Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bỏ ăn sáng thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần theo thời gian.
Dưới đây là những tác hại của việc bỏ ăn sáng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bỏ ăn sáng thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần theo thời gian. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Không tốt cho tim của bạn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA, những người đàn ông bỏ bữa sáng có nguy cơ bị đau tim cao hơn khoảng 27% so với những người ăn sáng.
Những người tránh ăn sáng cũng được biết là có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn, dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Mặt khác, điều này khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn
Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra mối tương quan giữa thói quen ăn uống và sức khỏe. 46.289 phụ nữ đã tham gia vào nghiên cứu được tiến hành trong khoảng sáu năm. Kết quả cho thấy những phụ nữ có thói quen bỏ ăn sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những phụ nữ ăn sáng hàng ngày.
Bỏ ăn sáng có thể ảnh hưởng đến các gen liên quan đến đồng hồ sinh học và quá trình trao đổi chất và dẫn đến tăng lượng đường sau bữa ăn. Thậm chí, những phụ nữ đi làm bỏ ăn sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 54%.
Có thể gây tăng cân
Video đang HOT
Theo các nghiên cứu, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ tăng cân cao hơn, hoàn toàn trái ngược với mục tiêu giảm cân.
Bỏ ăn sáng sẽ làm tăng cơn thèm đồ ăn ngọt và béo. Thêm vào đó, vì cơn đói của bạn sẽ khá dữ dội, nên bạn sẽ ăn ngấu nghiến bất cứ thứ gì bạn bắt gặp trong ngày. Điều này dẫn đến việc ăn quá nhiều vào cuối ngày và tăng cân.
Tác động tiêu cực đến tâm trạng và mức năng lượng
Việc bỏ ăn sáng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng lượng và tâm trạng. Nghiên cứu cho thấy những người không được ăn sáng có kỹ năng ghi nhớ kém nhất và mức độ mệt mỏi cao nhất.
Nguy cơ ung thư
Bỏ ăn sáng có thể khiến bạn tăng cân và béo phì, từ đó tăng nguy cơ mắc các loại ung thư.
Ảnh hưởng đến chức năng nhận thức
Việc bỏ ăn sáng có thể khiến khả năng tập trung giảm sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập và làm việc.
Có thể gây ra chứng đau nửa đầu
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.
Gây rụng tóc
Một bữa ăn có hàm lượng protein thấp có thể ảnh hưởng đến mức độ keratin, ngăn cản sự phát triển của tóc và gây ra rụng tóc.
Có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
Những người ăn sáng đầy đủ có mức độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi cao hơn.
Làm tình trạng nôn nao tệ hơn
Bỏ bữa sáng có thể làm tình trạng nôn nao trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm giảm lượng đường.
Có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch
Bỏ ăn sáng sẽ khiến các tế bào miễn dịch giảm xuống, khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn.
Loại rau được các bác sĩ ung thư yêu thích
Các bác sĩ ung thư yêu thích rau họ cải đã được chứng minh có thể làm chậm sự phát triển của ung thư.
Khoai lang cũng có tác dụng ngừa ung thư, tốt cho tim, mắt, não.
Theo các chuyên gia, mỗi người nên ăn khoảng 150-300g rau mỗi ngày. Dù biết mức độ quan trọng của loại thực phẩm này nhưng tỷ lệ người ăn đủ lượng khuyến nghị không cao (ở Mỹ, tỷ lệ là 10%). Chế độ ăn nhiều rau có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Các loại rau họ cải được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Ảnh minh họa: AI
Lý do rau quả có tác dụng ngừa ung thư
Tiến sĩ Anaum Maqsood, chuyên gia về ung thư tiêu hóa và ung thư huyết học tại Houston Methodist (Mỹ), cho biết rau có có nhiều chất chống oxy hóa mang đặc tính bảo vệ ung thư. Theo Parade, các nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe miễn dịch, bao gồm chống lại tình trạng viêm mạn tính (có thể dẫn đến một số loại ung thư).
"Quá trình oxy hóa liên quan đến sự phát triển của ung thư. Các loại thực phẩm như rau cung cấp chất chống oxy hóa là lựa chọn lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư", Tiến sĩ Daniel Landau, bác sĩ chuyên khoa ung thư và huyết học tại Trung tâm Mesothelioma, bổ sung.
Tiến sĩ Donald Barry Boyd, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Ung thư Yale, thông tin, một lý do khác khiến chế độ ăn nhiều rau liên quan đến giảm nguy cơ ung thư vì đây là nguồn chất xơ tốt. Ông nói thêm rằng chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, miễn dịch.
Loại rau ưa thích của bác sĩ ung thư
Hầu hết các loại rau đều có chất chống oxy hóa và chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư khi ăn thường xuyên. Trong đó, một số loại có ưu điểm vượt trội hơn.
Tiến sĩ Maqsood cho biết cô thường xuyên ăn rau họ cải: "Tôi thích ăn bông cải xanh, bí xanh, cải xoăn, rau diếp, cà rốt, dưa chuột và cần tây". Rau họ cải chứa các hóa chất thực vật đã được chứng minh có thể làm chậm sự phát triển của ung thư. Ngoài ra, rau cải dễ dàng kết hợp với các thực phẩm khác cho mọi bữa ăn.
Tiến sĩ Landau thường lén cho bí ngòi và một số loại rau khác vào thức ăn của con. Ngoài ra, ông cũng hay ăn khoai lang: "Khoai lang tương đối dễ chế biến, có thể ngon như khoai tây chiên". Ngoài tác dụng phòng ngừa ung thư, ăn khoai lang thường xuyên tốt cho tim, mắt và não.
Ngoài việc ăn rau, bạn cũng cần những thói quen lành mạnh khác. Tiến sĩ Boyd giải thích: "Những người có chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau trái hữu cơ thường có lối sống lành mạnh, bao gồm mức độ hoạt động thể chất cao hơn, điều này vừa làm giảm nguy cơ ung thư vừa cải thiện kết quả điều trị ung thư".
Vì vậy, việc tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tìm cách hiệu quả để kiểm soát căng thẳng rất quan trọng để phòng ngừa bệnh tật.
Đây là những nguy cơ sức khỏe khi bỏ ăn sáng Việc bỏ ăn sáng sẽ làm rối loạn lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến việc giảm cân và một số nguy cơ sức khỏe khác. Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày của chúng ta - đặc biệt là sau một khoảng thời gian dài ngủ. Ăn sáng lành mạnh là vô cùng quan trọng và không bao giờ được...