Bloomberg dự báo lạc quan về chứng khoán Đông Nam Á 2019
Với một số cải thiện của bức nền kinh tế vĩ mô toàn cầu và mức giá cổ phiếu đã giảm xuống mức tương đối rẻ sau năm 2018 đầy biến động, thị trường chứng khoán Đông Nam Á có thể khởi sắc trong năm tới – hãng tin Bloomberg dự báo.
Bloomberg nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường chứng khoán duy nhất ở khu vực Đông Nam Á hút được vốn ngoại trong năm nay.
Ở thời điểm hiện tại, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giãn tiến độ tăng lãi suất, hoặc thậm chí là dừng tăng lãi suất trong năm 2019, đã có tác dụng làm dịu bớt áp lực giảm giá đối với các đồng tiền của Đông Nam Á. Giá dầu giảm xuống thấp cũng là tin tốt đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Sự tiếp tục của những xu hướng này có thể tạo điều kiện cho sự phục hồi của chứng khoán Đông Nam Á năm 2019, sau khi khối ngoại đã rút khoảng 14 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán khu vực trong năm nay.
“Giá cổ phiếu ở hầu hết các thị trường Đông Nam Á đã giảm nhiều, về mức tương đối hấp dẫn”, ông Narongsak Plodmechai, Giám đốc điều hành (CEO) công ty quản lý quỹ tư nhân lớn nhất Thái Lan SCB Asset Management, nhận định. “Chúng tôi lạc quan về triển vọng năm tới”.
Tuy vậy, các nhà dự báo cho rằng thị trường chứng khoán Đông Nam Á vẫn đối mặt một số rủi ro trong năm 2019, trong đó cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một rủi ro lớn. Dù Washington và Bắc Kinh gần đây đã có một vài dấu hiệu cải thiện quan hệ, nhiều chuyên gia cho rằng xung đột giữa hai nước sẽ không sớm kết thúc.
Hệ số giá/thu nhập (P/E) của các thị trường chứng khoán chủ chốt ở Đông Nam Á. Màu đen là mức của 12 tháng hiện tại, màu đỏ là mức trung bình của 3 năm. Đơn vị: lần – Nguồn: Bloomberg.
Video đang HOT
Ngoài ra, Thái Lan và Singapore, hai quốc gia có vốn hóa thị trường chứng khoán lớn nhất khu vực, được dự báo sẽ chứng kiến tăng trưởng giảm tốc đáng kể trong năm tới. Nếu kinh tế Mỹ giảm tốc như dự báo, nhu cầu đối với hàng hóa của các nước Đông Nam Á cũng sẽ giảm theo.
Bloomberg dự báo tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đạt mức tăng 6,6% trong năm 2019, so với mức tăng 6,9% trong năm 2018.
Hãng tin này nhấn mạnh rằng Việt Nam là thị trường chứng khoán duy nhất ở khu vực Đông Nam Á hút được vốn ngoại trong năm nay. Nền kinh tế Việt Nam đang giữ tốc độ tăng trưởng mạnh nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, nhưng giá cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay được đánh giá không phải là quá rẻ.
Ông Bernard Lapointe, trưởng bộ phận nghiên cứu của Chứng khoán Rồng Việt, cho biết ông lạc quan, nhưng không phải là lạc quan nhiều, về chứng khoán Việt Nam năm tới. Ông Lapointe dự báo chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 900-1.000 điểm trong năm tới, so với mức đóng cửa 952,04 điểm phiên ngày thứ Sáu tuần trước.
Ông Michel Tosto, trưởng bộ phận khách hàng tổ chức thuộc Chứng khoán Bản Việt, dự báo VN-Index đạt móc 1.060 điểm trước cuối năm 2019, cao hơn khoảng 11% so với thời điểm hiện nay. Sự ổn định của tiền đồng và mức dự báo tăng trưởng lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu đạt 16%, so với mức tăng trưởng khoảng 19% trong năm nay, sẽ là những nhân tố hỗ trợ thị trường – theo ông Tosto.
4 thị trường chính khác ở khu vực Đông Nam Á mà Bloomberg đưa ra dự báo cho năm 2019 đều được cho là sẽ chứng kiến sự giảm tốc của nền kinh tế trong năm tới.
Trong đó, kinh tế Thái Lan được dự báo tăng 3,9% so với mức tăng 4,2% ước tính đạt được trong năm 2018. Kinh tế Singapore được dự báo tăng 2,8% so với mức 3,3% của năm nay.
Kinh tế Indonesia có khả năng sẽ tăng 5,1% trong năm tới, giảm nhẹ so với mức 5,2% của năm 2018. Kinh tế Malaysia được dự báo giảm tốc về 4,6% so với 4,7% của năm nay.
Riêng chỉ có kinh tế Philippines được dự báo tăng tốc, đạt mức tăng 6,4% trong năm tới, từ 6,3% trong năm nay.
Theo số liệu được Bloomberg đưa ra, 9 tỷ USD vốn ngoại đã chảy ròng khỏi thị trường chứng khoán Thái Lan trong năm 2018. Tuy nhiên, nếu cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 24/2/2019 ở nước này diễn ra suôn sẻ, chứng khoán Thái Lan có thể hồi phục mạnh.
Chứng khoán Singapore được các nhà dự báo nhận định sẽ đạt mức tăng dao động từ 7-18% trong năm tới. Chứng khoán Indonesia được dự báo tăng 10-15%; chứng khoán Indonesia được dự báo tăng khoảng 10%; và chứng khoán Philippines được dự báo tăng 5-10%.
Theo vneconomy.vn
Vì sao chưa nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên 100 triệu đồng?
Theo thống kê, với hạn mức 75 triệu đồng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có khả năng bảo vệ toàn bộ được 87,32% số lượng người gửi tiền.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, một số cử tri Tiền Giang kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Quyết định số 21 năm 2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm theo hướng nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 75 triệu đồng lên 100 triệu đồng. Vì mức bảo hiểm hiện này quá thấp so với số tiền họ gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là từ vài trăm triệu đồng đến vài tỉ đồng.
Trả lời cử tri, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết từ tháng 6-2017, Chính phủ đã có quyết định 21 nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi từ mức 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng. Việc quy định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi được xem xét trên cơ sở năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; thực trạng tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam; quy mô tiền gửi và thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Thống đốc dẫn lại các thông lệ quốc tế và khuyến nghị của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế cho rằng hạn mức chi trả bảo hiểm tiên gưi nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền (bảo vệ toàn bộ 90-95% người gửi tiền) nhưng phải bảo đảm có một tỉ lệ đáng kể giá trị tiền gửi tuân theo kỷ luật thị trường (nghĩa là chịu rủi ro theo biến động thị trường). Do đó, số tiền được bảo hiểm tiền gửi không tính theo tỉ lệ giá trị tiền gửi của người gửi tiền, mà tính theo số tiền cụ thể.
Bảo hiểm tiền gửi hiện đang áp dụng ở mức 75 triệu đồng cho một người gửi tiền tại tổ chức tín dụng. Ảnh: NLĐ
Thống kê của NHNN, với hạn mức 75 triệu đồng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có khả năng bảo vệ toàn bộ được 87,32% số lượng người gửi tiền. Hạn mức này khá gần với khuyến nghị của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế.
Vì sao không nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên 100 triệu đồng? Lý giải của NHNN, để nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm cần phải nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thông qua tăng phí bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh tăng phí bảo hiểm trong bối cảnh nền kinh tế còn không ít khó khăn như hiện nay sẽ tăng thêm gánh nặng cho tổ chức tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. NHNN sẽ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi khi điều kiện cho phép.
Ngoài việc được nhận bảo hiểm tiền gửi chi trả theo hạn mức quy định, người gửi tiền còn có thể được nhận lại tiền gửi theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Luật phá sản.
Chuyên gia tài chính, TS Bùi Quang Tín phân tích nghĩa vụ về bảo hiểm tiền gửi phát sinh khi có tổ chức tín dụng phá sản. Và đến thời điểm hiện tại, phá sản là giải pháp cuối cùng trong các phương án tái cơ cấu của NH thương mại, chủ trương phá sản chỉ được xem xét cuối cùng sau khi các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không thành công các phương án khác như phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc chuyển giao bắt buộc.
"Đến thời điểm này, cách thức điều hành của Chính phủ và NHNN là áp dụng nhiều giải pháp, phương án tái cơ cấu NH thương mại nên chưa mang tính cấp thiết cho việc nâng hạn mức bảo hiểm từ 75 triệu đồng lên 100 triệu đồng. Nếu tăng hạn mức bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng, từ đó có thể tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất, làm tăng lãi suất cho vay và gánh nặng chi phí lên thị trường" - TS Bùi Quang Tín nói.
Thống đốc NHNN khẳng định quan điểm xuyên suốt của nhà nước là phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, phương án xử lý các tổ chức tín dụng đều phải đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an toàn hệ thống, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống NH, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, không gây đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát. Quan điểm này cũng đã được thể hiện rõ trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua.
Thái Phương
Theo nld.com.vn
MBS đánh giá môi trường vĩ mô năm 2019 sẽ không hỗ trợ mạnh mẽ cho TTCK như những năm trước MBS đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô năm 2019 sẽ không hỗ trợ mạnh mẽ cho TTCK như trong năm 2018. Tuy nhiên, về cơ bản kinh tế vĩ mô vẫn ổn định và không có diễn biến nào vượt tầm kiểm soát. Mức độ tác động của của biến số vĩ mô 2019 lên TTCK sẽ là trung tính. CTCK...