Bloomberg: Trung Quốc tăng cường sức mạnh “cơ bắp”, Mỹ quan ngại vấn đề nội bộ Bắc Kinh

Theo dõi VGT trên

Trang Bloomberg của Mỹ ngày 29/06/2014 đăng tải bài viết có tiêu đề: “Trong khi Trung Quốc tập trung tăng cường sức mạnh cơ bắp thì Obama lại quan ngại về điểm yếu của đối phương” cho biết, trong khi Trung Quốc triển khai nhiều máy bay đọ sức với Nhật, hành xử vô nhân đạo với tàu của Việt Nam trên Biển Đông, phớt lờ phản đối của thế giới… thì điều khiến Obama quan ngại nhất hiện nay chính là sự suy yếu của Bắc Kinh.

Mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hiện nay được cho là đang ở mức thấp nhất trong vòng 24 năm qua. Giữa bối cảnh như vậy, vấn đề nội bộ của Trung Quốc đang ngày càng được quan tâm, chú ý. Trong khi người dân Mỹ đang tỏ ra quan ngại về việc có thể sẽ bị một cường quốc mới nổi vượt mặt thì Tổng thống của họ lại đang lo lắng về sự bất ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tổng thống Obama trong một cuộc phỏng vấn cách đây không lâu cho biết, nhìn từ nhiều phương diện, nếu Trung Quốc bắt đầu suy yếu, như vậy đối với Mỹ là một vấn đề lớn về an ninh quốc gia.

Bloomberg: Trung Quốc tăng cường sức mạnh cơ bắp, Mỹ quan ngại vấn đề nội bộ Bắc Kinh - Hình 1

Du khách đi bộ trong nhà ga xe lửa Nam Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg)

Không ai mong đợi điều như vậy xảy ra, tuy nhiên Bắc Kinh thực sự đang đối mặt với nhiều vấn đề dễ dàng dẫn đến bất ổn. Sau hơn 30 năm phát triển, thu nhập bình quân của người Trung Quốc đã tăng gấp 17 lần so với năm 1978, nhưng các rủi ro cũng theo đó tăng lên. Kenneth Liebertha – chuyên trách các vấn đề Châu Á thời Tổng thống Clinton cho biết: “Trung Quốc đang trải qua một sự chuyển đổi lớn trong quá trình xây dựng xã hội hiện đại hóa, nhưng mỗi trường hợp đều phát sinh bất ổn xã hội. Mỗi một điều họ thực hiện, tốc độ, quy mô và phạm vi chuyển đổi đều chưa có quốc gia nào thử nghiệm qua”.

Kết quả như thế nào thì đều ảnh hưởng đến Mỹ. Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với gần 1.300 tỷ USD trái phiếu trong tay. Năm 2013, thương mại hai chiều Trung Quốc – Mỹ đạt 562 tỷ USD, tăng 38% so với 5 năm trước. Liebertha nói, trong trường hợp tiêu cực như vậy, nếu phát sinh sự bất ổn lớn có thể sẽ dẫn đến làn sóng người tỵ nạn, thậm chí là mối đe dọa đối với sự kiểm soát khoảng 250 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, ông nói: “Đây không phải là điều mà Mỹ mong muốn ở tương lai”.

Nhân viên cấp cao của Trung tâm An ninh Mỹ – Ratner cho biết: “Mỹ rất mong muốn hỗ trợ cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Mỹ sẽ không làm tổn hại đến các hoạt động kinh tế và chính trị ổn định của Trung Quốc, một phần là vì làm như vậy sẽ không có lợi cho lợi ích của chính Mỹ”.

Đối thoại Mỹ – Trung

Mức độ hợp tác của hai nước sẽ được thể hiện trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế được tổ chức trong hai ngày 09-10/07/2014. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew và Ngoại trưởng John Kerry cũng Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì sẽ là đồng chủ tịch.

Ngay thời điểm các quan chức Mỹ đến Bắc Kinh tham dự cuộc đối thoại, Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với các thách thức do công cuộc hiện đại hóa “lộn xộn” của mình gây ra. Mỗi tháng, tại Trung Quốc, có hơn 1 triệu người di cư từ các vùng công thôn đến các thành phố, để lại mọi thứ thân thuộc vì một tương lai không hề chắc chắn.

Từ năm 2004, số người sinh sống tại các đô thị của Trung Quốc đã tăng thêm 200 triệu người, tương đương dân số của Brazil, và chính phủ nước này còn lên kế hoạch đưa thêm nhiều người đến thành phố hơn nữa. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có 1 tỷ cư dân thành phố, tăng lên từ con số 730 triệu người hiện nay, theo Ngân hàng Thế giới.

Thỏa thuận ngầm

Lieberthal nhận định, trong khi việc di chuyển từ các khu vực nông thôn đến thành thị khiến thu thập tăng lên, nó lại tạo nên sự mất ổn định và xa lánh về mặt xã hội.

Kể từ cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1898, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã duy trì ổn định xã hội với sự tăng trưởng kinh tế và chế độ độc tài. Nền tảng của trật tự xã hội là một sự thỏa thuận ngầm: Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì quyền lực độc quyền và đổi lại sẽ đưa tới mức sống tốt hơn.

Thỏa thuận này đang gặp áp lực. Các tác động về môi trường – tình trạng ô nhiễm không khí mà một cố vấn chính phủ từng nhận định là “không thể chịu đựng được” cùng với tình trạng thiếu nước – đã làm xói mòn quan niệm rằng cuộc sống đang được cải thiện. Vào tháng 05/2014, tại thành phố Hàng Châu, 60 người đã bị bắt sau khi các cuộc biểu tình phản đối đề xuất xây dựng một lò đốt rác biến thành cuộc ẩu đả với cảnh sát và các xe hơi riêng bị lật ngược theo tờ Nhân dân Nhật Báo.

Chính phủ Trung Quốc đang tham gia vào một quá trình chuyển đổi sang một mô hình kinh tế khác, yêu cầu quá trình thay đổi lối sống chậm hơn, tăng trưởng bền vững hơn so với con số trung bình 10% hàng năm từ năm 2005 – 2011.

Video đang HOT

Bloomberg: Trung Quốc tăng cường sức mạnh cơ bắp, Mỹ quan ngại vấn đề nội bộ Bắc Kinh - Hình 2

Ngành bất động sản TQ mà Societe Generale SA cho rằng đó là nỗi rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế TQ hiện đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa trong bối cảnh giá cả đang giảm (nhiều chuyên gia gọi đây là bong bóng bất động sản)

Làm chậm quá trình tăng trưởng

“Phần lớn sự ổn định tại Trung Quốc phụ thuộc vào sự tăng trưởng, vì vậy cơ sở hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc khá hẹp”, Yasheng Huang, người sáng lập China Lab tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định, “Có thể sự bất ổn sẽ gia tăng đáng kể khi tăng trưởng chậm lại”.

Trong quý một, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cả năm của Trung Quốc đã giảm xuống còn 7,4% và đến năm 2026 con số này chỉ còn 5%, theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hội đồng Nhà nước và Ngân hàng Thế giới. Điều xảy đến sau sự phát triển kéo dài ba thập kỷ: khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc lớn hơn Mỹ, theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Michigan.

Các cải cách kinh tế nhằm mục đích trao cho các lực lượng thị trường một vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực sẽ khiến các cá nhân và tổ chức hưởng lợi từ hệ thống hiện tại gặp bất lợi. Việc cho phép giá lao động, vốn và năng lượng tăng lên có thể “thách thức cam kết về quá trình cải cách của các nhà lãnh đạo cấp cao”, Barry Naughton, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học California, San Diego, nhận định.

Sự phụ thuộc tín dụng

Nhiệm vụ trở nên phức tạp do sự cần thiết phải xóa bỏ sự phụ thuộc về tín dụng của nền kinh tế. Theo một báo cáo ngày 12/06/2014 của Ngân hàng Standard Chartered từ khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ của Trung Quốc đã tăng lên tới 245% tổng sản phẩm quốc nội.

Các lãnh đạo của Trung Quốc có những mối lo lắng riêng của họ. Tập Cận Bình đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các quan chức quân đội và quan chức đảng cấp cao, có thể là cuộc đàn áp lớn nhất trong lịch sử.

Nạn nhân mới nhất của cuộc thanh trừng nạn tham nhũng là ông Lưu Thiết Nam, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Cụ thể, các công tố viên cho biết ông Lưu sẽ bị kết tội nhận hối lộ. Ông Lưu, 59 tuổi, đã thừa nhận cáo buộc của các công tố viên là “đã nhận khoản tiền hối lộ rất lớn”.

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quản lý để đưa một đất nước với 1,3 tỷ dân phát triển từ tình trạng thiếu thốn đến thịnh vượng. Martin Whyte, một nhà xã hội học tại Đại học Harvard, đã so sánh số liệu khảo sát về thái độ của người Trung Quốc vào năm 2009 và 2004 và không tìm thấy bằng chứng nào về cái mà ông gọi là quan điểm “núi lửa xã hội”.

Gạt bỏ Mỹ

“Thái độ chấp nhận sự bất bình đẳng hiện nay vẫn còn phổ biến mặc cho khoảng cách thu nhập tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên”, ông kết luận.

Sự giàu có của Trung Quốc đã chuyển sang vị thế quân sự mạnh mẽ hơn và hung hăng hơn. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay sát các máy bay giám sát của Nhật Bản trên khu vực các quần đảo đang tranh chấp tại Biển Hoa Đông trong khi các tàu hải quân Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông.

Đầu tháng 06/2014, Trung Quốc đã sôi sục tại một hội nghị an ninh khu vực tại Singapore. Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã cảnh báo các đồng minh của Mỹ ở Châu Á không nên mong chờ vào sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Giải quyết các mối nghi ngờ

Thay vì chỉ ra mối quan tâm chính đối với sự ổn định của Trung Quốc, các nhận định của Tổng thống Obama có thể phản ánh một nỗ lực nhằm giải quyết các nghi ngờ của lãnh đạo Trung Quốc về quyết định chú ý hơn đến Châu Á của tổng thống, theo Andrew Nathan, chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Columbia tại New York.

Các lãnh đạo Trung Quốc xem kế hoạch “tái cân bằng” của Obama là dấu hiệu cho thấy ông muốn ngăn chặn sự xuất hiện của một siêu cường quốc đối thủ. Bằng cách nhấn mạnh nguyên tắc của Mỹ đối với một Trung Quốc thống nhất và thịnh vượng, Obama có thể cố gắng giảm bớt các lo lắng như vậy.

Các lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy điểm yếu của họ. Mặc dù chính phủ đã ngưng phát hành báo cáo biểu tình chính thức từ năm 2005, rõ ràng tình trạng mất trật tự vẫn xảy ra hằng ngày. Sun Liping, giáo sư tại Đại học Tsinghua, ước tính đã có khoảng 180.000 cuộc biểu tình, đình công, bạo động và “hàng loạt sự cố” vào năm 2010, tăng gấp hai lần so với năm 2006.

“Họ phải đối mặt với các thách thức trật tự xã hội rất nghiêm trọng”, Murray Scot Tanner, nhà khoa học cấp cao tại Bộ phận Nghiên cứu Trung Quốc thuộc CNA Corp., một nhóm nghiên cứu tại Arlington, Virginia, nhận định. “Và một vài vấn đề trong số đó đang ngày càng trở nên nghiêm trọng”.

Thanh Vân (dịch theo Bloomberg)

Theo NTD

Chuyên gia: Đã đến lúc Mỹ hết trung lập ở Biển Đông

Nếu Mỹ không có công cụ răn đe hiệu quả, TQ sẽ càng lấn tới và sẵn sàng gây xung đột ở Biển Đông.

Ngày 30/6, Trung tâm Lợi ích Quốc gia (National Interest) có trụ sở ở Mỹ đã tổ chức cuộc tọa đàm bàn về tình hình đang ngày càng căng thẳng trên Biển Đông với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về an ninh và tình hình châu Á.

Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia cho rằng cách Trung Quốc nhìn nhận về bản thân và vai trò của mình trong khu vực đã thay đổi một cách căn bản trong 2 thập kỷ qua, và cách nhìn nhận này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách hành xử của họ đối với các nước láng giềng.

Chuyên gia Dan Blumenthal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Mỹ cho rằng những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây rất giống với những gì Mỹ đã làm trong cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi Mỹ tìm cách áp đặt quyền bá chủ trên biển Caribbea và Nam Mỹ.

Chuyên gia: Đã đến lúc Mỹ hết trung lập ở Biển Đông - Hình 1

Trung Quốc đang muốn áp đặt quyền lực để biến Biển Đông thành ao nhà

Theo chuyên gia Abraham Denmark, Phó Chủ tịch Cục Nghiên cứu châu Á Quốc gia, Trung Quốc đang tự coi mình là cường quốc đang lên, không còn là một "bệnh phu châu Á" nữa, và họ đang có ảnh hưởng ngày càng tăng với các quốc gia láng giềng. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc tin rằng họ sẽ giành chiến thắng trong bất cứ cấp độ leo thang xung đột nào trong khu vực.

Với quan niệm kiểu "bá quyền" đó, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường sức mạnh trong các tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, nâng cao khả năng dùng lực lượng quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố đó, và tiếp cận với các nguồn tài nguyên dưới đáy biển, dù chưa biết lợi ích kinh tế của nó đến đâu.

Theo ông Denmark, mặc dù trong nội bộ Trung Quốc có nhiều người không muốn sử dụng các biện pháp hung hăng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, song ý kiến của họ đều bị các nhân vật diều hâu trong quân đội nước này gạt sang một bên.

Ngoài ra, một lý do nữa khiến Trung Quốc ngày càng hung hăng, ngang ngược hơn trên Biển Đông là do những báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, khiến người Trung Quốc nghĩ rằng mình mạnh hơn thực tế. Khi một quốc gia cho rằng mình mạnh hơn thực tế, họ sẽ có nguy cơ sa vào xung đột nhiều hơn.

Chuyên gia: Đã đến lúc Mỹ hết trung lập ở Biển Đông - Hình 2

Ông Abraham Denmark (giữa) thảo luận tình hình Biển Đông cùng các chuyên gia khác

Theo quan sát của ông Denmark, những diễn biến quan trọng trong xã hội và chính phủ Trung Quốc đều có liên hệ chặt chẽ với cách hành xử ngày càng hung hăng hơn của nước này trên Biển Đông và các khu vực khác.

Chuyên gia này lý giải rằng các lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại có thể sẽ gây ra bất ổn trong xã hội, đe dọa đến quyền lực của họ. Bởi vậy, họ phải tìm cách khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong xã hội để người dân quên đi các vấn đề bất ổn về kinh tế.

Trước cách hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, các chuyên gia nhất trí rằng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ cần phải có công cụ răn đe hiệu quả để ngăn chặn xung đột trong khu vực.

Chuyên gia Blumenthal cho rằng đã đến lúc Mỹ phải từ bỏ "lối tư duy trung lập" trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và áp dụng các phương thức theo luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp này.

Chuyên gia Denmark nhất trí rằng việc phân xử qua tòa án trọng tài quốc tế là cách thức hợp pháp duy nhất để giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh: "Mỗi lần tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bị coi là bất hợp pháp, nước này lại càng mất đi vị thế ngoại giao của mình trên trường quốc tế, đặc biệt là đối với Mỹ."

Theo các chuyên gia, Mỹ cần phải thực thi chính sách khôi phục hiện trạng trên Biển Đông, và không loại trừ việc hộ tống các đoàn tàu cá của Việt Nam quay trở lại hoạt động trên ngư trường truyền thống của mình trước mối đe dọa đến từ Trung Quốc.

Chuyên gia: Đã đến lúc Mỹ hết trung lập ở Biển Đông - Hình 3

Các tàu bán vũ trang của Trung Quốc đang đe dọa hiện trạng trên Biển Đông

Ông Blumenthal nhấn mạnh rằng nếu Mỹ không tận dụng cơ hội này để tạo ra một cấu trúc đồng minh mới ở châu Á, họ sẽ không bao giờ còn cơ hội thứ hai. Ông Denmark cũng chia sẻ quan điểm này khi nói rằng sự cân bằng quyền lực không phải là thứ tự nhiên mà có.

Theo ông Denmark, Washington cần phải đảm bảo với các đồng minh trong khu vực rằng Mỹ sẽ hậu thuẫn họ trong trường hợp nổ ra khủng hoảng hoặc xung đột. Chính việc các nước trong khu vực mạnh mẽ lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc đang tạo ra cơ hội cho Mỹ.

Một trong những giải pháp cho vấn đề này, chuyên gia Denmark nhấn mạnh, là phối hợp năng lực tình báo, trinh sát, do thám của Mỹ với các đồng minh ở châu Á trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền trước các động thái xâm lấn, thay đổi hiện trạng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là Mỹ cần phải có một công cụ răn đe hữu hiệu để kiềm chế các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, và đây cũng là vấn đề được các chuyên gia bàn bạc rất kỹ trong buổi tọa đàm.

Ông Denmark nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang áp dụng những thủ đoạn tinh vi để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, chẳng hạn như sử dụng các lực lượng dân sự, bán vũ trang kết hợp với tàu cá ngụy trang để lấn biển.

Theo ông, để ngăn chặn những thủ đoạn này của Trung Quốc, Mỹ cần phải đứng ra xây dựng một liên minh cảnh sát biển nhằm "phản công" một cách tương xứng với các tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền nước khác, dù cách làm này có tốn kém đến đâu đi chăng nữa.

Theo Khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?
16:55:54 09/11/2024
Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
22:55:54 09/11/2024
Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump
06:07:16 09/11/2024
Nguy cơ hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào Đông Nam Á khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
19:27:31 09/11/2024
Lý do Trung Á ít quan tâm tới chiến thắng của ông Trump
14:46:15 10/11/2024
Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump
17:28:19 09/11/2024
Bà Nancy Pelosi trách Tổng thống Biden rút lui trễ
17:40:02 09/11/2024
Ông Trump đã định hình chính sách về Ukraine
20:58:47 09/11/2024

Tin đang nóng

Chi Dân và Andrea bị điều tra vì nghi liên quan ma túy
17:49:39 10/11/2024
Kết luận giám định chữ ký trong vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
22:01:58 10/11/2024
Nhóm nghệ sĩ nổi tiếng showbiz Việt chung tiền mua biệt thự ở nước ngoài để tận hưởng
18:07:36 10/11/2024
Trúc Nhân ngã "sấp mặt", bị nói "không ra gì"
20:28:06 10/11/2024
Quang Linh Vlogs tự tay "hủy hoại hình tượng", hơn 2 triệu người bất ngờ
20:10:45 10/11/2024
"Búp bê cổ trang" đẹp nhất màn ảnh lộ bằng chứng chung sống với Vương Hạc Đệ?
19:44:21 10/11/2024
Lan Ngọc bị netizen kém duyên réo tên trong ồn ào chấn động của Chi Dân
18:12:39 10/11/2024
Hoa hậu Lương Thùy Linh học tiến sĩ ở tuổi 24
22:05:14 10/11/2024

Tin mới nhất

3 loại dầu ăn 'cực hại sức khỏe', nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay

20:33:59 10/11/2024
Nhiều cơ sở sản xuất dầu tự chiết xuất nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc thường sử dụng các thiết bị cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng dầu bị lẫn tạp chất, cặn bã, thậm chí là nấm mốc và aflatoxin.

Dự trữ vàng của Nga đạt mức cao kỷ lục mới

16:45:55 10/11/2024
Về giá vàng tại Nga, mặt hàng này đã chịu biến động mạnh trước những thay đổi địa chính trị trên thế giới. Giá vàng tăng khoảng 4% trong tháng 10 với đỉnh điểm có lúc lên tới mức giá kỷ lục là 2.800 USD/ounce.

Cháy rừng bất thường ở New York

16:26:06 10/11/2024
Đám cháy bùng phát từ cuối ngày 8/11 theo giờ địa phương, ảnh hưởng tới gần 1 ha khu đồng cỏ nổi tiếng Nethermead thuộc công viên Prospect.

Liệu luật cấm có ngăn Mỹ rút khỏi NATO dưới thời ông Trump cầm quyền?

16:20:12 10/11/2024
Do đó, chuyên gia Anderson cho rằng để tăng cường sức mạnh của luật, Quốc hội Mỹ có thể cần thêm vào các điều khoản rõ ràng cho phép kiện tụng trong trường hợp tổng thống phớt lờ luật.

Israel khẳng định nỗ lực viện trợ ở Gaza

16:18:16 10/11/2024
Hiện Mỹ đang phối hợp với Israel, Liên hợp quốc và các đối tác khác để tìm kiếm giải pháp phân phát hàng viện trợ hiệu quả. Ngoài ra, Mỹ cũng đặt thời hạn vài ngày cho Israel thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình nhân đạo ở...

EU cam kết duy trì viện trợ cho Ukraine

15:50:45 10/11/2024
Theo số liệu của Viện Kiel (Đức), châu Âu đã chi khoảng 125 tỷ USD hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Trong khi đó, một mình Mỹ chi hơn 90 tỷ USD.

Serbia gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga

15:30:12 10/11/2024
Thỏa thuận ban đầu được ký vào tháng 5/2022, ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Điều đáng chú ý là Moskva đã đồng ý ký kết với những điều kiện có lợi cho Belgrade, trong khi lại cắt nguồn cung cho Phần Lan, Ba Lan và Bulgaria.

Israel nới lỏng khuyến cáo an toàn ở miền Bắc

15:28:36 10/11/2024
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh quân đội Israel vẫn đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Liban, trong khi lực lượng Hezbollah cũng cho biết đã bắn rocket và tên lửa nhằm vào khu vực miền Bắc Israel.

Iran kêu gọi ông Trump thay đổi chính sách 'sức ép tối đa'

15:26:45 10/11/2024
Ông Trump phải chứng minh rằng ông không theo đuổi những chính sách sai lầm trong quá khứ , Phó Tổng thống Iran phụ trách các vấn đề chiến lược, Mohammad Javad Zarif, nói với các phóng viên.

Giải pháp xử lý rác thải ở quốc gia châu Á đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhựa

15:26:03 10/11/2024
"Cách duy nhất để tăng tỷ lệ tái chế là tăng cường phân loại tại nguồn để vật liệu có thể được thu gom theo cách phân loại và có thể đến đúng cơ sở xử lý, thay vì đến bãi rác và đại dương", ông Nainani nói.

Dự báo biện pháp đối phó với Mỹ của Trung Quốc khi ông Trump trở lại

15:21:59 10/11/2024
Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi nỗ lực để tự chủ hơn về công nghệ, đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển các loại chip hàng đầu của riêng mình. Và nước này đã tiếp tục xây dựng quân đội của mình.

Ukraine tìm thấy linh kiện phương Tây trong vũ khí của Nga

15:06:05 10/11/2024
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) cho biết, việc phân tích chiếc UAV S-70 bị bắn hạ vào tháng 10 vừa qua đã chỉ ra sự hiện diện của các linh kiện được sản xuất bởi các công ty ở Mỹ và châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 11/11/2024: Song Tử và Bảo Bình có vận may tốt

Trắc nghiệm

23:24:45 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 11/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Xếp hạng may mắn nhất: Cung Song Tử và Bảo Bình - 9/10

Andrea Aybar trước khi bị nghi sử dụng ma túy: Sự nghiệp le lói, ồn ào đời tư

Sao việt

23:01:26 10/11/2024
Trước khi bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy, người mẫu Andrea Aybar liên tiếp vướng ồn ào, tai tiếng trong đời tư lẫn sự nghiệp.

'Bom sex' Mạc Tiểu Kỳ: Sở hữu 2 bằng thạc sĩ, không ngại khoe thân đóng phim

Sao châu á

22:44:50 10/11/2024
Bom sex Mạc Tiểu Kỳ sở hữu thành tích học tập nổi trội với 2 tấm bằng thạc sĩ. Dù vậy, cô theo đuổi phong cách khoe thân, nổi loạn khi hoạt động showbiz.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Điện ảnh chưa làm khán giả yêu lịch sử Việt"

Hậu trường phim

22:32:50 10/11/2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn nói tại hội thảo: Các nhà làm phim có một nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử. Chúng ta còn hạn chế trong nghệ thuật, tư duy và quản lý .

Hà Anh Tuấn: "Thời chung trường, tôi không nghĩ Uyên Linh sẽ thành ca sĩ"

Nhạc việt

22:29:49 10/11/2024
Đêm nhạc The Vocalist của Uyên Linh diễn ra tại Nhà hát Hòa bình (TPHCM), thu hút 2.000 khán giả tham dự. Đây là dự án âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay của nữ ca sĩ, nhân dịp kỷ niệm 14 năm ca hát.

Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của mỹ nhân 4 con Gal Gadot

Sao âu mỹ

21:57:15 10/11/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ bức ảnh gia đình ngọt ngào cùng chồng và 4 con gái. Ở tuổi 39, mỹ nhân gốc Israel tự hào khi vừa có hạnh phúc viên mãn và sự nghiệp lẫy lừng tại Hollywood.

Harrison Ford đối đầu Anthony Mackie trong 'Captain America: Brave New World'

Phim âu mỹ

21:52:03 10/11/2024
Hãng Marvel vừa tung ra trailer thứ 2 của bom tấn Captain America: Brave New World hé lộ thân phận của nhiều nhân vật, đặc biệt là phản diện mới - Red Hulk do tài tử Harrison Ford thủ vai.

Rap Việt lại gây ồn ào vì hát nhiều hơn rap, lộ chuyện thiên vị rapper nữ?

Tv show

21:10:52 10/11/2024
Việc Shayda tiến thẳng vào vòng trong trong khi YP - người đã thực hiện đúng yêu cầu bài thi lại phải dừng chân khiến cư dân mạng dậy sóng.

Bận rộn thi Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thủy không quên làm điều này để da dẻ luôn căng mịn

Làm đẹp

21:03:33 10/11/2024
Gương mặt hồng hào, căng bóng sẽ giúp Thanh Thủy tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc, từ những buổi họp báo đến những sự kiện quan trọng.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Sức khỏe

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

Nữ thần tượng Gen Z nhận 6 đề cử Grammy 2025, sánh ngang với Taylor Swift

Nhạc quốc tế

20:24:02 10/11/2024
Được coi là hiện tượng nổi bật nhất mùa hè năm 2024 cùng bản hit Espresso, Sabrina Carpenter trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá của Lễ trao giải Grammy 2025.