BlackBerry vẫn quyết tâm dù doanh thu quý 3 tiếp tục giảm
Doanh thu của “Dâu đen” chỉ đạt 1,2 tỷ USD trong quý 3 vừa qua, giảm 56% so với cùng quý năm ngoái là 2,7 tỷ USD.
Nhà sản xuất điện thoại Canada tiếp tục thu về những tín hiệu kém lạc quan từ điện thoại thông minh chiến lược BlackBerry 10 của hãng. Theo báo cáo doanh số, hãng đã bán được 4,3 triệu chiếc điện thoại thông minh trong quý 3 vừa qua, nhưng trong đó chỉ có 1,1 triệu chiếc đang chạy nền tảng BB10.
Cách đây hai năm, cũng trong quý 3, BlackBerry bán được 14,2 triệu điện thoại thông minh, gấp nhiều lần so với con số rất đáng lo ngại – 1,1 triệu như thời điểm hiện tại. Với doanh số èo uột như vậy, thì BlackBerry khó lòng cạnh tranh với iOS, Android và Windows Phone – 3 nền tảng đã đứng vững và có một thị phần ổn định.
Nền tảng “tốn kém” BB10 không tạo được sức hút với người dùng. Ảnh: The Verge
Mặc dù thua lỗ, CEO của BlackBerry, John Chen cho biết công ty có một “cam kết lâu dài đối với thị trường thiết bị di động”. Chen tiết lộ về một thỏa thuận mới với nhà sản xuất linh kiện lớn của Trung Quốc là Foxconn – đối tác 5 năm của “Dâu đen”. Theo bản hợp đồng được kí kết, Foxconn và BlackBerry sẽ “cùng nhau phát triển và sản xuất một số thiết bị BlackBerry mới và quản lý hàng tồn kho của các thiết bị”.
Quan hệ đối tác này thời gian đầu sẽ tập trung vào điện thoại thông minh tại thị trường Indonesia và một số thị trường đang phát triển khác. Mặc dù không kinh doanh hiệu quả tại nhiều quốc gia, nhưng Indonesia và các thị trường đang phát triển khác là khu vực tiềm năng đối với một nhà sản xuất điện thoại có uy tín như BlackBerry.
Theo Zing
Những sản phẩm công nghệ thất bại năm 2013
Điện thoại HTC First, iPhone 5C, BlackBerry 10, máy tính bảng Surface RT đều có giá bán cao nhưng không đáp ứng kỳ vọng của người dùng. Bên cạnh đó, hai ứng dụng mờ nhạt của Facebook cũng nhanh chóng bị lãng quên.
Năm 2013 ghi nhận nhiều phát triển trong làng công nghệ nhưng cũng đánh dấu không ít thất bại. Các công ty không ngừng đưa ra các sản phẩm mới cùng những quảng cáo, hứa hẹn khiến người dùng đặt nhiều niềm tin nhưng trải nghiệm thực tế lại không như mong muốn.
Dưới đây là những thất bại trong lĩnh vực công nghệ đáng chú ý năm 2013:
HTC First
Biết đến với tên gọi điện thoại Facebook, HTC First là kết quả hợp tác giữa hãng điện thoại Đài Loan và mạng xã hội đang rất phát triển. Khi giới thiệu, sản phẩm được người dùng đặc biệt là "tín đồ" Facebook quan tâm. Tuy vậy, HTC First là một thảm họa không chính thức trong kinh doanh.
Video đang HOT
HTC First có thiết kế, cấu hình và tính năng mờ nhạt nhưng giá bán không hề rẻ.
Nhà mạng AT&T của Mỹ bán ra HTC First với giá 99 USD và không lâu sau đó giảm xuống còn 99 cent, mức giá gần như cho không. HTC First thất bại, đó là cái kết đã được dự đoán trước khi sản phẩm vấp phải rất nhiều vấn đề. Các chuyên gia nhận định, thiết bị ra đời không rõ mục đích, phần cứng không mấy nổi trội, thiết kế mờ nhạt nhưng mức giá lại cao.
Cùng với HTC First, giao diện Facebook Home cũng chung số phận khi thời điểm đầu được kỳ vọng sẽ biến tất cả điện thoại Android thành Facebook Phone. Mọi cố gắng của cả HTC và Facebook đều nhanh chóng mờ nhạt và hiện tại không mấy người còn nhớ đến.
Facebook Home và Facebook Poke
Được xây dựng với mong muốn Facebook xâm chiếm dòng máy Android, giao diện (launcher) của mạng xã hội đình đám này lại không được như người dùng kỳ vọng.
Ứng dụng Poke thất bại dù có lượng người dùng đông đảo từ Facebook.
Facebook Home được chào đón nồng nhiệt qua những lời giới thiệu hấp dẫn nhưng thời điểm ra mắt, giao diện này giới hạn cài đặt trên một số thiết bị. Và Facebook cũng không cần mất nhiều thời gian để phổ biến sản phẩm này bởi nó đã nhanh chóng đi vào quá khứ. Chẳng mấy người cài đặt sử dụng bởi giao diện làm người dùng phải thay đổi thói quen sử dụng di động, nặng nề, tốn pin và không phải ai cũng muốn mình "đắm chìm" cả ngày trong thế giới Facebook.
Với thành công của ứng dụng gửi tin nhắn tự hủy Snapchat, Facebook cũng ra đời ứng dụng Poke tương tự. Trong khi Snapchat không ngừng phát triển thì Poke nhanh chóng nhận lấy thất bại. Ngay cả khi nhận được lời đề nghị mua lại từ Facebook với giá lên đến 3 tỷ USD, Snapchat vẫn lờ đi. Poke là một thất bại đáng buồn khi Facebook nắm trong tay lượng người dùng rất đông đảo.
iPhone 5C
Mỗi chiếc điện thoại của Apple đều gắn liền với thành công vang dội nhưng iPhone 5C là một ngoại lệ. Lần đầu tiên Apple giới thiệu hai chiếc điện thoại iPhone mới trong cùng một sự kiện và iPhone 5C nhanh chóng mờ nhạt trước sản phẩm cao cấp hơn là iPhone 5S. Ngoài ra, định hướng mới cũng khiến iPhone 5C khó tiếp cận với khách hàng.
iPhone 5C vẫn được sản xuất nhưng không thành công như kỳ vọng.
Với việc ra mắt iPhone 5C, Apple đã mang đến nhiều màu sắc hơn cho các sản phẩm của mình nhờ việc sử dụng chất liệu nhựa. Tuy nhiên, thiết kế mới làm giảm đi vẻ sang trọng vốn có trên các thiết bị của Apple. Ngoài ra iPhone 5C trang bị cấu hình giống hệt iPhone 5 trong khi đó iPhone 5S có kiểu dáng tương tự iPhone 5 nhưng cấu hình mạnh mẽ hơn và có cả màu vàng rất được quan tâm.
Doanh số của iPhone 5C thấp hơn nhiều so với mong đợi. Apple cũng đã giảm sản lượng iPhone 5C để tập trung vào model cao cấp iPhone 5S. Không thể phủ nhận iPhone 5C vẫn là sản phẩm tốt nhưng người dùng đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào điện thoại mới của Apple.
BlackBerry 10
Hệ điều hành BB10 cùng với chiếc điện thoại Z10 rất được mong chờ từ BlackBerry đã ra mắt nhưng không đáp ứng được kỳ vọng của người dùng. Khách hàng không hào hứng với hệ điều hành mới, các thiết bị chạy BB10 chưa nổi bật. Hiện tại BlackBerry đang đứng trước rất nhiều thử thách.
BlackBerry 10 đang phải đối đầu với nhiều thử thách sau những bước đi chưa thành công.
Trong khi Z10, Z30 với thiết kế thuần cảm ứng khó lòng đọ sức với iPhone và Android Phone thì Q10 và Q5 phát huy thế mạnh nhờ bàn phím vật lý QWERTY cũng không làm người dùng hài lòng. Ngoài ra giá bán của các thiết bị còn cao, sự phổ biến của Android và iOS sâu rộng khiến người dùng thờ ơ với BlackBerry 10.
CEO Thorsten Heins đã rời BlackBerry, hãng cũng không ít lần đứng trước nguy cơ bán mình. Cố gắng bám trụ nhưng vẫn chưa tìm được hướng đi cho mình, ngày kết của BlackBerry đang đến rất gần.
Microsoft Surface RT
Ra mắt mẫu máy tính bảng, Microsoft đặt nhiều kỳ vọng vào Surface RT cùng hệ điều hành của mình sẽ giành được thị phần trước hai đối thủ rất mạnh là Android và iOS. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm không thành công của gã phần mềm khổng lồ.
Hệ điều hành yếu kém và giá bán cao khiến Surface RT khó tiếp cận với người tiêu dùng
Surface RT được Microsoft sản xuất trong khi trước đây hãng chủ yếu cung cấp phần mềm, hệ điều hành. Thiết bị chạy trên hệ điều hành Windows RT, cái tên có thể khiến người dùng lầm tưởng rằng Surface RT có thể chạy được các ứng dụng như trên máy tính. Trên thực tế, Surface RT có kho ứng dụng riêng nhưng số lượng rất ít, chất lượng chưa cao và cũng chẳng được các nhà phát triển quan tâm.
Bên cạnh đó, Surface RT có giá bán không hề rẻ. Nếu so sánh với các thiết bị chạy Android và iOS, Surface RT là cái tên còn xa lạ và chẳng người dùng nào muốn bỏ một khoản tiền không nhỏ để thử nghiệm. Ngoài ra, hệ thống phân phối bó hẹp, thị trường không được chú trọng khiến Surface RT nhận lấy thất bại.
Samsung Galaxy Round
Điện thoại màn hình cong đầu tiên trên thế giới ra mắt trong sự mong đợi của rất nhiều người khi làng di động thời gian gần đây thiếu đi nét đột phá. Tuy nhiên, Samsung đã làm người yêu công thất vọng với những gì hãng gọi là: điện thoại màn hình cong.
Màn hình cong trên Samsung Galaxy Round chưa thật sự hữu dụng.
Giống như nhiều người nhận xét, Galaxy Round giống với chiếc Galaxy Note 3 được uốn cong màn hình. Hai chiếc điện thoại này có cùng cấu hình, chung một phong cách thiết kế và Round khác biệt nhờ màn hình làm cong nhẹ từ trái qua phải. Việc thiết kế này không mang lại nhiều trải nghiệm khác ngoài việc máy để trong túi quần dễ dàng hơn nhưng Round còn thiếu đi chiếc bút S-Pen so với Note.
Samsung chưa có ý định bán Galaxy Round ngoài thị trường Hàn Quốc nhưng ở thị trường nội địa sản phẩm cũng không thể thành công với mức giá gần 1.000 USD. Ra mắt sau, LG cũng có điện thoại màn hình cong G Flex nhưng nhận được nhiều phản hồi tích cực, giá rẻ hơn và đã bán tại nhiều thị trường khiến Galaxy Round khó cạnh tranh.
Google Chromebook Pixel
Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi nhưng máy tính xách tay Chromebook Pixel khó tiếp cận với người tiêu dùng do mức giá quá cao.
Hệ điều hành phụ thuộc kết nối Internet, giá bán cao khiến Chromebook Pixel không thành công.
Chromebook Pixel được Google trình làng với phong cách thiết kế mang hơi hướng dòng MacBook Pro của Apple. Máy cũng được trang bị màn hình cảm ứng độ phân giải cao 2.560 x 1.700 pixel. Cấu hình mạnh mẽ giúp Chromebook Pixel có thể hoạt động mượt mà, chất lượng hoàn thiện tốt nhưng mọi hoạt động của máy lại cần kết nối Internet.
Mức giá 1.300 USD là quá đắt để mua một máy tính xách tay chỉ có thể chạy như một trình duyệt web. Chromebook Pixel sẽ không hữu dụng khi thiếu đi kết nối mạng.
Theo VNE
7 sự kiện đình đám nhất trong thế giới công nghệ 2013 Với tốc độ phát triển chóng mặt, thế giới công nghệ không thiếu những câu chuyện thú vị. Vào thời điểm cuối năm 2013, hãy cùng nhìn lại những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm nay. NSA bị phát hiện nghe lén hàng triệu người Edward Snowden, người đã tung ra các tài liệu tố cáo quá trình nghe lén của...