Bộ Công an sẽ lưu ý các địa phương về loại pháo nổ tự chế
Tiếp nhận phản ánh của phóng viên Dân trí về việc một số trẻ đã dùng một loại đồ vật đang bán trên thị trường để tạo ra loại pháo có tiếng nổ khá lớn, lãnh đạo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, sẽ lưu ý các địa phương về vấn đề này.
Theo ghi nhận của phóng viên, gần đây trên thị trường xuất hiện một đồ vật thắp sáng có thể dùng để chế tạo thành một loại pháo có tiếng nổ khá to.
Cách nay 2 ngày, PV Dân trí đã ghi lại cảnh một nhóm học sinh cấp 2 đốt pháo nổ tự chế. Quả pháo tự chế được gài lên ngọn cây chuối sau khi nổ đã khiến xác giấy vương tứ tung. Các em nhỏ cho biết, vật liệu để làm pháo này được bán khá nhiều ở các cửa hàng tạp hoá với giá rất rẻ.
Hiện trường vụ đốt pháo tự chế do phóng viên Dân trí ghi lại
Trao đổi với PV Dân trí ngày 2/1/2017, Thiếu tướng Vũ Xuân Dung – Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) khẳng định sẽ lưu ý các địa phương tuyên truyền, nhắc nhở người dân không cho con trẻ đốt các loại pháo này.
Thiếu tướng Vũ Xuân Dung cũng cho biết, cơ quan này sẽ tổ chức đoàn đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát về kiểm soát, ngăn chặn việc tiêu thụ, vận chuyển, đốt pháo nổ trong dịp Tết Nguyên đán 2017.
Video đang HOT
“Theo hướng dẫn, các địa phương sẽ phải tổ chức cho người dân ký cam kết không đốt pháo nổ trong dịp Tết Nguyên đán. Lực lượng công an cũng phải thường xuyên bám sát các địa bàn để tuyên truyền, nhắc nhở người dân không mua bán, đốt pháo nổ, đặc biệt trong đêm Giao thừa”- ông Dung nói.
Các địa phương được “quan tâm đặc biệt” là các tỉnh ven biển, giáp ranh biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Lào Cai hoặc những nơi để xảy ra đốt pháo nổ nhiều trong những năm trước.
Thiếu tướng Vũ Xuân Dung khẳng định, càng gần Tết Nguyên đán 2017, lực lượng công an sẽ càng bám sát các địa bàn để tuyên truyền, nhắc nhở người dân; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng, hải quan kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vụ vận chuyển, buôn bán pháo nổ số lượng lớn.
“Lãnh đạo địa phương, kể cả lực lượng công an sẽ bị phê bình, kiểm điểm khi để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ nhiều trên địa bàn nên họ buộc phải tổ chức lực lượng, căng mình để ngăn chặn, kiểm soát”- ông Dung nói.
Thế Kha
Theo Dantri
Công an xã bất lực để xảy ra pháo nổ đêm giao thừa
"Chúng tôi có tuần tra đêm giao thừa, thấy nhiều nơi trên địa bàn xã đốt pháo nhưng bất lực vì không thể xông vào từng nhà để xử lý được...", một trưởng công an xã ở Nghệ An nói.
Liên quan đến tình trạng đốt pháo diễn ra dịp Tết Bính Thân 2016 trên địa bàn, trao đổi với Zing, thượng tá Đậu Công Hương - Phó trưởng công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã xác định được 4 xã để xảy ra sự việc. Đó là Diễn Tháp, Diễn Hồng, Diễn Kỷ và Diễn Bích.
Cảnh sát đã xử lý hành chính hai người, trong đó có Chu Văn Tám (38 tuổi, ở xã Diễn Tháp). Kiểm tra nhà thanh niên này, tổ công tác thu được 7 kg pháo.
Theo thượng tá Hương, trong số 4 xã trên, Diễn Tháp được đánh giá là địa bàn phức tạp nhất. Phó chủ tịch xã này - ông Đậu Xuân Mạnh nhìn nhận, so với các năm trước thì việc nổ pháo diễn ra dịp Tết 2016 đã giảm khoảng 1/3. Tuy nhiên, do pháo nổ diễn ra rải rác ở các xóm khác nhau đúng thời khắc giao thừa nên khó xử lý.
"Những xã nào để xảy ra tình trạng nổ pháo thì trưởng công an xã sẽ bị kỷ luật. Mức độ thế nào còn tùy từng trường hợp", ông Hương nói.
Diễn Tháp là một trong 4 xã được xác định có pháo nổ đêm giao thừa. Ảnh: Phạm Hòa.
Cũng theo Phó trưởng công an huyện Diễn Châu, không chỉ có đốt pháo đêm giao thừa, trước đây các dịp khác như đám cưới, cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) cũng đã xảy ra.
Từ năm 2013, lãnh đạo địa phương đã đưa ra quy định các cặp trai gái khi đến đăng ký kết hôn phải "đặt cọc" 2 triệu đồng kèm theo bản cam kết trong dịp cưới - hỏi không được để xảy ra việc đốt pháo. Nếu tình trạng diễn ra, ngoài phạt số tiền trên, giấy chứng nhận kết hôn sẽ không được trao.
Ông Lê Văn Đỉnh - Trưởng công an xã Diễn Tháp thừa nhận rằng, các hộ gia đình đã ký cam kết nhưng vẫn không thể ngăn triệt để việc đốt pháo đón mừng năm mới.
"Chúng tôi có tổ chức tuần tra đêm giao thừa, thấy nhiều nơi trên địa bàn xã có đốt pháo nhưng bất lực vì không thể xông vào từng nhà để xử lý được. Nói thật, tôi thừa nhận không hoàn thành trách nhiệm với cấp trên chứ nói vào nhà mà bắt họ đốt pháo thì không làm được", Trưởng công an xã Diễn Tháp nói.
Là xã cũng liệt vào "danh sách đen", ông Cao Đức Hướng - Trưởng công an xã Diễn Bích thừa nhận dịp giao thừa 2016 trên địa bàn xã có diễn ra tình trạng đốt pháo. Cơ quan này đã xử lý 2 trường hợp.
Nói về clip đốt pháo được cho xảy ra trên địa bàn tỉnh, ông Trần Văn Hiến - Chánh văn phòng UBND huyện Diễn Châu cho biết, vẫn chưa xác minh được nguồn gốc, địa điểm trong clip. Ngày 13/2, UBND huyện này đề nghị Công an huyện vào cuộc điều tra.
Nghệ An là điểm nóng về buôn bán, tàng trữ pháo. Theo báo cáo của Công an tỉnh tại cuộc họp về tuyên truyền phòng chống pháo nổ dịp Tết Bính Thân sáng 4/2, từ ngày 30/9/2015 đến hết 1/2016, toàn tỉnh bắt 203 vụ với 263 người sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ. Gần 2,6 tấn pháo các loại bị tịch thu, tăng gần một tấn so với cùng thời điểm 2015.
TheoZing News
Theo_Giáo dục thời đại
Tết 2016, nhiều nơi xác pháo đỏ đường Dù đã bị cấm, nhưng những ngày tết vừa qua tình trạng đốt pháo vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Xác pháo đầy đường ở H.Diễn Châu - Ảnh: Công Nguyên Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực gần ngã ba Cầu Bùng (giao nhau giữa tỉnh lộ 538 với QL1 thuộc xã Diễn Kỷ, H.Diễn Châu, Nghệ An) xuất hiện...