Bộ 3 “lá chắn biển” và xu hướng phòng thủ bờ đối hải
Hiện nay, trong tác chiến phòng thủ bờ biển, các nước có bờ biển dài nhưng ngân sách quốc phòng ít ỏi, không đủ để hình thành 3 lớp bảo vệ thường lựa chọn xu hướng phòng thủ tầm xa từ trên bờ.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự NATO, hệ thống phòng thủ bờ biển theo mô hình Nga cực mạnh về các loại tên lửa bờ đối hạm, với nòng cốt là bộ ba “lá chắn biển”. Bộ 3 này bao gồm: Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K51 Rubezh, Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M và Tổ hợp tên lửa bờ đối hải K-300P Bastion.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO gọi là SS-C-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980. Tổ hợp 4K51 được đặt trên các xe mang 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161. KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm tốc độ cận âm P-15 Temit (P-15M, NATO gọi là SS-N-2 Styx). Nó có tầm bắn tối đa 80km, tốc độ 0,9 Mach, bay cách mặt nước 25-50m.
4K51 Rubezh (SS-C-3) phóng tên lửa tốc độ cận âm P-15 Temit (P-15M/SS-N-2 styx)
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 (phiên bản thứ 3 của P-5) được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT ra đời vào cuối thập niên 60 (NATO gọi là SS-C-1 Shaddock) sử dụng tên lửa bờ đối hạm P-5 Pyatyorka (NATO gọi là SS-N-3). P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 20.000 tấn.
2 tổ hợp tên lửa kể trên tuy sản xuất đã lâu nhưng các phiên bản nâng cấp của nó cũng tương đối hiện đại, kết hợp với chiến thuật tác chiến linh hoạt và sự hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tác chiến biển khác, nó vẫn phát huy được uy lực phòng thủ của mình, là đối thủ đáng gờm của mọi loại chiến hạm hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Tên lửa P-35 (SS-N-3B Shaddock) thuộc tổ hợp 4K44B REDUT-M (SS-C-1B Sepal) có tầm bắn tới 450 km
Nòng cốt của hệ thống phòng thủ bờ biển là tổ hợp tên lửa bờ đối hải K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển, với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2) với đa chế độ dẫn bắn. Việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi đã khai hỏa là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương.
Video đang HOT
Thông thường, mỗi tiểu đoàn tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion biên chế một tổ hợp khoảng 36 tên lửa Yakhont, mỗi tổ hợp Bastion sẽ cung cấp khả năng khống chế một vùng diện tích rộng tới 600 km. Thời gian chuyển trạng thái chiến đấu của Bastion chỉ là 5 phút, thời gian chờ giữa mỗi lần bắn của tổ hợp là 2,5 giây.
Biên chế của mỗi tổ hợp Bastion gồm: xe chở đạn tên lửa, xe phóng, xe điều khiển hỏa lực và các xe đảm bảo hậu cần. Hơn nữa, do cùng tiêu chuẩn công nghệ Nga nên tổ hợp Bastion có thể dễ dàng liên kết với tổ hợp 4K51 Rubezh và 4K44B REDUT-M thông qua chia sẻ số liệu và sử dụng trực thăng chỉ thị mục tiêu chung để nâng cao hiệu quả dẫn bắn, kết hợp tạo thành mạng tên lửa phòng thủ bờ đối hạm cực kỳ hiệu quả.
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M
Sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 lá chắn biển
Hiện nay, thế trận tác chiến chống xâm nhập bằng đường biển thường có 3 tuyến. Tuyến 1 là lực lượng ngăn chặn từ xa tức là các tàu tác chiến viễn dương; tuyến 2 là các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa cỡ nhỏ và tuyến 3 là lực lượng phòng thủ bờ đối hải. Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng đủ điều kiện xây dựng đủ 3 tuyến phòng thủ từ xa đến gần.
Các nước có lực lượng hải quân không mạnh, ngân sách quốc phòng ít ỏi thường ưu tiên phát triển kết hợp tuyến thứ 2 và thứ 3, dùng 2 tuyến này để thay thế tuyến thứ 1, thậm chí chỉ xây dựng một tuyến 3 mạnh cũng có thể bao quát được phạm vi của cả 2 lớp trên. Những nước theo theo xu hướng này thường chú trọng phát triển kết hợp các hệ thống tên lửa bờ đối hạm tầm xa, tầm trung và tầm gần, trong đó mô hình bộ 3 lá chắn biển trên của Nga được nhiều nước ưu tiên sử dụng nhất.
Thực tế, trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ thường sử dụng máy bay tàng hình và tên lửa hành trình để tấn công cơ quan đầu não, bộ chỉ huy tác chiến, hệ thống radar cảnh báo sớm và các bệ phóng tên lửa cố định của Iraq, làm tê liệt khả năng chỉ huy, kiểm soát và hệ thống phòng không, mở toang không phận Iraq cho máy bay đồng minh mặc sức tung hoành.
Hệ thống K-300P Bastion
Bài học Iraq đã được các nhà hoạch định quân sự trên thế giới, đặc biệt là người Nga nghiên cứu kỹ lưỡng, không để đối phương có cơ hội đánh phá hệ thống phòng thủ của mình. Tất cả các hệ thống tên lửa đối hạm (cũng như phòng không) thuộc bộ 3 lá chắn biển đều có định hướng thống nhất là: không nhiều nhưng đồng bộ, thiên về chức năng phòng thủ với khả năng đánh chặn từ xa đến gần có khả năng cơ động cao.
Tất cả các hệ thống này cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật nên có thể sử dụng chung số liệu quan sát của radar và hệ thống chỉ thị mục tiêu của trực thăng trinh sát, nên luôn đảm bảo được khả năng khống chế vùng biển ngay cả khi radar của một vài hệ thống bị tê liệt.
Ngay sau khi phóng tên lửa, các tổ hợp lại tiếp tục cơ động đến vị trí tác chiến mới làm tên lửa hành trình của đối phương không thể xác định được mục tiêu. Hơn nữa, các xe điều khiển, xe radar, xe phóng tên lửa có thể hoạt động cách xa nhau, rất thuận lợi để thực hiện phương châm “trang bị phân tán, hỏa lực tập trung”, nếu có bị đánh trúng cũng chỉ thiệt hại 1 phần, không phải là toàn hệ thống nên rất dễ bổ sung, nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu.
Tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont
3 loại tên lửa này có tầm bắn khác nhau, hợp thành 3 lớp phòng thủ từ xa đến gần. Tên lửa P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) thuộc tổ hợp 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) có tầm bắn 450 km lập thành tuyến phòng thủ từ xa, tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont của hệ thống K-300P Bastion có tầm bắn 300km và tốc độ cực nhanh sẽ bắn hạ các chiến hạm có thể vượt qua tuyến 1, lập thành tuyến phòng thủ thứ 2; Tên lửa P-15 Temit (P-15M hay SS-N-2 Styx) của tổ hợp 4K51 Rubezh (SS-C-3) với tầm bắn 80km sẽ tiêu diệt những kẻ còn sống sót qua 2 đòn trời giáng trên mon men vào gần bờ.
Sự bố trí binh lực hợp lý, lấp kín các vùng chết của hỏa lực và điểm giao thoa của các hệ thống tên lửa bờ đối hạm cùng với sự kết hợp hoàn hảo các hệ thống phòng thủ bờ biển này với lực lượng tàu tác chiến mặt nước của lực lượng hải quân là một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo đánh bại mọi cuộc tấn công bằng đường biển của đối phương.
Theo ANTD
Mỹ phát triển tên lửa "khắc tinh của radar phòng không"
Mỹ đã phát triển một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không chuyên dùng để đối phó với các hệ thống tên lửa đất đối không của kẻ địch.
Công ty Raytheon đã bắt tay hợp tác với công ty hệ thống hàng không nguyên tử thông dụng GA-ASI (General Atomics Aeronautical Systems Inc) để chế tạo một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không (MALD) cho các loại UAV RQ-9 Predator và MQ-9 Reaper để nâng cao khả năng tác chiến tự động cho các loại UAV này.
Quý 3 năm 2012 vừa qua, công ty Raytheon đã bàn giao các nguyên mẫu tên lửa tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu cho không quân Mỹ để tiến hành công tác thử nghiệm tác chiến.
Máy bay tấn công không người lái (UCAV) RQ-9 Predator đang phóng tên lửa
Vào tháng 11/2012, bộ phận phát triển dự án đã kết thúc quá trình thử nghiệm mặt đất tại nhà máy thử nghiệm đặt tại thành phố Palmdale, bang California. Dự kiến trong năm 2013 sẽ hoàn tất quá trình tích hợp loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ trên không này trên các UAV.
Loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ này có trọng lượng chưa tới 136 kg, tầm bay xa nhất đạt 925 km, có thể xâm nhập sâu vào hệ thống phòng không tổng hợp (IADS) của địch và tiến hành gây nhiễu các thiết bị radar của các hệ thống tên lửa đất đối không trong phạm vi khu vực phòng không.
Xét về tính chất nhiệm vụ, loại tên lửa này được phân làm 2 kiểu cơ bản là: Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu mục tiêu giả và tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu.
Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu mục tiêu giả phát đi các tín hiệu mô phỏng giống hệt máy bay tác chiến thật để đánh lừa radar của các trận địa tên lửa đất đối không, tạo tình huống giả trên không.
MQ-9 Reaper được phỏng chế từ RQ-9 Predator được trang bị nhiều vũ khí khủng
Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu thì tiến hành các hoạt động gây nhiễu chế áp kiểu áp sát, tấn công trực diện vào tín hiệu radar quan trắc làm tê liệt hệ thống radar, vô hiệu hóa các trận địa phòng không trên mặt đất.
Các loại UAV của Mỹ có thể đồng thời mang và đồng loạt phóng cả 2 loại tên lửa này, một mặt làm giảm hiệu quả quan sát của radar phòng không, mặt khác tung các mục tiêu giả đánh lừa kẻ địch phát động tấn công làm tiêu hao đạn dược, bộc lộ trận địa, tạo điều kiện cho các máy bay có người lái tấn công phá hủy.
Theo ANTD
Mỹ đặt radar phòng thủ tên lửa tại Nhật Ngày 23-2, giới chức quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đã xác nhận sẽ lắp đặt bổ sung hệ thống radar dải tần X tại một căn cứ thuộc Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) ở miền Tây của Nhật Bản, nhằm đối phó trước những mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên. Radar X-band sẽ được lắp đặt tại...