị 30.081 tỉ đồng để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.
Video đang HOT
Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định những trái chủ sở hữu 25 mã trái phiếu do 4 Công ty phát hành nêu trên tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự là bị hại của vụ án.
Bộ Công an đã ủy thác cho Phòng Cảnh sát kinh tế Công an các tỉnh/thành phố theo địa chỉ của trái chủ trên hợp đồng mua bán/chuyển nhượng trái phiếu tiếp nhận thông tin, lấy lời khai bị hại để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã nhận được phần lớn kết quả ủy thác, đã xác định rõ thông tin từng cá nhân và thu thập đầy đủ ý kiến của người bị hại. Tuy nhiên, còn nhiều người không hợp tác hoặc đã chuyển nơi cư trú, không đến trình báo.
Để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án, đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Bộ Công an đề nghị bị hại còn dư nợ trái phiếu của 25 gói trái phiếu mã: ADC- 2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 khẩn trương đến Phòng Cảnh sát kinh tế Công an các tỉnh/thành phố phối hợp làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu, hợp đồng liên quan đến việc mua bán trái phiếu hoặc chuyển đơn đề nghị theo mẫu do Bộ Công an ban hành để được xem xét giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
Nếu người bị hại không đến làm việc, phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu trước thời điểm kết thúc điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra không có căn cứ để xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án.
Ngày 11-4, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tử hình về tội “Tham ô tài sản” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt cho cả 3 tội là tử hình.
Xử phạt bị cáo Chu Lập Cơ 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Xử phạt bị cáo Trương Huệ Vân 17 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Xử phạt bị cáo Dương Tấn Trước 11 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Xử phạt bị cáo Trần Thị Mỹ Dung 16 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Xử phạt bị cáo Nguyễn Cao Trí 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền hơn 673.000 tỉ đồng.
Tiếp tục điều tra khối tài sản "khủng" liên quan bà Trương Mỹ Lan
Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.
Bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB) giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã giao cho Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ hàng chục tài sản liên quan đến bà Lan.
Cụ thể, đối với 76 bất động sản tại huyện Nhơn Trạch đã tiến hành kê biên, Hội đồng xét xử xét các bất động sản này có dấu hiệu liên quan đến hành vi sai phạm của một số đối tượng đứng tên hộ tài sản cho bị cáo Lan cần phải tách ra giải quyết trong một vụ án khác nên xét cần tiếp tục kê biên để điều tra, làm rõ.
Đối với 475 bất động sản liên quan đến Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (gồm 301 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 21 hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh thuộc Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển và 6 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh), HĐXX xét thấy bị cáo Lan sử dụng Công ty Cổ phần đầu tư Sunny Island (Công ty Sunny) ký Hợp đồng hứa mua, hứa bán Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển với Công ty CP Quốc Cường Gia Lai với giá là 14.800 tỷ đồng, đã thanh toán cho phía Công ty CP Quốc Cường Gia Lai số tiền 2.882,8 tỷ đồng. Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã giao các giấy tờ tài liệu liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng dự án trên. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Như Loan còn giao cho bị cáo Lan giữ 6 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã phong phú, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh với mục đích vay thêm tiền.
Công ty Quốc Cường Gia Lai khởi kiện Công ty Sunny ra Trọng tài thương mại về việc không thanh toán tiền đúng thời hạn ghi trong hợp đồng hứa mua, hứa bán ngày 29/3/2017. Theo đó, Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam ban hành Phán quyết số 63/20HCM ngày 10/5/2023 tuyên bố rằng, Công ty Quốc Cường Gia Lai chấm dứt hợp đồng hứa mua, hứa bán nêu trên là đúng quy định theo hợp đồng và quy định của pháp luật, không tuyên Công ty Quốc Cường Gia Lai thanh toán tiền cho Công ty Sunny. Tuy nhiên, phán quyết này của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đã bị TAND TP Hồ Chí Minh có quyết định về việc hủy phán quyết trọng tài (theo quyết định số 2542/2023/QĐ-PQTT ngày 5/12/2023).
Để đảm bảo thu hồi tài sản cho nhà nước cũng như quyền lợi của bên liên quan cần tiếp tục kê biên để đảm bảo việc Công ty Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Lan là 2.882,8 tỷ đồng. Số tiền này để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án, nếu hoàn trả đủ thì sẽ được nhận lại toàn bộ các bất động sản cùng giấy tờ liên quan trên.
Đối với 16 bất động sản tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (diện tích khoảng 1 ha thuộc Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển), HĐXX xét thấy các bất động sản này là do Trần Duy Bình, Trần Tuấn Anh, Nhan Nhựt Phương đứng tên sở hữu. Các đối tượng khai góp tiền cùng Nguyễn Ngọc Dương (đã chết) để mua các thửa đất trên. Tuy nhiên, bị cáo Lan khai đã chi 500 tỷ đồng để Nguyễn Ngọc Dương mua khu đất khoảng 1ha thuộc Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển nêu trên. Hiện Dương đã chết, các tài liệu hồ sơ trong vụ án chưa đủ căn cứ để xác định các bất động sản này là của bị cáo Lan. Để có căn cứ giải quyết theo đúng quy định cần tiếp tục kê biên đối với các bất động sản này, giao cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ để giải quyết trong giai đoạn tiếp theo của vụ án
'Bí ẩn' 147 triệu USD Trương Mỹ Lan mua cổ phần khu đô thị Sing Việt Bị cáo Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD thông qua Công ty Vivaland mua cổ phần của các cổ đông sở hữu Công ty Amaland PTE.LTD và chỉ định 3 cá nhân nắm giữ vốn góp tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt. Trong vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng...