Bộ ảnh kêu gọi không chủ quan trong thời điểm ‘bình thường mới’
Bộ ảnh thú vị về những thói quen cần điều chỉnh để phòng dịch như tránh bắt tay, chạm vào thực phẩm sống ở chợ, hạn chế buôn chuyện nơi công sở…
“Hãy thiết lập trạng thái bình thường mới vừa đẩy mạnh kinh tế, xã hội vừa chống dịch hiệu quả” – câu nói mà chúng ta nghe trước mỗi cuộc điện thoại. Nhưng điều gì mới thường sẽ mất một khoảng thời gian để ghi nhớ, làm quen, nhất là khi nhịp sống đang dần trở lại sau chuỗi ngày cách ly.
Nếu trước đây, nhiều người hay bắt tay rồi cầm nắm mọi vật thì nay “bình thường mới” là rửa tay sáu bước thường xuyên. Nếu bình thường đi du lịch, nhiều người chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị hành lý và passport thì trong trạng thái “bình thường mới” cần theo dõi để chắc chắn sự dịch chuyển không lây lan Covid-19.
“Bình thường mới” là những điều được rút ra sau đại dịch để cuộc sống an toàn hơn như việc giữ khoảng cách, giới hạn quy mô hoạt động cộng đồng, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay đúng cách trong những thời điểm cần thiết theo hướng dẫn của Bộ Y tế …
Để giúp mọi người dễ nhớ các biện pháp phòng Covid-19, không nên chủ quan trước dịch bệnh, nhãn hàng Lifebuoy vừa thực hiện bộ ảnh với chủ đề “lạc quan thì được, chủ quan thì đừng”. Bộ ảnh được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nếp sống cẩn thận mới cần được điều chỉnh, duy trì như thói quen trong giai đoạn này.
Nếu như bắt tay là hành động khiến chúng ta tin tưởng, hiểu nhau hơn trước khi gặp gỡ thì bây giờ “chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời”. Nhưng không phải nhớ vì thấu hiểu, mà nhớ để tránh xa. Đôi khi, một cái bắt tay trao đổi vi khuẩn và virus có thể trở thành nguồn lây khó kiểm soát.
Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi người, trong thực phẩm sống còn có chứa vi khuẩn E.Coli, dễ gây ra những bệnh như tiêu chảy, viêm màng não ở trẻ em. Cầm vào đồ sống rồi thử thêm những món ăn hàng quán, mẹ bệnh, cả nhà buồn.
Video đang HOT
Tay dơ mà chạm vào sản phẩm và giao hàng khắp nơi cũng là một trong những điều đáng lo.
Câu cửa miệng của giáo viên “cho bạn xem bài là hại bạn” càng đúng hơn trong trạng thái bình thường mới, khi càng thì thầm, càng san sát, vi khuẩn càng được tạo điều kiện tấn công bạn bàn bên.
“Buôn dưa lê” trong văn phòng không chỉ có nguy cơ nhiễm bệnh từ người đối diện mà còn có thể vô tình khiến sứt mẻ tình đồng nghiệp. Hạn chế tiếp xúc nơi công sở, buôn chuyện giúp bạn an toàn hơn trong giai đoạn này.
Quán cà phê – địa chỉ quen thuộc của các tín đồ làm việc từ xa. Sức hấp dẫn của miếng đào thơm phức, quả vải ngon lành, đôi khi kèm thêm đồ ăn khô nữa dễ khiến nhiều người lại cầm lên và bỏ ngay vào miệng. Nhưng mọi người nên cẩn thận vì một sơ ý có thể khiến đời “đắng hơn ly cà phê”.
Nếu “không thể cùng nhau suốt kiếp” thì cũng không nên khóc thâu đêm suốt sáng, quên ăn quên ngủ. “Chia tay thì được mà bỏ rửa tay, quên tăng cường sức đề kháng thì đừng”, chia sẻ từ bạn Bích Trâm TP HCM.
Không chỉ Covid-19, nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cũng lây lan qua việc ăn chung chén, uống nước chung ly, điển hình như virus HP gây bệnh dạ dày.
Nếu đi ra ngoài có 30 phút mà liên tục phải hắt xì hơi, bạn nên mau đeo khẩu trang và theo dõi sức khỏe.
Nguy cơ sức khỏe khi vừa chạy bộ vừa đeo khẩu trang
Giới chuyên gia y tế cảnh báo các nguy hại đối với sức khỏe khi bạn vừa chạy bộ vừa đeo khẩu trang.
Người dân thế giới đang thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho bản thân trước dịch Covid-19. Cùng với các biện pháp giãn cách xã hội, một số nước bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Tuy nhiên giới chuyên gia y tế cảnh báo các nguy hại đối với sức khỏe khi bạn vừa chạy bộ vừa đeo khẩu trang.
Theo các chuyên gia y tế, không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục.
Suýt hỏng phổi vì vừa chạy bộ vừa đeo khẩu trang
Một người đàn ông 26 tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc đã phải nhập viện với các triệu chứng đau ngực sau khi vừa chạy bộ vừa đeo khẩu trang. Mặc dù cảm thấy khó thở khi vừa chạy vừa đeo khẩu trang, người này đã bỏ qua các dấu hiệu và tiếp tục chạy. Để bù đắp khoảng thời gian ngồi nhà do phong tỏa, anh ta cũng cố gắng hết sức để chạy quãng đường 6km thay vì 3km. Sau khi về nhà, các triệu chứng đau ngực gia tăng buộc anh phải nhập viện. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết, phổi của người đàn ông này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tập luyện cường độ cao trong khi đeo khẩu trang.
Rủi ro khi vừa tập vừa đeo khẩu trang
Theo các chuyên gia y tế, trong khi tập thể dục, chúng ta phải hít thở không khí nhiều hơn và phổi phải làm việc nhiều hơn. Khẩu trang làm hạn chế luồng không khí vào phổi, khiến bạn cảm thấy khó thở và mệt mỏi. Khẩu trang cũng dễ bị ướt do mồ hôi khi đeo trong thời gian dài, tạo cảm giác khó chịu.
Dịch Covid-19 có thể khiến bạn lo lắng về sức khỏe của mình và cảm thấy không an tâm khi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đây là một vài điều cần lưu ý:
- Nếu bạn đang mắc một số bệnh lý như hen suyễn hoặc bệnh tim, không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục.
- Đừng quá gắng sức khi tập thể dục. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hãy dừng lại.
- Khi bạn đang tập thể dục ngoài trời, bạn không cần phải đeo khẩu trang nếu đảm bảo chuẩn giãn cách xã hội. Điều đó có nghĩa là khi bạn đang chạy hoặc chạy bộ trong công viên, hãy chắc chắn rằng vị trí của bạn cách người khác đúng quy định. Nếu bạn duy trì khoảng cách thích hợp, nguy cơ bị mắc Covid-19 sẽ ít hơn./.
Rối loạn tiêu hóa mùa hè, phòng tránh thế nào? Thời tiết chuyển sang mùa hè, nóng nực, khó chịu, xen mưa và không khí nóng ẩm. Khoảng thời gian này dễ gây ra các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè. Vậy phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bằng cách nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 1. Các rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp 1.1. Nhiễm...