Bố chồng bệnh nặng, các em vô trách nhiệm khiến gia đình tôi khánh kiệt
Tôi gọi điện báo, nào ngờ, chúng trả lời vô trách nhiệm: “Bây giờ anh chị lo cho ông thì sau này ông mất, tiền phúng viếng anh chị hưởng tất, chúng tôi có lấy bớt đồng nào đâu”
Nhà chồng có bốn anh em trai, chồng là con cả. Hai chú em kế đã có gia đình và làm nhà riêng trên thị xã, vợ chồng tôi ở gần nhà bố mẹ chồng còn chú út bị tật nguyền đang sống cùng ông bà.
Trước đây, bố chồng còn khỏe mạnh thì ông bà tự lo nhưng gần một năm nay, bố lâm bệnh nặng không đi làm được. Chồng tôi bàn với các em góp tiền chu cấp để chữa bệnh cho ông.
Bố chồng lâm bệnh nặng nhưng các em chồng thờ ơ, không quan tâm. (Ảnh minh họa)
Hai chú em góp mỗi tháng 1,5 triệu còn chúng tôi 2 triệu. Trong khi đó tiền điện nước, ma chay, cưới hỏi của ông bà, vợ chồng tôi lo hết. Mấy lần ông đi cấp cứu chúng tôi đều trả viện phí.
Nhưng mới đây, công việc của chồng không thuận lợi, lương thường xuyên bị nợ. Còn tôi dạy hợp đồng cho trường mầm non nhưng có bầu sắp sinh nên không đi làm được. Vậy nhưng các em chồng luôn kêu ca không có tiền và cũng không gửi tiền về cho ông bà nữa, chỉ có vợ chồng tôi lo cho bố trong khi hoàn cảnh quá khó khăn. Tính chồng tôi vốn nhẫn nhịn và hiếu thảo, dù khổ đến mấy cũng cố chu toàn mọi việc. Không có tiền cho ông bà thì anh đi vay cho chứ nhất định không để thiếu và không đòi hỏi các em.
Nhưng tôi thấy thật bất công vì bố mẹ chung mà trách nhiệm chỉ một người lo trong khi các em chồng đều khá giả. Bởi thế, sắp đến Tết, tôi mới bảo chồng: “Nhắn tin bảo các em hỗ trợ tiền cho ông bà ăn Tết”.
Chồng một mực không đồng ý: “Em đừng có nói, nói chúng nó cũng có gửi đâu, nhiều no ít đủ”. Tôi ấm ức trong lòng vì hai vợ chồng phải nhịn ăn nhịn tiêu để lo nhiều thứ còn các em vô tư sống sung sướng.
Video đang HOT
Tôi nói thêm: “Anh lo cho bố mẹ nhưng có khi nào nghĩ cho vợ con anh không? Em và con phải tằn tiện còn vợ con chúng nó thì sao, cái gì anh cũng gánh vác một mình”, chồng im lặng.
Tôi bức xúc như vậy vì bố chồng gọi điện lên cho các em bảo: “Chúng mày không gửi tiền cho tao lấy gì tao ăn, giờ chỉ có mỗi tiền của vợ chồng thằng cả thì làm sao đủ được, hay tao chết đi cho xong” thì các chú đều trả lời: “Con không có tiền”.
Trong khi đó các em dâu nhắn tin khoe với tôi mới mua nhẫn, đổi điện thoại xịn, đi du lịch và tổ chức ăn uống linh đình ở nhà. Tôi thương chồng thiệt thòi vì anh quá lo cho ba mẹ và thương các em.
Mỗi lần, tôi kêu hết tiền đi chợ, chồng lại đi vay hoặc vét ví đếm tiền lẻ để ở nhà ba bốn chục nghìn là chuyện hàng ngày. Có khi cần tiền gấp quá, chồng lại than ngắn thở dài bảo vợ: “Hết chỗ vay tiền rồi em”.
Vậy mà có lần, em chồng về chơi hết tiền, chồng mới vay được 1 triệu cũng đưa luôn. Còn vợ con luôn phải bóp mồm bóp miệng vì không có tiền. Lúc còn đi làm, tôi chỉ ăn buổi trưa ở trường còn lại nhịn để mua sữa cho con.
Tôi chết lặng trước câu trả lời của em chồng khi tôi gọi điện bảo các em gửi tiền về lo cho bố. (Ảnh minh họa)
Giờ bầu bí mà muốn uống ly nước sâm bổ lượng cũng không dám uống, mua sữa cho con cũng phải tính toán chọn loại rẻ nhất. Tôi cảm thấy có lỗi với con khi con muốn đi ăn phở cũng phải nói dối: “Hôm nay họ không bán” vì trong túi đã cạn tiền.
Giờ tình hình đã vậy, đến khi sinh thêm con thì gia đình tôi biết bấu víu vào đâu. Bởi vậy, dù chồng không đồng ý tôi vẫn gọi điện cho em chồng bảo gửi tiền về phụ cho ông bà.
Nào ngờ, chúng nó trả lời vô trách nhiệm: “Bây giờ anh chị lo cho ông thì sau này ông mất, tiền phúng viếng anh chị hưởng tất, chúng tôi có lấy bớt đồng nào đâu”. Nghe những lời nói đó mà cổ họng tôi nghẹn lại, thương bố mẹ chồng uổng công sinh ra mấy đứa con bất hiếu.
Hằng Nga
Theo phunuonline.com.vn
Mua áo 2 triệu về bảo 200 nghìn, mẹ chồng có ngay hành động khiến nàng dâu muốn khóc thét
Biết mẹ chồng có tính tiết kiệm quá mức nên Thủy chỉ dám nói chiếc áo 2 triệu cô vừa mua có giá 200 nghìn. Nào ngờ hành động ngay sau đó của bà khiến cô muốn khóc thét mà không thể.
Thủy mới kết hôn được hơn nửa năm nay và từ khi đám cưới xong đến giờ, vợ chồng cô vẫn đang ở cùng mẹ chồng. Thực ra cô muốn ở riêng lắm nhưng không được. Nhà chồng cô có 3 chị em thì chồng cô là con út, 2 chị đều đã đi lấy chồng. Trong khi đó, bố chồng lại mất sớm, nhà chỉ còn mẹ nên việc vợ chồng cô phải ở cùng bà để tiện bề chăm sóc là điều đương nhiên.
Là giáo viên đã về hưu, mẹ chồng Thủy khá sạch sẽ, cẩn thận và tiết kiệm. Thủy cũng không phải người bừa bộn nên nhìn chung, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của cô không có gì căng thẳng. Tuy nhiên, tính tiết kiệm quá mức của mẹ chồng đang khiến cô cảm thấy vô cùng khổ sở.
Thủy vốn sinh ra trong một gia đình khá ổn về mặt kinh tế, cô chưa bao giờ phải lo lắng chuyện tiền nong. Đến khi đi làm, cô có được một công việc với mức lương không tệ nên cô luôn mua sắm mà chẳng cần nghĩ ngợi gì. Lúc chưa lấy chồng, tuần nào Thủy cũng phải đi mua thêm quần áo, đồ đạc. Vẫn biết nhiều khi những món đồ ấy chỉ được dùng 1, 2 lần nhưng đó như là niềm vui của cô rồi.
(Ảnh minh họa)
Thế mà không thể tin được, từ khi lấy chồng đến giờ, Thủy mới chỉ sắm cho mình 2 chiếc váy và thêm chiếc áo vừa mới mua hôm qua là 3 món đồ. Lý do là mẹ chồng cô luôn ca thán rằng cô có quá nhiều quần áo, đồ đạc nên mặc hết rồi hãy mua. Mà cô cũng không phủ nhận được điều này vì biết mình có quá nhiều đồ. Hơn nữa là dâu mới nên cô cũng chẳng dám cãi lại bà. Nhưng chính vì những e ngại này mà Thủy đã rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Chuyện là Tết nhất đến nơi rồi nên Thủy cũng muốn xinh xắn, sang chảnh một chút để đi gặp bạn gặp bè. Thế nên hôm qua, cô đã quyết định mua một chiếc áo hàng hiệu với giá 2 triệu. Vì trước sau gì mẹ chồng cô cũng biết con dâu mua đồ mới nên Thủy đành phải khoe với mẹ chồng: "À. Hôm nay con qua chợ mua được chiếc áo vừa rẻ vừa đẹp đấy mẹ. Áo như thế này mà chỉ có 200 nghìn. Rẻ nhỉ?". Mẹ chồng cô cầm áo lên xem một hồi xong cũng tấm tắc khen rẻ. Nhưng sau đó, bà lại nói thêm:
- Đúng rồi. Con mua cho 2 chị mỗi người một cái rồi mẹ bảo bọn nó gửi tiền cho. Vừa rẻ vừa đẹp thế này thì tội gì không.
- Ơ... Ơ...
- Mỗi cái 200 nghìn thôi chứ gì? Để mẹ nhắn chị luôn không người ta mua hết mất.
(Ảnh minh họa)
Trong khi Thủy vẫn đang ú ớ bất ngờ về hành động của mẹ chồng thì bà đã gọi điện cho con gái và nói thao thao bất tuyệt: "Ừ. Đẹp lắm. Mà còn rẻ. Sành ăn sành mặc như cái Thủy mà nó còn mua kia kìa. Để mẹ nhờ mua cho rồi có gì con gửi tiền cho em nó nhé. Có mỗi 200 nghìn thôi! Hôm nào đi làm về ghé qua mà lấy". Rồi bà lại tiếp tục gọi cho người chị chồng thứ 2 của Thủy với nội dung tương tự.
Quả thực đứng bên cạnh nghe mẹ chồng nói chuyện điện thoại với chị chồng mà Thủy chỉ muốn khóc thét. Giờ cô mà khai thật giá tiền của chiếc áo thì chắc chắn sẽ bị bà mắng không thương tiếc. Nhưng nếu im lặng và mua cho 2 chị chồng thì tự nhiên mất không 4 triệu à?
Mua áo dởm cho chị chồng cũng không được bởi nếu các chị thấy không giống với mẫu em dâu mặc sẽ ý kiến ngay. Thủy còn nghĩ, hay là cứ nhận lời đi rồi bảo là lúc đi mua thì hết rồi? Nhỡ may về sau, các chị chồng cô nhìn thấy ở đâu đó có bán thì lại phải nói như thế nào? Ôi. Đúng là cái mồm làm khổ cái thân mà.
Theo afamily.vn
Gửi em dâu, người nói không có tình yêu với em trai tôi 8 năm nay Hóa ra cả năm em không cho chồng động vào người, chồng vào phòng thì em đánh đuổi hoặc ôm chăn sang phòng khác. Hình ảnh minh họa Gửi em dâu, người sắp thành em dâu cũ: 8 năm trước, sau khi cưới em trai chị một tuần, em báo với cả nhà em bị ho lao. Gia đình em mấy đời làm...