Bộ bát đĩa 13.000 USD trong quốc yến Trung Hoa
Nhà sản xuất bát đĩa phục vụ Hội nghị G20 ở Hàng Châu giới thiệu ba bộ mẫu gốm sứ với công chúng, mỗi bộ có giá hơn 13.000 USD.
Hôm qua, một công ty gốm sứ Trung Quốc trưng bày những bộ bát đĩa đã được dùng trong tiệc chiêu đãi cấp nhà nước các lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi đầu tháng.
Đồ sứ dùng trong quốc yến do Trương Thủ Trí, giáo sư đại học mỹ thuật trung ương và Kê Tích Quý, bậc thầy về thủ công mỹ nghệ ở Trung Quốc, thiết kế.
Họ thiết kế ba bộ bát đĩa phục vụ quốc yến, mang tên Tây Hồ Vận, Quốc Sắc Thiên Hương và Phồn Hoa Thịnh Thế, mỗi bộ gồm 88 món.
Quốc Sắc Thiên Hương, bộ đồ dùng trong tiệc chiêu đãi 20 nguyên thủ quốc gia vào trưa 5/9, lấy cảm hứng từ mẫu đơn, quốc hoa của Trung Quốc và màu xanh lam, đặc trưng cho sông nước vùng Giang Nam, cũng là màu của đại dương – chiếm 70% diện tích thế giới.
Video đang HOT
Phồn Hoa Thịnh Thế, bộ đồ dùng trong tiệc chiêu đãi trưa 4/9 các nhà lãnh đạo khối BRICS (khối các nền kinh tế mới nổi, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Đây cũng là bộ gốm sứ bà Kê Tích Quý tâm đắc nhất.
Bộ đồ lấy cảm hứng thiết kế từ những loài hoa tượng trưng cho các quốc gia, như mẫu đơn của Trung Quốc, hướng dương của Nga, hoa hồng của Pháp, cúc daisy của Italy, dâm bụt của Hàn Quốc, hoa diên vĩ của Mỹ, với hàm ý mong muốn một “thế giới đại đồng”, bà Kê Tích Quý cho biết.
Tây Hồ Vận, bộ đồ dùng trong tiệc chiêu đãi tối 4/9, lấy cảm hứng thiết kế từ phong cảnh tự nhiên của vùng sông nước Hàng Châu, với thắng cảnh du lịch nổi tiếng Tây Hồ.
Cả bộ Tây Hồ Vận.
Công ty gốm sứ Nam Tống, nhà sản xuất ba bộ bát đĩa trên, cũng nhận đơn đặt hàng với giá 13.200 USD một bộ, mỗi mẫu chỉ sản xuất 1.000 bộ.
Hồng Hạnh
Theo QQ
'Mỹ không thể đánh bại con rồng Trung Hoa và gấu Nga cùng lúc'
Đó là lời nhận định của Thời báo Hoàn Cầu khi nói về tuyên bố chung của Trung-Nga hôm 25/6. Tờ báo này cũng nhận định chính động thái xâm phạm lợi ích từ Mỹ đã khiến Trung-Nga xích lại gần nhau.
Trung Quốc và Nga đã tuyên bố sẽ tăng cường sự ổn định chiến lược toàn cầu trong một tuyên bố chung được đưa ra bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm thứ bảy 23/6
Đây là điều mà giới phân tích gọi là sự đồng thuận lớn giữa hai nước trong việc đối trọng với vị thế "bá chủ" của Mỹ.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong tuyên bố chung, hai bên quan tâm đến các "nhân tố tiêu cực" đang gây ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược toàn cầu. Các nhân tố ở đây chính là một số nước và các liên minh quân sự-chính trị sử dụng lợi thế công nghệ quân sự để phục vụ cho lợi ích riêng của họ thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chính sách này đã dẫn đến một sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của sức mạnh quân sự và đã làm rung chuyển hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu, tuyên bố chung cho biết.
Wu Enyuan, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói với Hoàn Cầu rằng: "tuyên bố cho thấy Nga hiểu lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và đây là điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh trong việc nhận được sự hỗ trợ từ một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn như Nga. Ngược lại Trung quốc cũng sẽ hỗ trợ kịp thời cho Nga trong việc giải quyết và đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế và thương mại".
Nhà nghiên cứu này cáo buộc Mỹ đã thiết lập những "băng đảng" để gây sức ép lên Trung Quốc về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do đó, "đối mặt với tình hình như vậy, Bắc Kinh cần phải tìm sự giúp đỡ", Wu nói thêm.
Theo tờ Hoàn Cầu, tuyên bố chung của hai nước là lời chỉ trích thẳng thừng nhằm vào Mỹ, cho thấy cả Bắc Kinh và Moscow đang chán ngấy với chính sách của Washington dù Bắc Kinh và Moscow đã khẳng định rằng mối quan hệ của họ không phải là một liên minh, và nó không phải là nhằm vào một bên thứ ba.
Thực tế một liên minh Trung-Nga, sẽ mang lại một tác động thay đổi trật tự thế giới nhưng không phải là vì lợi ích của cả hai bên. Hai nước đều muốn phát triển ngoại giao toàn diện và duy trì một mối quan hệ bình thường với các quốc gia phương tây.
Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu cho rằng chính những động thái của Mỹ xâm phạm vào lợi ích chiến lược Trung Quốc và Nga đã khiến cho Bắc Kinh và Moscow xích lại gần nhau để hỗ trợ một số vấn đề lợi ích cốt lõi giữa hai quốc gia bởi Mỹ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng của mình để trở thành một đế chế toàn cầu.
"Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu" (Prompt Global Strike) của Mỹ là một mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của bất kỳ quốc gia nào. Chính những nỗ lực không ngừng của Mỹ đang giúp siết chặt mối quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc và Nga nhằm đối phó với sức ép liên tiếp từ Washington.
Các phương tiện truyền thông phương Tây thích phóng đại mọi bất đồng nhỏ giữa Trung Quốc và Nga mà không hiểu được sự cởi mở và dễ dung hòa trong quan hệ Trung-Nga. Giữa hai bên không bên nào có ý định hạn chế lẫn nhau, việc tôn trọng một cách toàn diện tạo nên sức sống vô tận trong quan hệ Trung-Nga. Mỹ không thể đánh bại con rồng Trung Hoa và gấu Nga cùng một lúc, Hoàn Cầu nhận định.
Trung Quốc và Nga còn rất nhiều lĩnh vực có thể cải thiện để tiến tới một hợp tác chiến lược, điều này sẽ càng được bộc lộ ra một khi Mỹ gây sức ép nhiều hơn.
Các chuyên gia phương Tây đang cố gắng tìm hiểu xem Trung Quốc hoặc Nga ai sẽ có lợi hơn trong mối quan hệ này. Hoàn Cầu cho rằng, ngay từ cách nghĩ này phương Tây đã sai lầm. Mối quan hệ Trung-Nga được thành lập trên một cơ sở rất bình đẳng với sự tôn trọng lẫn nhau. Không như các mối quan hệ khác, Trung-Nga coi sự đồng thuận trong hợp tác chiến lược giữa hai nước không phải gánh nặng mà là một bước đi thành công.
Mối quan hệ gần gũi của Trung-Nga là những gì thời đại đang cần và nó phản ánh xu hướng của thế giới, Hoàn Cầu kết luận.
Theo Người Đưa Tin
Mua hầm vàng Anh, "chiếm" chứng khoán Mỹ: Giấc mộng Trung Hoa Chưa bao giờ tham vọng khống chế thị trường tài chính toàn cầu của Trung Quốc lại lớn như vào thời điểm này. Giấc mơ toàn cầu của các công ty cùng với sự hậu thuẫn từ chính sách của Bắc Kinh khiến các thị trường tài chính thế giới rung động. Mua đứt hầm vàng 2.000 tỷ Ngân hàng lớn nhất thế...