Blogger nuôi dạy trẻ gây tranh cãi vì bỏ con ở nhà một mình cả ngày
Blogger Zou Yue (Trung Quốc) khiến các bậc cha mẹ nước này bất bình vì hành động phạt con gái 6 tuổi ở nhà một mình cả ngày do cô bé không làm xong bài tập.
Zou Yue, một blogger chuyên hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ em nổi tiếng tại Trung Quốc, vừa công khai xin lỗi vì để con gái 6 tuổi ở nhà một mình cả ngày, theo South China Morning Post.
Trước đó, gia đình Zou dành cả ngày cuối tuần đi chơi công viên ở thành phố Chu Hải (tỉnh Quảng Đông). Riêng người con gái tên Xiaomi bị bắt ở nhà vì không làm xong bài tập về nhà mẹ giao trước giờ đi chơi.
Giải thích cho hành động của mình, Zou nói cô áp dụng hình phạt để dạy con gái phải hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ. Kết quả, Xiaomi ở nhà một mình từ sáng đến nửa đêm.
Lý giải hành động để con 6 tuổi ở nhà một mình đến đêm khuya, người mẹ cho hay muốn dạy con ý thức tuân thủ việc làm xong bài tập đúng giờ. Ảnh: Sixth Tone.
Người mẹ chỉ đồng ý trở về nhà khi Xiaomi bắt đầu sợ hãi khi đêm xuống, đồng thời đã làm xong hết bài tập về nhà.
Sau đó, Zou chia sẻ câu chuyện dạy con của mình lên trang cá nhân Weibo có hơn 1,5 triệu lượt theo dõi. Tuy nhiên, cách làm của cô vấp phải chỉ trích dữ dội từ các bậc cha mẹ.
Nhiều dân mạng phê phán hành động của Zou khiến con cái gặp nguy hiểm và làm gương xấu cho các phụ huynh khác.
Một số người cũng lo ngại về khả năng cô bé 6 tuổi bị tổn thương tinh thần.
“Cô bé có thể không nhớ đi chơi công viên vui như thế nào khi lớn lên, song sẽ chắc chắn nhớ rõ nỗi sợ bị bỏ rơi ở nhà một mình”, một người theo dõi trang cá nhân của Zou bình luận.
“Tôi thấy thất vọng khi nhiều bà mẹ ủng hộ cách làm này. Nếu bạn bắt chước Zou, bạn sẽ làm tổn thương đứa trẻ”, một người khác nhận xét.
Video đang HOT
Zou Yue là blogger nổi tiếng ở Trung Quốc, chuyên hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dạy con trẻ. Ảnh: Weibo.
Trước sự phản đối gay gắt, Zou xóa bài đăng và đưa ra lời xin lỗi. Người mẹ sống ở thành phố Quảng Châu cho biết cô cảm thấy xấu hổ với hành động của mình vì đã phổ biến cách nuôi dạy con không đúng đắn.
Zou cho hay sau buổi chịu phạt, cô bé được bố dẫn đi chơi công viên vào ngày hôm sau. Cả hai mẹ con cũng có cuộc trò chuyện thẳng thắn sau đó và mọi việc trong nhà vẫn diễn ra tốt đẹp.
“Con bé đã có khoảng thời gian vui vẻ. Trước khi về nhà, con bé nói với tôi nó đã hiểu việc không được phép phí phạm thời gian và chỉ có thể vui chơi sau khi làm hết bài tập về nhà”, Zou viết.
Zou cũng giải thích trước khi cả nhà lên đường, cô đã chỉ dẫn Xiaomi cách đun nước và nấu mì ăn liền. Ngoài ra, Zou vẫn có thể theo dõi con gái thông qua camera giám sát từ xa hay nhờ đến sự giúp đỡ của người giúp việc, hàng xóm.
Hiện tại, luật pháp Trung Quốc không quy định độ tuổi của trẻ khi cha mẹ quyết định để con cái ở nhà một mình.
Theo Zing
Kết quả học hành bết bát, cô bạn bày mưu để bố mẹ không đi họp phụ huynh, cái kết là "trận đòn cả xóm đều nghe thấy"
Sợ bị bố mẹ mắng vì kết quả học tập dưới trung bình, cô bạn đã nghĩ ra một cách đối phó cực quái chiêu.
Nói đến họp phụ huynh, nhiều học sinh sợ đến toát mồ hôi hột. So sánh vui thì họp phụ huynh không khác gì một phiên điều trần trên tòa với thẩm phán là giáo viên, bị cáo là học sinh còn các bậc cha mẹ đóng vai trò khán giả.
Tội trạng cả năm bao gồm thành tích học tập kém, những lần mất trật tự, làm việc riêng trong giờ của học sinh đều sẽ bị "thẩm phán" công bố sạch. Sau buổi họp, không ít bạn bị bố mẹ cho "ăn lươn" hoặc nhẹ nhàng hơn là bị cắt tiền tiêu vặt, không được xem tivi,...
Chính vì những điều này mà nhiều bạn đã làm liều, quyết định nhờ các bác xe ôm, cô chú hàng xóm đóng giả bố mẹ để đi họp phụ huynh hoặc ngụy tạo lý do để bố mẹ không thể tham gia buổi họp. Điển hình như câu chuyện cười ra nước mắt của cô nàng sau đây.
Cô nàng N.T.T.H (SN 1995), hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Dù đã rời xa mái trường trung học từ rất lâu nhưng mỗi lần nghĩ về những buổi họp phụ huynh là H. lại cười chảy nước mắt bởi sự cố để đời năm lớp 8 của mình.
"Hồi lớp 8, vì mải chơi hơn học nên điểm phẩy tổng kết học kỳ I của mình rất thấp. Mọi năm đều là học sinh giỏi Anh, điểm phẩy đều trên 8,0 nhưng năm đó mình chỉ được có 6,9. Điểm phẩy Toán thậm chí dưới trung bình. Tổng kết các môn của mình chỉ xếp loại trung bình, đồng nghĩa với việc không có nổi danh hiệu "Học sinh Tiên Tiến" chứ đừng nói đến "Học sinh Xuất Sắc".
Buổi họp phụ huynh năm lớp 8 là ám ảnh của H. (Ảnh minh họa)
Những năm trước H. đều là học sinh giỏi, có thành tích tốt nên bố mẹ rất yên tâm và tự hào với họ hàng, làng xóm. Lúc thành tích bết bát như vậy, H. sợ toát mồ hôi hột và biết chắc chắn sẽ bị bố mẹ mắng hoặc thậm chí đánh đòn.
Càng gần đến ngày họp phụ huynh, H. càng không dám mở lời với bố mẹ. Cuối cùng trước hôm họp một ngày, cô nàng lên báo với cô giáo chủ nhiệm về việc cả bố lẫn mẹ có việc phải về quê, không thể đến trường.
Còn phần bố mẹ, H. nói dối: "Cô giáo con bị ốm nặng phải đi viện nên năm nay lớp hoãn họp phụ huynh" - " Vậy hả con. Cô nằm viện nào đấy? Bố mẹ cũng nên đi thăm chứ nhỉ?", mẹ H. sốt sắng hỏi.
"Thôi mẹ ạ, cô ốm thì mình đừng làm phiền. Đợi khi nào cô khỏe hẳn rồi tính sau", H. bảo mẹ.
Nghĩ lại lời nói dối ngày ấy, cô nàng vẫn không nhịn được cười: "Chẳng hiểu sao mình lại liều như vậy. Chắc do mình quá sợ ánh mắt thất vọng của bố và cả cái cán chổi của mẹ nữa!".
Những ngày sau đó, H. tạm sống yên bình, bố mẹ vì bận rộn công việc nên cũng quên không hỏi đến kết quả học tập của cô bạn. Tuy nhiên, cô giáo thường xuyên nhắc H. bảo bố mẹ thu xếp thời gian để lên gặp cô giáo trao đổi về tình hình học tập.
"Nếu bố mẹ bận không lên được trường thì đưa cô số điện thoại, cô trao đổi", giáo viên chủ nhiệm của H. nói.
Thời điểm năm 2008, các gia đình đều sử dụng điện thoại bàn và chưa phổ biến điện thoại di động. Máy bàn nếu để kênh ống nghe sang một bên thì sẽ không thể liên lạc được. Lợi dụng điều này nên cô nàng láu cá đã khiến cô giáo không cách nào gọi được bố mẹ mình. Sau nhiều lần liên lạc bất thành, cô giáo dần quên mất chuyện gặp mặt phụ huynh của H.
Thời điểm năm 2008, các gia đình đều sử dụng điện thoại bàn.
Tuy nhiên "cái kim giấu trong bọc sao cũng có ngày lòi ra". Đúng dịp 8/3 năm đó, mẹ H. quyết định đến chơi nhà cô giáo và câu đầu tiên mẹ cô nàng hỏi là: "Em nghe cháu nói, đợt trước cô giáo ốm nặng phải đi viện. Bây giờ tình hình sức khỏe của cô đỡ chưa ạ?".
"Sau tối 8/3 định mệnh đấy, mình bị bố mẹ cho một trận đòn nhớ đời. Bố mệt thì mẹ lại vào thay ca. Nhà mình ở cuối ngõ mà hàng xóm ở tít đầu ngõ cũng nghe tiếng mình khóc. Sáng hôm sau, mình còn bị cô phê bình trước lớp, các bạn thì ngồi cười rúc rích.
Nguyên một tuần sau đó, bữa cơm nào mình cũng cúi gằm mặt, không dám nhìn bố mẹ. Cứ ngửa mặt lên là thấy cả bố lẫn mẹ đều đang ngồi lườm", H. vừa cười vừa chia sẻ lại kỷ niệm nhớ đời.
H. bị bố mẹ cho một trận đòn nhớ đời.
"Giờ nghĩ lại, nếu mình cứ thành thật ngay từ đầu thì cũng không đến mức ăn trận đòn nhớ đời như thế. Bố mẹ mình tuy nghiêm khắc chuyện học tập nhưng không ép buộc con quá về thành tích. Cái bố mẹ giận là mình đã nói dối".
Từ kinh nghiệm "đau thương" của mình, cô nàng H. đưa ra lời khuyên cho các bạn học sinh. Đó là nên thành thật với bố mẹ. Bởi không bậc phụ huynh nào nỡ mắng nếu con mình nói thật và hứa sẽ chăm chỉ học hành hơn.
Theo Helino
Confession của chị gái kể về em trai Bách khoa khiến CĐM dậy sóng: 'Mọi người vẫn tự hào như vậy cho đến khi nó sắp tốt nghiệp...' Đại học luôn là một trong những môi trường đầy rẫy những thách thức, chông gai. Thế nên mới đây, một câu chuyện đầy xúc động về chàng nam sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội đã được cộng đồng mạng thay nhau chia sẻ khiến cho nhiều bậc phụ huynh thậm chí còn phải suy nghĩ lại. Nhắc đến ĐH Bách Khoa...