Bộ Công an đề xuất bổ sung ADN vào dữ liệu CCCD: Có lo bị lộ lọt thông tin?
Bộ Công an đề xuất bổ sung thông tin sinh trắc học của người dân ( mống mắt, ADN, giọng nói) vào dữ liệu căn cước công dân.
Mới đây, Bộ Công an có dự thảo báo cáo tổng kết và đánh giá tác động của chính sách về căn cước công dân (CCCD).
Trong dự thảo, Bộ Công an thông tin về những kết quả thi hành Luật CCCD, đồng thời chỉ ra những bất cập và đề xuất nhiều quy định mới.
Bộ Công an đề xuất bổ sung thông tin sinh trắc học của người dân (mống mắt, ADN, giọng nói) vào dữ liệu căn cước công dân. Ảnh minh họa: TUYẾN PHAN
Một nội dung đáng chú ý, Bộ Công an đề xuất chỉnh lý tên gọi cơ sở dữ liệu CCCD thành cơ sở dữ liệu căn cước.
Đồng thời, bổ sung một số nhóm thông tin vào cơ sở dữ liệu căn cước gồm: thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói), thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định tại Việt Nam, tài khoản định danh điện tử.
Video đang HOT
Trước đề xuất trên, báo chí đặt câu hỏi liệu việc bổ sung thông tin về sinh trắc học – trong đó có ADN – có thực sự cần thiết, có làm phát sinh thêm chi phí (xét nghiệm để xác định ADN), tính hiệu quả ra sao…?
Trả lời vấn đề này, Đại tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), cho biết việc thu thập, bổ sung ADN vào CCCD là cần thiết, phục vụ lợi ích của nhân dân.
“Ví dụ như trong ngành y để phục vụ xác định huyết thống, hoặc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm xác định, truy tìm tung tích nạn nhân. Hàng năm, rất nhiều nạn nhân tử vong không xác định được nhân thân. Nếu như có dữ liệu ADN thì việc kiểm tra, xác định danh tính đối với những trường hợp này sẽ thuận tiện” – ông Dũng dẫn chứng.
Vẫn theo Cục phó C06, cơ quan này đang đăng tải lấy ý kiến đóng góp của người dân để sửa Luật CCCD, trong đó có nội dung liên quan đến việc thu thập, bổ sung ADN vào CCCD.
Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như xu hướng trên thế giới, Cục nhận thấy việc thu thập, bổ sung ADN vào CCCD là rất cần thiết, cần phải đưa vào luật.
Quá trình thu thập, bổ sung những dữ liệu ADN vào CCCD sẽ được Bộ Công an thực hiện đúng quy định, đảm bảo các yêu cầu bảo mật thông tin.
Đề xuất cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi và người không quốc tịch
Bộ Công an đề xuất bổ sung thông tin sinh trắc vào CCCD và nhiều tích hợp khác để bỏ đi những giấy tờ không cần thiết.
Đặc biệt, bộ này còn đề xuất cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi và người không quốc tịch.
Sau 6 năm triển khai thực hiện luật Căn cước công dân (CCCD), Bộ Công an đã đưa ra 4 đề xuất, kiến nghị theo hướng sửa đổi, bổ sung luật này để mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dân khi sử dụng CCCD gắn chip.
Tích hợp thêm tính năng để bỏ đi nhiều giấy tờ
Theo Bộ Công an, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như CCCD, thẻ BHYT, sổ BHXH, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hành nghề... Việc có quá nhiều loại giấy tờ như vậy gây khó khăn cho lưu trữ, sử dụng, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nước.
Trên cơ sở giải quyết những vướng mắc này, Bộ Công an kiến nghị bổ sung, tích hợp một số thông tin khác của công dân vào CCCD để thay thế, bỏ đi một số loại giấy tờ đã được tích hợp.
Ngoài ra, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục để thu thập, tích hợp thông tin; bổ sung quy định về hình thức tích hợp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện tích hợp thông tin...
Đề nghị thêm dữ liệu sinh trắc của công dân
Bộ Công an cho biết hiện dữ liệu công dân trong cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, CSDL CCCD chỉ thu thập thông tin về nhân thân, lai lịch. Việc này gây khó khăn tới công tác phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Do đó, Bộ Công an đề xuất chỉnh lý quy định về CSDL CCCD và bổ sung các nhóm thông tin vào CSDL quốc gia về dân cư, CSDL CCCD gồm: thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói); thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt sinh ra tại nước ngoài nhưng đã về nước sinh sống từ 5 năm trở lên).
Đồng thời, đề xuất bổ sung vào CSDL các thông tin như số CMND của công dân, ngày cấp, nơi cấp; thông tin người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về diện chính sách; thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sống ổn định tại Việt Nam; tài khoản định danh điện tử của công dân.
Cấp CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi
Theo Bộ Công an, luật CCCD quy định người từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ CCCD và phải đổi lại khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho công dân, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định cấp thẻ CCCD cho công dân là trẻ em dưới 14 tuổi; bổ sung quy định giải quyết vướng mắc trong cấp CCCD cho người không có nơi thường trú, không đầy đủ một số thông tin cá nhân khác như ngày, tháng sinh, quê quán, có thông tin kê khai về dân tộc, tôn giáo khác không nằm trong danh mục quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Đặc biệt, Bộ Công an còn đề xuất bổ sung quy định về việc cấp giấy chứng nhận CCCD cho người không có quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).
Ngoài ra, Bộ Công an đề xuất hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL CCCD; định danh điện tử; cấp, hủy số định danh của cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ CCCD và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan...
Công an TP Hồ Chí Minh thông tin về vụ trục lợi trong việc làm căn cước công dân ở Gò Vấp Chiều ngày 30/6, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, vụ việc liên quan đến Đại úy Lê Ngọc Minh, cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Gò Vấp nhận 3,5 triệu đồng để làm nhanh căn cước công dân (CCCD) mà...