Bloomberg: Ông Trump ghét TikTok không phải do Trung Quốc
Cùng đề xuất cấm Tiktok nhưng động lực của ông Trump hoàn toàn không liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia hay dữ liệu người dùng như của Ngoại trưởng Mỹ – ông Mike Pompeo.
Ông Trump đề xuất cấm TikTok sau khi Ngoại trưởng Mỹ – ông Mike Pompeo tuyên bố với Fox News rằng chính quyền đang xem xét TikTok vì các vấn đề bảo mật, an ninh quốc gia trước nguy cơ chịu sự giám sát của Trung Quốc.
“Chắc chắn rồi, đây là một vấn đề chúng tôi đang nghiêm túc xem xét.” ông Trump khẳng định khi được hỏi về nhận xét của ông Pompeo, theo Bloomberg.
“Đây rõ ràng là một doanh nghiệp lớn,” ông Trump nói.
“Hãy nhìn xem, những gì đã xảy ra với Trung Quốc vì loại virus này, những gì họ đã gây ra cho đất nước này và toàn thế giới là điều đáng xấu hổ”, ông cũng cho rằng cấm TikTok là “một trong nhiều lựa chọn” mà ông đang cân nhắc để trừng phạt Trung Quốc về virus corona.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Bloomberg, lý do thực sự để ông Trump không ưa Tiktok chính là một “sự cố” hồi tháng 6. Cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump tại Tulsa, Oklahoma đã vỡ kế hoạch theo cách không ai ngờ đến.
Khi đó, những người trẻ thế hệ Z, thông qua ứng dụng TikTok, đã vận động bạn bè, người thân tham gia sự kiện nhưng không đến dự để “chơi khăm” ông Trump. Kết quả, sự kiện 19.000 chỗ ngồi không thể lấp đầy 1/3 số ghế.
Hồi tháng 3 vừa qua, ông Trump đã phản biện gọi virus corona là “virus Trung Quốc” để đáp lại lời buộc tội từ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng quân đội Mỹ đã mang virus này đến Vũ Hán.
Trump cân nhắc cấm TikTok chưa hẳn vì lợi ích của người dùng Mỹ khi họ đang không đứng về phía ông.
Hội trường thưa thớt trong sự kiện vận động tranh cử của ông Trump ở Tulsa, Oklahoma gây chú ý giới truyền thông. Nguyên nhân đến từ những người trẻ dùng TikTok.
Sự biện minh của ông Trump khác với lo lắng của ông Pompeo, người đã nói với Fox News rằng vấn đề ở đây là liệu TikTok có đang trao dữ liệu riêng tư của người dùng cho chính phủ Trung Quốc hay không.
Trong tháng 5, TikTok đã ra sức chiêu mộ ông Kevin Mayer, Giám đốc điều hành phát trực tuyến của Disney vào hành ngũ lãnh đạo nhằm trấn an các nhà lập pháp và người tiêu dùng Mỹ, tránh suy nghĩ “TikTok được vận hành bởi người Trung Quốc”.
Vào ngày 30/6, TikTok đã bị cấm ở Ấn Độ cùng với 58 ứng dụng khác của Trung Quốc sau sự leo thang căng thẳng chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau một cuộc giao tranh biên giới vào 2 tuần trước đó.
Ấn Độ siết quản lý việc mua sắm trực tuyến
Ấn Độ sắp đi đến một quyết định mang tính bước ngoặt khi chính thức can thiệp sâu hơn vào cách những gã khổng lồ mua sắm trực tuyến hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của họ.
Ấn Độ sẽ yêu cầu các trang bán lẻ trực tuyến cung cấp mã nguồn và thuật toán website
Kế hoạch mới của Ấn Độ về việc điều chỉnh chặt chẽ quản lý mua sắm trực tuyến có thể giúp nước này biết cách những gã khổng lồ internet đang hoạt động. Bloomberg cho biết họ đã có được một dự thảo chính sách thương mại điện tử bắt buộc truy cập vào các mã nguồn và thuật toán của trang web.
Điều này sẽ giúp ngăn chặn các sai lệch kỹ thuật số gây ra. Nó cũng sẽ giúp xác định trong trường hợp các công ty có xAI (viết tắt của Explainable AI - một thuật ngữ để nói về các hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể mô tả mục đích). Nói cách khác, các trang web sẽ phải cung cấp một số bí mật thương mại của họ dù không phải ra tòa.
Chính sách đề xuất cũng sẽ yêu cầu các công ty chuyển dữ liệu được lưu trữ trong vòng 72 giờ kể từ khi có yêu cầu. Các cửa hàng sẽ phải xác định quốc gia xuất xứ của sản phẩm và Ấn Độ đóng vai trò như thế nào. Sự bảo vệ cho người dùng được thể hiện khi các công ty sẽ phải cung cấp chi tiết liên lạc cho người bán, bao gồm cả các khiếu nại.
Bloomberg nói rằng chính sách dự thảo sẽ được mở để bình luận trực tuyến trước khi chính thức hóa. Biện pháp này nếu được triển khai có thể có nhiều tác động đối với các trang web như Flipkart (của Amazon) và Walmart so với trước đây. Mặc dù có thể cải thiện tính minh bạch trong mua sắm và ngăn chặn lạm dụng, nhưng nó cũng sẽ yêu cầu các công ty cung cấp các phần chính trong chiến lược của họ và có nguy cơ khiến nó bị rò rỉ.
Tuy nhiên, có vẻ các công ty này sẽ khó có sự lựa chọn khi mà Ấn Độ là một thị trường cực lớn. Vì vậy, kịch bản các công ty đi đến quyết định không thỏa thuận và bỏ qua thị trường này là một điều khó xảy ra.
Thời đại 'ai nói gì cũng được' trên Internet chấm dứt từ tuần trước? Tuần qua, trong 48 giờ, những công ty Internet lớn nhất đã ra những quyết định mà chỉ vài tháng trước còn là không tưởng - như một sự 'tức nước vỡ bờ', theo New York Times. Reddit, trang mạng mà lâu nay vốn cho phép mọi người "nói gì cũng được", quyết định cấm hàng nghìn cuộc thảo luận có nội dung...