Bộ ba hạt nhân Nga-Mỹ: Kẻ tám lạng người nửa cân?
Có thể hiểu cụm từ “bộ ba hạt nhân” là tất cả các loại vũ khí chiến lược bao gồm máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân
Bộ ba hạt nhân chiến của Nga
Chuyên gia quân quân sự Michael Tymoshenko thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Nga có bài viết mô tả chi tiết về những vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga được bố trí trên bộ, trên không và trên biển và những gì đối thủ của Nga sở hữu.
Theo ông Michael Tymoshenko, gần đây chúng ta thường nghe đến cụm từ “bộ ba hạt nhân”.
Thuật ngữ này xuất phát từ lĩnh vực khoa học chính trị. Có thể hiểu cụm từ này là tất cả các loại vũ khí chiến lược: máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân.
Vũ khí trên không
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga
Trong thành phần Bộ Tư lệnh không quân tầm xa Nga có 38 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 16 chiếc Tu-160 và 41 chiếc Tu-22M3. Các máy bay này đang được đồn trú tại bốn căn cứ không quân.
Tu-95 là dòng máy bay phản lực cánh quạt, được sản xuất hàng loạt trong những năm 1984-1991.
Tu-95 có bán kính chiến đấu 6500 km, được trang bị 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân X-55 với tầm bắn 2.500 km trong khoang chứa bom.
Video đang HOT
Dòng T-95 có thể mang bổ sung tới 10 tên lửa trên giá treo dưới cánh, tuy nhiên với số lượng tên lửa như vậy, tầm bay của nó sẽ giảm đáng kể.
Tu-160 là máy bay phản lực được xây dựng trong hai giai đoạn từ 1984-1992 và năm 1999.
Bán kính chiến đấu của nó nhỏ hơn so với Tu-95, vào khoảng 6000 km, được trang bị 12 tên lửa hành trình X-55 trong khoang chứa bom.
Ngoài ra, Tu-160 có thể mang tên lửa hành trình X-101 với tầm bắn lên đến 5000 km.
Tu-22M3 có bán kính chiến đấu là 2.500 km. Tu-22M3 được mệnh danh là “sát thủ của các tàu sân bay” và được sản xuất hàng loạt vào năm 1989-1993.
Tu-22M3 được trang bị tên lửa hành trình X-15, bố trí dưới cánh.
Tu-22M3 không thể bay đến Mỹ, tuy nhiên, nó có thể bay đến bất cứ nơi nào của châu Âu trong vòng một giờ. Vì vậy, không quân tầm xa của Nga được đánh giá là “cánh tay nối dài”.
Tất cả máy bay ném bom chiến lược đã được hiện đại hóa và chúng có thể phục vụ được 20 năm nữa.
Năm 2015, Không quân Nga sẽ được trang bị thêm 5 chiếc Tu-160 và 9 chiếc Tu-22M3.
Vũ khí trên bộ
Tên lửa Topol (Nga)
Vũ khí chiến lược trên bộ của Nga chủ yếu là các lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN). Năm 2015, Nga có 305 tổ hợp tên lửa có khả năng mang 1166 đầu đạn hạt nhân.
Nhóm chủ lực là 106 tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng (ICBM) Voivod và Sotka. Trong đó, 135 tổ hợp cơ động Topol và Yars có sức chiến đấu bền vững và dẻo dai.
1/3 số tên lửa của các tổ hợp này là các loại mới nhất với tầm bắn từ 11.000-16.000 km.
Tất cả các tên lửa ICBM trên đất liền được triển khai tại 11 sư đoàn tên lửa.
Về mặt địa lý, các đơn vị tên lửa Nga được bố trí sao cho không một đòn tấn công toàn cầu nào có thể vô hiệu hóa toàn bộ nhóm quân của lực lượng tên lửa chiến lược.
Vũ khí trên biển
Tàu ngầm lớp Akula (Nga)
Trong thành phần chiến đấu của hạm đội Hải quân Nga có 11 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trong số đó có 4 loại tàu ngầm lớp Kalmar, Delphin, Akula và Borei mang tên lửa hành trình. 8 trong 11 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Tất cả các tên lửa này được triển khai tại 128 bệ phóng (16 bệ trên mỗi tàu ngầm), có thể mang 512 đầu đạn hạt nhân. Các tên lửa có tầm bắn từ 8000 – 9.300 km.
Tất cả các tàu lớp Kalmar và chiếc tàu lớp Borei mới nhất đang phiên chế trong thành phần Hạm đội Biển Bắc, và 2 chiếc lớp Delphin được phiên chế tại Hạm đội Thái Bình Dương, (hạm đội này sắp tới được bổ sung 2 tàu lớp Borei).
Tàu ngầm lớp Kalmar được xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ trước và được trang bị tên lửa R-29.
Tàu lớp Delphin đã được đưa vào sử dụng từ năm 1984 và 1990 được trang bị tên lửa Sineva.
Tám tàu ngầm lớp Borei được trang bị tên lửa đạn đạo R-30 Bulava, có lượng giãn nước ở mức 24.000 tấn và dài 170 m.
Tàu ngầm lớp Akula có lượng choán nước lên đến 48.000 tấn khi lặn và 24.500 khi nổi, chiều dài lên đến 175m, có thể lặn sâu được 400m.
Akula mang được 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-39 với tầm bắn 8.300km, có thể mang được đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.
Bộ ba hạt nhân của Mỹ
Tàu ngầm lớp Ohio (Mỹ)
Nếu so với Mỹ thì “bộ ba hạt nhân” của Nga là bất đối xứng. Hiện Mỹ có khoảng 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-III, 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, với 336 tổ hợp tên lửa và 96 máy bay ném bom chiến lược.
Cần nhấn mạnh rằng ít nhất 2/3 số tàu ngầm của Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và Mỹ không tin rằng các vũ khí của họ có thể bị đánh trả.
Các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể mang từ 16-32 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Theo Tri Thức