Bố bỏ đi, mẹ đau yếu, tân sinh viên không có tiền nhập học
Niềm vui biết mình đậu đại học vừa nhen lên thì nỗi buồn cũng đã dâng đầy mi mắt cô học trò bé nhỏ. Thương con ham học nhưng người mẹ nghèo đành phải nuốt nước mắt bắt con từ giã giấc mơ giảng đường…
Sau khi đọc bài viết trên báo điện tửDân trí, nhiều bạn đọc ngỏ ý muốn liên hệ để động viên, chia sẻ với em Lê Thị Mai. Đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin đăng tải số điện thoại của em Mai: 0169 470 8372 (địa chỉ: xóm 4, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) Bạn đọc lưu ý gọi điện thoại tới em Mai sau 18g30 vì lúc đó em mới đi làm về.
Căn nhà mẹ con chị Nguyễn Thị Thảo (trú tại xóm 4, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) như heo hút hơn trong màn đêm đang dần buông xuống. Chúng tôi phải đến giờ này bởi còn phải đợi Lê Thị Mai (sinh năm 1996) đi làm về. Từ hôm biết mình thi đậu đại học, Mai đã xin vào làm công một nhà máy sản xuất bật lửa ga để mong có tiền theo đuổi giấc mơ của mình. Nhưng xem ra, giấc mơ của em vẫn còn quá đôi xa vời.
Mai lên 3 tuổi thì bố bỏ đi khi mẹ vừa sinh thêm một cô em gái. Tuổi thơ của chị em Mai là những thiếu thốn, khổ cực trăm bề khi ruộng nương ít lại vắng bờ vai vững chãi của người đàn ông trong gia đình. Thương con, chị Thảo sấp ngửa với ruộng đồng và nghề cửu vạn nhưng cũng chỉ đủ 3 mẹ con đắp đổi qua ngày.
Lớn lên trong thiếu thốn tình thương và sự nghèo khó, chị em Mai biết bảo ban nhau tự cố gắng, đỡ đần mẹ công việc đồng áng nhưng không quên nhiệm vụ chính của mình. Suốt 12 năm liền, Mai luôn là học sinh tiên tiến, cô em gái Lê Thị Trúc (sinh năm 1999) cũng không thua kém chị trong việc học hành.
Sau những giờ học ở trường, Mai nai lưng trên những thửa ruộng, khi làm cỏ, khi cấy hái, thu hoạch. Những hôm được nghỉ học, Mai xin chủ lò gạch gần nhà để bốc gạch thuê.
Đậu đại học nhưng hoàn cảnh quá khó khăn, éo le nên Lê Thị Mai đang đứng trước nguy cơ không được đi học.
Khi các bạn rục rịch làm hồ sơ dự thi đại học, Mai cũng e dè đề đạt ý nguyện của mình với mẹ. Đáp lại ánh mắt cầu khẩn của đứa con là ánh mắt buồn bã, bất lực và tủi phận của người mẹ. “Thi cử chi hả con. Tiền mô mà ôn thi. Rồi có thi đậu mẹ cũng làm chi có tiền cho con đi học”, chị Thảo trần tình.
Biết nói nữa mẹ sẽ buồn nhưng ước mơ được làm cô giáo vẫn thôi thúc cô học trò nhỏ âm thầm làm hồ sơ dự thi vào khoa Sư phạm Địa lý, Trường ĐH Vinh sau nhiều ngày đắn đo vì vấn đề học phí. Không có tiền đi ôn thi hay mua tài liệu, Mai tự ôn luyện, chuẩn bị cho ngày “vượt vũ môn”. Thương Mai sớm thiệt thòi, quý các khát vọng chữ nghĩa của em, cô Lê Thị Hợi (giáo viên môn Địa Lý lớp Mai) đã đưa Mai về nhà, cùng với chồng cũng là giáo viên Lịch sử ôn luyện cho Mai.
Video đang HOT
Ngày đi thi, hành trang của Mai chỉ là kiến thức được bồi đắp bằng những ngày tự ôn luyện trong cái nóng khủng khiếp của căn nhà nhỏ, là sự động viên của thầy cô, bạn bè và khát vọng vượt qua quỹ tre làng, vượt qua số phận. Lúc đó, nỗi sợ hãi không được đi học chưa đủ lớn để chế ngự ước mơ được làm cô giáo của Mai.
Có thể Mai sẽ phải xếp sách vở cất vào tủ, từ bỏ giấc mơ là cô giáo vì không có tiền để nhập học.
Làm bài khá tốt, Mai hồi hộp chờ kết quả thi. “Cô giáo gọi điện báo điểm thi, em được 19 điểm, khoa Sư phạm địa lý lấy 16 điểm. Biết tin mình đậu đại học em mừng lắm. Biết tin mẹ cũng mừng nhưng mẹ khóc. Mẹ nói mẹ không thể lo đủ tiền cho em đi học được. Mẹ khóc. Hai mẹ con thức trắng đêm…”, Mai nghẹn ngào.
Chị Thảo, mẹ Mai thổn thức: “Làm mẹ ai không thương con, ai không muốn con được học hành nên người nhưng tôi nghèo quá lại đau ốm thường xuyên. Giá có bố nó đỡ đần cho một vai, đằng này… Con Mai mà đi học thì con Trúc phải nghỉ chứ mình tôi kham không nổi”. Chồng bỏ đi, chị Thảo quần quật cả ngày để lo ngày 3 bữa cơm cho con. Hết việc đồng áng, chị lại xếp quang gánh lên xe đạp, tất tả đạp vào thành phố, ai thuê gì làm nấy.
Sau một đêm thức trắng, Mai quyết định đi làm công nhân để kiếm tiền nhập học trước mắt. “Trước mắt, em kiếm tiền nhập học đã. Trong quá trình đi học, em sẽ làm thêm, làm gì cũng được, miễn là lương thiện. Em không sợ khổ, không sợ vất vả, chỉ sợ không dược đi học thôi”, Mai chia sẻ.
Những lúc rảnh rỗi, Mai kèm em gái học bài. Mai muốn được đi học đại học nhưng cũng không nỡ để em gái phải nghỉ học giữa chừng.
Mai xin vào làm công nhân cho một nhà máy sản xuất bật lửa ga gần nhà, tiền công tính bằng sản phẩm. Mới làm được 20 ngày, Mai sút đến 4kg. Công việc vất vả nhưng Mai chẳng nề hà gì, miễn là kiếm đủ tiền đóng học. Tối mịt, Mai mới về nhà. Nhìn chồng sách vở vẫn xếp ngay ngắn trên bàn, cô bé không nén được tiếng thở dài, lẳng lặng gom lại, cất vào trong tủ.
“Khổ răng em cũng chịu được miễn là được đi học. Nhưng giờ em đi học thì em Trúc sẽ phải nghỉ học…”, đôi mắt cô bé ngập tràn bóng tối. Gạt nước mắt, Mai xin phép đi chuẩn bị bữa tối. Căn bếp bé, chẳng điện đóm gì. Ánh lửa lóe lên, bùng cháy như thể Mai đang nhen lên niềm hi vọng cho tương lai đầy bóng tối của mình…
Hoàng Lam
Theo dantri
Cán bộ Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ để học tiến sĩ?
Bà Tạ Thị Dậu, mẹ của cán bộ Sở Ngoại vụ Trần Ngọc Phi Long cho biết, con bà có gọi điện về nhà nói "nhà mình nghèo xin visa đi học tiến sĩ rất khó vì chứng minh tài chính không được, nên con ở lại đây luôn".
Sở Ngoại vụ Cần Thơ, nơi ông Long từng công tác
Liên quan đến vụ cán bộ Sở Ngoại vụ Cần Thơ đi công tác nước ngoài rồi trốn ở lại luôn không về, trả lời PV Dân trí, ông Nguyễn Quang Nghị - Chánh văn phòng UBND TP Cần Thơ - cho biết đã giao cho Sở Ngoại vụ và Sở Nội vụ kiểm tra và đề xuất hướng xử lý.
Chiều ngày 13/8, ông Phạm Thế Vinh, Giám đốc Sở Ngọai vụ TP Cần Thơ, cũng cho biết, ông Trần Ngọc Phi Long chưa là đảng viên, chưa lập gia đình. Sau khi ông Long đi công tác không về, gửi thư xin nghỉ việc với lý do "bận việc gia đình", Sở đang xem xét xử lý theo hướng bỏ nhiệm sở, buộc thôi việc. Tuy nhiên, theo quy trình thì phải sau ba lần mời ông Long tới làm việc mà không được mới lập hội đồng, xem xét cho thôi việc.
Cũng theo ông Vinh, hiện chưa có quyết định buộc thôi việc đối với ông Long. Cơ quan chủ quản chưa liên lạc được với ông Long, chỉ làm việc với gia đình nên cũng chưa biết cụ thể ông Long đang ở đâu. Hiện cơ quan chức năng đang xác minh làm rõ.
Căn nhà nơi cha mẹ ông Long đang ở
Chiều cùng ngày, phóng viên Dân trí đã tìm gặp người nhà của ông Long để tìm hiểu vụ việc. Căn nhà của cha mẹ Long đang ở rộng khoảng 60m2, là một ngôi nhà tuềnh toàng, không có thứ gì đáng giá.
Mẹ của ông Long là bà Tạ Thị Dậu (SN 1957) buồn rầu nói: "Thằng Long nó dại khờ quá cô ơi, nó đi công tác rồi ở lại bên Mỹ mà vợ chồng tui có biết gì đâu. Mãi đến khi cơ quan nó tới nhà thông báo tui mới biết. Cũng sau khi cơ quan nó đến nhà một ngày thì thằng Long mới gọi điện về nói, nhà mình nghèo xin visa đi học tiến sĩ rất khó vì chứng minh tài chính không được nên con ở lại đây luôn. Từ đó tới nó không gọi về nữa, tôi muốn gọi đi cũng không được".
Cũng theo lời bà Dậu thì ông Long hiện ở Mỹ, đang theo học lớp chuẩn hóa một số chứng chỉ để năm tới được làm nghiên cứu sinh. "Tôi có khuyên nó hãy về nước, đến xin lãnh đạo cơ quan xem xét vì những phút suy nghĩ thiếu chín chắn nên hành động không đúng với hành vi của một cán bộ của Nhà nước. Nhưng nó nói sợ bị kỷ luật, bị đuổi việc thì không biết đi đâu về đâu" - bà Dậu nói.
Bà Tạ Thị Dậu chia sẻ nỗi niềm của một người mẹ vừa giận vừa thương con với PV Dân trí
Bà Dậu kể, trước khi chưa đi Mỹ, ngày thường đi làm ông Long cũng ít khi về nhà. Vì lương không đủ trang trải nên các buổi tối, thứ bảy và chủ nhật ông Long đều đi dạy thêm ở Trung tâm ngoại ngữ nên rất bận. Nửa tháng trước khi đi công tác nước ngoài, ông Long có về nhà kể chuyện là ngày 30/6 sẽ đi công tác chứ không nói với ba mẹ là sẽ ở lại bên đó.
"Từ khi nghe nó nói ở lại bên đó, vợ chồng tui buồn mất ăn, mất ngủ. Vừa giận vừa thương con dại khờ mà sụt mấy kilogram... Trước khi đi công tác nó đưa cái xe Honda về đậu ở nhà, nhưng cứ nhìn thấy xe lại nhớ thương con nên tui kêu người bán rẻ đi rồi cô ơi" - bà Dậu nghẹn ngào chia sẻ.
Ông Ngô Minh Tuấn - Phó khu vực ấp Thới Ngươn B, phường Phước Thới, quận Ô Môn - cho biết, Long là con một trong gia đình, học rất giỏi, tính tình hiền lành. Năm lên lớp 10 đã học ở trường chuyên Lý Tự Trọng, tiếp đó học đại học, thạc sĩ rồi đi làm đều ở xa gia đình, cả tháng mới về nhà một lần. Mẹ Long là cô giáo dạy cấp 2 môn Anh Văn, còn ba Long là cán bộ thư viện của trường, nhưng vì hồi nhỏ Long thường xuyên bị bệnh nên cả cha và mẹ đều nghỉ việc ở nhà làm vườn chăm con.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Xế hộp đâm phiến đá 100kg văng xa 20m Một chiếc ô tô 4 chỗ đang chạy trên quốc lộ bỗng mất lái đâm vào phiến đá nặng hơn 100kg bên đường. Cú đâm mạnh tới mức phiến đá văng xa khoảng 20m. Chiếc xe nát đầu sau khi đâm vào phiến đá bên đường. Vụ tai nạn hy hữu nói trên xảy ra vào khoảng 14h ngày 10/8, trên quốc lộ...