Bloomberg: “Việt Nam chịu tác động ít nhất bởi Covid-19 tại Đông Nam Á”
Việt Nam là nền kinh tế chịu tác động ít nhất bởi đại dịch Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á, trong khi Philipines là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất – theo hãng tin Bloomberg.
Dựa trên dự báo từ nhiều nguồn khác nhau, Bloomberg tính toán và đưa ra con số bình quân cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 2020 của Việt Nam hiện được dự báo đạt 2,8%, giảm 3,9 điểm phần trăm so với thời điểm đầu năm.
Mức độ giảm dự báo tăng trưởng này của Việt Nam ít hơn so với của các nền kinh tế lớn khác tại Đông Nam Á.
Ngoài ra, mức dự báo tăng trưởng 2,8% của kinh tế Việt Nam cũng cao hơn con số 2% dành cho kinh tế Trung Quốc.
Đối với Philippines, tính bình quân, giới chuyên gia dự báo nền kinh tế sẽ suy giảm 8,9% trong năm nay, so với mức dự báo tăng 6,1% vào đầu năm, đồng nghĩa với cú giảm 15 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng – lớn hơn của bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác trong khu vực.
Video đang HOT
Mức độ giảm dự báo tăng trưởng kinh tế 2020 hiện nay so với đầu năm của 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Đơn vị: điểm phần trăm – Nguồn: Bloomberg.
Nước Đông Nam Á có độ giảm dự báo tăng trưởng mạnh thứ nhì và thứ ba là Thái Lan, với cú giảm 10,1 điểm phần trăm, và Malaysia với mức giảm 9,8 điểm phần trăm.
Để vực dậy tăng trưởng trong bối cảnh tiêu dùng yếu và ngân sách chính phủ hạn hẹp do phải ứng phó với những trận bão lớn liên tiếp, Ngân hàng Trung ương Philippines vào tuần trước bất ngờ cắt giảm lãi suất.
Thái Lan đến nay đã kiểm soát được sự lây lan của virus, nhưng ngành du lịch nước này vẫn gần như đóng băng vì các quốc gia khác trên thế giới siết chặt hoạt động đi lại. Cùng với đó, đồng Baht tăng giá đang khiến xuất khẩu của Thái Lan gặp khó khăn.
Diễn biến số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tại 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Đơn vị: ca nhiễm/ ngày- Nguồn: Bloomberg.
Nền kinh tế Thái Lan hiện được dự báo giảm 7,1% trong năm nay – con số bình quân được Bloomberg rút ra dựa trên nhiều nguồn dự báo khác nhau.
Nhà đầu tư tăng tài trợ vốn cho DN vừa và nhỏ qua nền tảng fintech
Gần 60% nhà đầu tư xem việc tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là một kênh đầu tư đáng kể nhằm "kích" tăng trưởng sản xuất kinh doanh của DN trước ảnh hưởng của dịch Covid.
Gần 60% nhà đầu tư nhận định rằng, tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các nền tảng fintech là một kênh đầu tư hấp dẫn
Validus Việt Nam vừa công bố kết quả Khảo sát Nhà đầu tư 2020 lần thứ nhất, được thực hiện với hơn 200 nhà đầu tư Việt Nam trong tháng 10-2020 giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức do đại dịch.
Cuộc khảo sát cho thấy 58,5% các nhà đầu tư tham gia khảo sát nh ận định rằng tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) qua các nền tảng fintech là một kênh đầu tư hấp dẫn.
Đại dịch Covid-19 đã khiến gần 55% số nhà đầu tư tham gia khảo sát có suy nghĩ phải thay đổi chiến lược đầu tư, theo đó gần 80% nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ với các kênh đầu tư thay thế, và 61% cho rằng các khoản đầu tư thay thế có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn cho họ so với các kênh đầu tư truyền thống như cổ phiếu và bất động sản.
Kết quả khảo sát cũng đồng nhất với xu hướng trong khu vực và toàn cầu, theo đó đây sẽ trở thành một kênh tài chính mới và dần dần sẽ thay thế cho các mô hình tài chính hiện tại dành cho các DNVVN, đồng thời sẽ là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng thị trường này trong khu vực
79,5% các nhà đầu tư tham gia khảo sát đã chia sẻ rằng lý do chính cho việc tìm kiếm các cơ hội mới là để đa dạng hóa danh mục đầu tư, trong đó hơn một nửa số nhà đầu tư đã cho rằng Covid-19 đã làm thay đổi chiến lược đầu tư của họ trước mắt và trong thời gian tới.
Swaroop Shah, Giám đốc điều hành của Validus Việt Nam, chia sẻ: "Với những nỗ lực số hóa của Việt Nam trong thời gian gần đây nhằm đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế của đất nước, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ dần tự tin hơn vào việc sử dụng và trải nghiệm các kênh đầu tư mới áp dụng công nghệ kỹ thuật số.
Bên cạnh việc mang lợi nhuận cho nhà đầu tư, tài chính thay thế cho doanh nghiệp cũng được coi là "nhân tố tăng trưởng" cho nền kinh tế trên toàn cầu. Điều này đặc biệt phù hợp với các DNVVN ở Đông Nam Á, nơi mà môi trường cho vay trước đây thông qua ngân hàng ngày càng bị thắt chặt hơn bởi điều kiện kinh tế hiện tại, khiến các DNVVN thiếu nguồn tín dụng cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến sự thiếu hụt vốn cho DNVVN hiện nay lên đến gần 300 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, kênh cho vay thay thế mới đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại Việt Nam, nhờ những sáng tạo trên nền tảng công nghệ của fintech trong khu vực và sự thúc đẩy số hóa của Việt Nam. Một báo cáo eConomy gần đây cho thấy nền kinh tế số hóa của Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng với hai con số, dự kiến đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, và các ứng dụng tài chính tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng mạnh mẽ tới 73%, cao nhất trong khu vực.
Bà Trần Thị Thúy Hà, Giám đốc kinh doanh của Validus Việt Nam, cho biết: "70% các DNVVN Việt Nam không thể tiếp cận các khoản vay từ các nguồn tín dụng truyền thống như các ngân hàng. Tiếp cận nguồn tài chính tín chấp với chi phí hợp lý là chìa khóa để thúc đẩy DNVVN tăng trưởng mạnh mẽ. Chúng tôi tin rằng một mô hình cho vay dựa trên nền tảng công nghệ và mô hình tín dụng linh hoạt sẽ trở thành một kênh tài chính quan trọng tại Việt Nam".
Với nhu cầu tài chính DNVVN tăng mạnh, thị trường cho vay ngang hàng P2P của Việt nam được dự báo đạt 7,8 tỷ USD trong năm nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này khẳng định nhu cầu của các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những nền tảng cho vay đáng tin cậy dựa trên lòng tin, ngay cả khi luật điều chỉnh tại Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thí điểm.
IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,4% vào năm 2020, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Theo Icis.com, mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,4% vào năm 2020, thuộc nhóm cao nhất thế giới nhờ các hành động tài khóa và tiền tệ...