Bộ Công an đề xuất quy định dao là vũ khí
Bộ Công an đề xuất quy định dao có tính sát thương cao là một trong các loại vũ khí, thay vì ‘thả nổi’ như hiện nay.
Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo đề xuất của Bộ Công an, các loại dao có tính sát thương cao sẽ thuộc danh mục vũ khí thô sơ. Ảnh NAM LONG
Có kẽ hở về quản lý vũ khí
Thống kê từ Bộ Công an cho thấy, 5 năm qua, toàn quốc phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao.
Trong đó, số vụ sử dụng dao và phương tiện tương tự dao chiếm tới 58,6%, vũ khí thô sơ chiếm 29,7%, súng tự chế chiếm 6,2%.
Bộ Công an đề xuất quy định dao là vũ khí
Tình hình tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ và dao để gây án đang ngày càng phức tạp. Nhiều đối tượng dùng dao có tính sát thương cao ( dao bầu, dao phay, dao quắm…) để giết người, với tính chất rất manh động, tàn ác.
Các loại dao luôn có sẵn trong cuộc sống hằng ngày, khi phát sinh mâu thuẫn thì sẵn sàng được sử dụng để tấn công nạn nhân. Thế nhưng, do luật hiện hành không quy định dao là vũ khí, hành vi sử dụng dao chỉ bị xử lý khi đối tượng phạm tội hình sự (giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…), không thể xử lý theo hướng tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí.
Tương tự, các loại súng tự chế có thể gây hậu quả nguy hiểm như vũ khí quân dụng (một lần bắn có thể chết hoặc bị thương nhiều người). Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, súng tự chế không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và bị nghiêm cấm chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng.
Bộ Công an cho hay, từ những kẽ hở trên, nhiều đối tượng lợi dụng để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao…
Việc này nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.
Lực lượng công an thu hồi nhiều loại vũ khí do người dân giao nộp. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Súng bắn đạn ghém, súng kíp là vũ khí quân dụng
Để khắc phục bất cập đã nêu, Bộ Công an đề xuất trong dự thảo nhiều quy định mới về vũ khí.
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (đang có hiệu lực) phân loại vũ khí gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Còn tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất phân loại vũ khí gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ và vũ khí thể thao.
Trong đó, súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng bắn đạn nổ, súng bắn đạn sơn, súng nén ga, súng nén khí, súng nén hơi… được bổ sung vào danh mục các loại vũ khí quân dụng.
Tương tự, dao có tính sát thương cao được bổ sung vào danh mục các loại vũ khí thô sơ. “Dao có tính sát thương cao” được định nghĩa là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm trở lên hoặc dao có chiều dài lưỡi dao dưới 20 cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao.
Bộ Công an cũng đề xuất thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, cải tạo, lắp ráp, sử dụng trái phép, chiếm đoạt vũ khí thô sơ, trừ dao có tính sát thương cao sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt.
Nghiêm cấm mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra nơi công cộng; quảng cáo trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ…
Hà Nội: Đã có 4 triệu người dân được cấp mã định danh điện tử
Ngày 11/12, Công an TP Hà Nội thông báo về kết quả công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội và kết quả triển khai thực hiện Đề án 06; công tác đấu tranh với tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, từ ngày 1/10 đến nay, Công an TP Hà Nội đã thu nhận 3.680 hồ sơ và nhận 3.997 thẻ từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); tiếp nhận và giải quyết 6.833 hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công.
Tính đến ngày 5/12, toàn thành phố đã thu nhận 85.822 hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp, đạt tỷ lệ 28,5% chỉ tiêu Bộ Công an giao, đã thu nhận 3.937.644 hồ sơ cấp định danh điện tử, đạt 63,3%. Riêng chỉ tiêu kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1 là 13.003 trường hợp, mức 2 là 485.175 trường hợp.
Triển khai các tiện ích trực tuyến từ tài khoản định danh điện tử. Ảnh: TTXVN
Về cấp mã định danh điện tử, Công an thành phố đã làm được 3.937.644/6.220.864, đạt 63%. Thành đoàn Hà Nội là một trong những đơn vị chủ trì trong việc cử cán bộ đoàn thanh niên tổ chức kích hoạt mã định danh điện tử trong dân cư, các đơn vị như: Hà Đông, Hoàng Mai cũng đã ra quân đạt kết quả cao.
Công tác quản lý phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Công an thành phố đã tổ chức hơn 8.000 buổi tuyên truyền với 268.800 người dân tham gia, tổ chức ký cam kết với 2.727.027 lượt người dân, cơ quan, doanh nghiệp, trường học; toàn thành phố đã vận động, thu hồi được 118 khẩu súng, 1.963 đầu đạn, lựu đạn, bom mìn các loại; 53 công cụ hỗ trợ, 838 vũ khí thô sơ, 525 kíp nổ; vận động thu hồi được 0,6kg pháo nổ, 11 quả pháo.
Đã phát hiện khám phá 52 vụ việc, 56 đối tượng có liên quan đến các hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng pháo, khởi tố 18 vụ với 22 đối tượng có liên quan...
Về công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, đã rà soát và xác định có 374 cơ sở kinh doanh có điều kiện, nhạy cảm về an ninh trật tự có biểu hiện nghi vấn, phức tạp về an ninh trật tự, đã niêm yết công khai danh mục các thủ tục hành chính tiếp nhận hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến và hướng dẫn cách nộp hồ sơ, sau 1 tháng, từ ngày 10/10 đến 9/11 đã tiếp nhận 214 hồ sơ...
Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ kiểm tra 23 cơ sở kinh doanh pháo hoa. Đặc biệt, nắm tình hình các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép pháo lậu và có các biện pháp răn đe. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền đến người dân, để người dân hiểu hậu quả của việc sử dụng pháo, in và phát cho người dân ký cam kết.
Theo Thiếu tướng Phùng Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), Công an TP Hà Nội là đơn vị thí điểm dẫn đầu chỉ tiêu trong toàn quốc trong việc thực hiện các chỉ tiêu công tác, nhất là việc thực hiện Đề án 06. Đối với công tác đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ công cụ hỗ trợ và pháo, lực lượng của Công an thành phố Hà Nội cũng đã triển khai quyết liệt, đấu tranh phát hiện nhiều vụ với số lượng lớn, đã đi sâu vào tuyên truyền đến quần chúng nhân dân, để người dân cùng tham gia với lực lượng công an.
Nghệ An phát thông báo gửi công an các tỉnh, thành phố phối hợp tìm bé trai 2 tuổi mất tích Công an thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã phát thông báo gửi đến Cục C01, C02 và công an các tỉnh, thành phố phối hợp tìm bé trai 2 tuổi mất tích. Nhiều người dân và lực lượng chức năng tìm kiếm cháu bé nhưng chưa có tung tích Liên quan đến sự việc bé trai 2 tuổi mất tích trước cổng...